Công Nghiệp Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

ritecvn

Thành Viên [LV 0]
Nhờ các bác cao thủ giúp em với!!!
E đang thiết kế hệ thống chiller giải nhiệt gió cho phòng sạch, yêu cầu như sau:
- Nhiệt độ phòng: 20-23 độ C
- Độ ẩm phòng: 55%
- Diện tích phòng: 300m2
- Độ cao: 4m

Chọn thiết bị
- Chiller giải nhiệt gió (air-cooled modullar chiller)
+ Công suất lạnh: 65kW
+ Số lượng: 3 bộ
+ Total cooling capacity: 195kW
- AHU
+ Công suất lạnh: 90kW
+ Lưu lượng gió: 7.000m3/h
+ Áp suất tĩnh : 180Pa
+ Số lượng: 2bộ
- Bơm nước lạnh
+ Lưu lượng: 40m3/h
+ Cột áp: 22m
+ Số lượng: 02 bộ (1 chạy, 1 standby)

Các cao thủ giúp e xem phương án điều khiển nào đơn giản nhất và chi phí thấp nhất với!!!

Phương án điểu khiển của e:
- Để giảm độ ẩm không khí tới 55%, e giảm nhiệt độ đường gió ra ngay miệng thổi của AHU xuống khoảng 9-10 độ. Sau đó sử dụng bộ gia nhiệt (reheater) lắp trên đường ống gió để tăng nhiệt độ lên 20 độ trước khí thổi qua Hepa filter vào phòng.
Giải pháp:
- E lắp bộ cảm biến độ ẩm ngay miệng thổi (outlet) của AHU để khống chế nhiệt độ (tín hiệu này để điều khiển chiller, hoặc van nước lạnh của AHU e cũng chưa rõ?!)
- Lắp cảm biến nhiệt độ ngay sau bộ gia nhiệt (reheater) để khống chế nhiệt độ cấp vào phòng (tín hiệu này sẽ điểu khiển re-heater khi nào ON, OFF- không biết có đúng ko???)

Băn khoăn:
- Phương án em đưa ra có hợp lý không? (nếu hợp lý- các bác giúp em sơ đồ điều khiển với. Nếu chưa các cao thủ tư vấn cho em phương án điều khiển nhé! Các sensor nhiệt độ, độ ẩm, nên dùng hãng nào??)
- Có nên thiết kế van bypass không?

Cảm ơn các bác nhiều!!!
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

E gửi thêm bản vẽ

Thanks
 

Đính kèm

  • Chiller-AHU.pdf
    154.1 KB · Xem: 1,126
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

chào pac, pac đang làm công trình thật hay làm công trình giả vở kiểu như vẽ trên giấy (đồ án ...), hihihi
mình không định nói nhiều đâu e các pac ban quản trị tài ba secuời mình, nhưng mình thấy cái đề của pac nghe quen lắm, giống các c/trình mình đã thi công. bởi vậy, không nói sách vở vì nó dài lắm, nói ngắn khi so sánh với các thứ mình đã kiểm chứng khi xong c/tr nhé.neesu pác làm hệ thống cấp nước lạnh thì đương nhiên phải có đường bypass, bớt đi là không qua được nghiệm thu đâu.còn khi pác chạy đ/h thì không nên có bộ phận gia nhiệt làm gì, chỉ cần senso nhiệt là đủ. về độ ẩm, như mình thấy cac phòng lạnh thường là thiếu ẩm, có khi còn phải có máy phun ẩm tự động theo ẩm kế để bổ sung. trường hợp phun ârm thì có máy riêng chạy tự động, không cần gắn theo đ/khiển của đhkk, cái này minh thấy nhiều rồi. nếu chạy lanh ở 20-23 độ, thường độ ẩm đối với phòng kin gió có thể đạt 50-55 %, còn có gió tươi thì tuỳ, vì nguồn gió tươi không có độ ẩm cố định (trời mưa hay nắng ...). vậy để cho chu đáo thì cho thêm máy hút ẩm cũng được.
bộ đ/kh của pác chắc chắn là đ/k cả chill, ahu và van nước lạnh, nhưng thiết kế bộ này phải khoá nhau ví dụ van nước và bơm đóng trước rồi chill mới đóng, và khi tắt thì chill tắt trước ... nguyên lý này thì các pác sư phải thuộc rồi, đừng có hỏi mới phải. hoạt động của nó mô tả vắn tắt là nước lạnh cứ chạy để ahu chạy, còn chill chạy đủ lạnh thì dừng. còn về thiết bị đ/k thì có rất nhiều kiểu cách. mình đã gặp các công trình đ/k theo 2 dạng chính:
-lắp 1 tủ điện riêng, trong đó phối hợp các loại vol, amp, contac, attomat, rơle thời gian ...
-lắp một tủ điện kết hợp một mainboard với các loại atomat, amp, vol, contac ... trong đó main do một hãng nào đó cung cấp
nói chung thiết kế một tủ điện có thể là một chương khá dài trong sách điện lạnh đấy, nói vắn tắt ơ đây là chỉ trao đổi về nguyên lý thôi. trong 2 hướng trên khó nói cái nào rẻ hơn, mà do tài của người thực hiện. đương nhiên để làm 1 hệ thống như pác nói thì còn hàng tỷ chi tiết nữa, chứ không phải đơn giản như pác kê ra ở đây. nác đã nói ngắn, chắc là c/tr đó đã thiết kế gần đủ. nhưng hình như dùng giải nhiệt gió thì cũng không cầu kỳ dùng giải lạnh nước, dùng ống gió được vì diện tích có 300 m2 mà. thôi chúc pác làm tốt
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

chào pac, pac đang làm công trình thật hay làm công trình giả vở kiểu như vẽ trên giấy (đồ án ...), hihihi
mình không định nói nhiều đâu e các pac ban quản trị tài ba secuời mình, nhưng mình thấy cái đề của pac nghe quen lắm, giống các c/trình mình đã thi công. bởi vậy, không nói sách vở vì nó dài lắm, nói ngắn khi so sánh với các thứ mình đã kiểm chứng khi xong c/tr nhé.neesu pác làm hệ thống cấp nước lạnh thì đương nhiên phải có đường bypass, bớt đi là không qua được nghiệm thu đâu.còn khi pác chạy đ/h thì không nên có bộ phận gia nhiệt làm gì, chỉ cần senso nhiệt là đủ. về độ ẩm, như mình thấy cac phòng lạnh thường là thiếu ẩm, có khi còn phải có máy phun ẩm tự động theo ẩm kế để bổ sung. trường hợp phun ârm thì có máy riêng chạy tự động, không cần gắn theo đ/khiển của đhkk, cái này minh thấy nhiều rồi. nếu chạy lanh ở 20-23 độ, thường độ ẩm đối với phòng kin gió có thể đạt 50-55 %, còn có gió tươi thì tuỳ, vì nguồn gió tươi không có độ ẩm cố định (trời mưa hay nắng ...). vậy để cho chu đáo thì cho thêm máy hút ẩm cũng được.
bộ đ/kh của pác chắc chắn là đ/k cả chill, ahu và van nước lạnh, nhưng thiết kế bộ này phải khoá nhau ví dụ van nước và bơm đóng trước rồi chill mới đóng, và khi tắt thì chill tắt trước ... nguyên lý này thì các pác sư phải thuộc rồi, đừng có hỏi mới phải. hoạt động của nó mô tả vắn tắt là nước lạnh cứ chạy để ahu chạy, còn chill chạy đủ lạnh thì dừng. còn về thiết bị đ/k thì có rất nhiều kiểu cách. mình đã gặp các công trình đ/k theo 2 dạng chính:
-lắp 1 tủ điện riêng, trong đó phối hợp các loại vol, amp, contac, attomat, rơle thời gian ...
-lắp một tủ điện kết hợp một mainboard với các loại atomat, amp, vol, contac ... trong đó main do một hãng nào đó cung cấp
nói chung thiết kế một tủ điện có thể là một chương khá dài trong sách điện lạnh đấy, nói vắn tắt ơ đây là chỉ trao đổi về nguyên lý thôi. trong 2 hướng trên khó nói cái nào rẻ hơn, mà do tài của người thực hiện. đương nhiên để làm 1 hệ thống như pác nói thì còn hàng tỷ chi tiết nữa, chứ không phải đơn giản như pác kê ra ở đây. nác đã nói ngắn, chắc là c/tr đó đã thiết kế gần đủ. nhưng hình như dùng giải nhiệt gió thì cũng không cầu kỳ dùng giải lạnh nước, dùng ống gió được vì diện tích có 300 m2 mà. thôi chúc pác làm tốt

Thanks ban

Bác nào có bản vẽ sơ đồ điện động lực, điện điều khiển cho Hệ chiller, bơm nước lạnh, AHU, và heater cho e xin với
Thanks
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Chào các bác,
Mình không phải là cao thủ nhưng cũng xin có vài ý kiến. Mong các bác đóng góp thêm.
1. Bác ritecvn cần cho biết thêm yêu cầu thiết kế của công trình như cấp độ sạch, dung sai nhiệt độ, độ ẩm cho phép, áp suất dương của phòng. Các thông số này ảnh hưởng rất lớn đến việc tính toán thiết kế hệ thống và lựa chọn phương án điều khiển.
2.Về lựa chọn thiết bị chính:
-Với lưu lượng gió của AHU là 7000cmh x 2 tính ra số lần trao đổi gió là 11.7 ach có thể chấp nhận được đối với phòng sạch 100,000. Đối với cấp độ sạch cao hơn thì không đảm bảo.
-Áp suất tĩnh của AHU là 180Pa không đủ vì hệ thống dùng HEPA filter. Phải lắp thêm quạt tăng áp hoặc chọn AHU có áp suất tĩnh cao hơn.
-Trên bản vẽ không thấy ống gió hồi, gió thải, relief damper...
3.Về phương án điều khiển (có nhiều phương án, ở đây chỉ đưa ra cách tương đối cơ bản thôi):
-Chiller tự động chạy, ngừng, điều chỉnh công suất theo nhiệt độ nước lạnh hồi về
-Điều khiển nhiệt độ, độ ẩm: cảm biến nhiệt độ, độ ẩm được lắp trong phòng truyền tín hiệu đóng mở van điện (loại vô cấp). Tùy theo độ chênh nhiệt độ, độ ẩm trong phòng so với cài đặt mà van mở nhiều hay ít. Khi nhiệt độ phòng thấp hơn cài đặt mà độ ẩm chưa đạt thì van vẫn mở và bộ gia nhiệt sẽ được kích hoạt để nâng nhiệt độ lên. Nếu gia nhiệt bằng điện trở thì có thể dùng loại điều khiển theo cấp (step control -Tùy theo dung sai nhiệt độ cho phép lớn hay nhỏ mà chọn ít hay nhiều cấp (thường từ 3 đến 6 cấp)) hoặc loại điều khiển vô cấp (Proportional control -đảm bảo khi đòi hỏi khắc khe về dung sai nhiệt độ, độ ẩm). Nếu gia nhiệt bằng nước nóng hay hơi nước thì dùng tín hiệu nhiệt độ để đóng mở van (loại modulating) cấp nước nóng hoặc hơi nước. Ngoài ra, nếu phòng sạch yêu cầu khắt khe về độ ẩm thì có thể phải lắp thêm bộ gia ẩm.
-Có thể dùng van motorised loại 3 ngã cho AHU, khi đó không cần dùng van bypass, giảm được chi phí mà hệ thống lại đơn giản.
Vài ý kiến đóng góp. Mong các bác chỉ giáo thêm.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Thiết bị điều khiển có thể dùng của Johnson Controls, Yamatake, Honeywell, ...
Bác liên hệ với nhà cung cấp họ sẽ tư vấn cho bác nên chọn thiết bị nào?
Chúc bác thành công.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

E gửi thêm bản vẽ

Thanks

Bác này gửi cái bản vẽ gì lạ vậy, chỉ có mấy cái ống gió thôi là sao, vậy bảo giúp đỡ sao được đây bác ơi ?.

Với mục đích điều khiển nhiệt độ và độ ẩm trong các phòng sạch như yêu cầu của bác thì sử dụng cảm biến nhiệt độ và cảm biến RH trong phòng để điều khiển, đưa tín hiệu về bộ điều khiển DDC, tín hiệu đầu ra của DDC gồm có:
- Điều khiển van nước lạnh
- Điều khiển đóng mở các cấp điện trở sưởi ( thường là 3 cấp- tuy nhiên ở đây ko biết là bác đã tính điện trở đúng chưa hay là áng chừng thôi)
- Có thể điều khiển thêm tốc độ quạt ( tùy theo thiết kế này bác có dùng VSD cho quạt hay ko ?.)

Cột áp tĩnh quạt AHU bác phải tính với trường hợp lọc dơ ( trạng thái tệ nhất có thể), coi chừng hiện giờ bác đang tính thiếu vì dùng H11 ở miệng gió cơ mà.

Gửi bác tham khảo cái bản vẽ này sơ bộ.
 

Đính kèm

  • AH541 Controller rev2 Model (1).pdf
    82.2 KB · Xem: 728
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Điều khiển Chiller, AHU này thì muôn màu muôn vẻ, tùy theo yêu cầu thực tế sử dụng, tùy túi tiền, tùy điều kiện thi công, và tùy nhà thiết kế hay nhà thầu có muốn " bày vẽ hay không"
Mình đề nghị các bác có kinh nghiệm từ từ giải quyết hộ vấn đề của các bạn mới. Các bác chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên nói rõ hơn yêu cầu cuối cùng hệ thống cần đạt được là gì, các bác dùng controller của hãng nào. Giải pháp cụ thể để ra thi công hay chỉ là giải pháp " giấy " thôi.
Về vấn đề đk AHU thì có rất nhiều cách, cái này tùy thuộc rất nhiều vào quan điểm đk và chức năng controller của từng nhà cung cấp. Không nhất thiết phải dùng đến DDC như Herot đã nói, có thể dùng nhiều bộ đk độc lập với chương trình nạp sẳn vẫn làm được ( đa số hãng đều có).
Nếu sử dụng heatter là điện trở để khử ẩm thì nhất thiết phải có sensor đặt gần heatter này để quản lý nhiệt độ của nó. Kèm theo đó là bộ bảo vệ mất gió ( cái này có thể là dạng đo chênh lệch áp suất, hay dạng lá chắn gió), bộ bảo vệ quá nhiệt ( phòng chống chảy nổ mất điều khiển). Đóng cắt điện trở có thể dùng Relay, contactor, hay relay không tiếp điểm SSR.
Về nhiệt độ và độ ẩm, sensor đo hai tín hiệu này mình thường chọn cách gắn vào ống hồi chính để phản ánh chính xác thông số luồng không khí lấy từ phòng và do luồng không khí luôn chuyển động nên chính xác. Vả lại trong phòng sạch không cho gắn thiết bị vào lung tung. Có 2 cách điều khiển là ưu tiên nhiệt độ hay ưu tiên độ ẩm. Đa số sử dụng ưu tiên nhiệt độ, controller sẽ nhận tín hiệu sensor nhiệt thấy chưa đạt thì sẽ điều khiển van nước tới khi đạt sau đó quay sang độ ẩm nếu chưa đạt thì mở heatter lên. Ngay chổ này tùy theo controller sẽ có 2 giải pháp, tùy theo mức độ ẩm so với setpoint mà sẽ mở bao nhiều % heatter ( hay mấy cấp ), thứ 2 giao việc này cho sensor nhiệt gần AHU quản lý không cho nhiệt độ quá cao. Trong quá trình mở heatter nếu nhiệt độ phòng vượt ngưỡng ( mà van đã mở 100% )thì tạm thời ngừng khử ẩm lại cho nhiệt độ đạt.
Trước mắt là thế đi, bạn cứ tìm hiểu va trao đổi thêm, nói nhiều nguyên lý này sẽ làm rối lên. Còn rất nhiều cái để đk AHU này, tốc độ quạt, áp suất phòng, gió tươi, báo cháy......Nếu muốn làm cho hoàn thiện thì cứ ra yêu cầu điều khiển, gắn sensor vào vị trí và sau đó chọn Controller hay DDC. Đó là cách " vô tư" còn cách " eo hẹp" thì cố gắng " gò ép" giải pháp điều khiển cho nó nằm trong chức năng của controller. Cái này thì giải quyết đúng trọng tâm vấn đề Cần, đơn giản mọi bề.
Việc chỉ điều khiển Ẩm, Nhiệt, Heatter thì theo mình biết các đại gia trong làng điều khiển đều có giải pháp controller cục bộ rẽ tiền và giải quyết khá tốt.
Chúc vui
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Thanks ban

Bác nào có bản vẽ sơ đồ điện động lực, điện điều khiển cho Hệ chiller, bơm nước lạnh, AHU, và heater cho e xin với
Thanks

chào pac
nghe pac thấy có vẻ vất vả nhỉ. xin có 1 gợi ý cho pac.
bộ điện đ/k nói nghe thì oách lắm, nhưng pac co thể tham khảo 1 bo mach điều hoà 2 cục ấy, trong bo mạch ấy có đủ 2 phần :phần điện đ/k dùng điện 12 v, phần điện công suất dúng điện 220 v. đó là 1 mẫu thu nhỏ cho việc đ/k hệ thống lạnh mà pac đang làm, vì bộ indoor giống như ahu, còn bộ compresor giống như chill. đấy là nói nôm na, nhưng trong đó bao gồm đủ cac nguyến lý hệ thống điện. còn nói vào thực tế công trình, có rất nhiều cách th/k tủ đ/k, ví du tủ đơn hay 2 tủ giống nhau đặt 2 nơi khac nhau, thậm chí tách thành 3 tủ, trong 1 tủ có thể hiển thị nhiều kiểu, tối thiểu điện áp và dòng điện, một số bóng tín hiệu các loại, có thể có bộ chống đảo pha hay không, ngoài ra có các công tắc đ/k các chế độ cùng các sensor các loại, các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp... có tủ còn th/k thành 2 phần đ/k tự động và đ/k bằng tay ... nói chung đi vào điện có nhiều kiểu, dạng, tha hồ sáng tác, xây dựng xung quanh 2 nguyên lý chính :
-các thiết bị như bơm, quạt ... chạy trước lốc nen lạnh một khoảng thời gian cần thiết
-các sensor đưa tín hiệu vào hệ thống để hệ thống đóng hay ngắt các thiết bị cần thiết
còn ngoài ra việc bố trí thiết bị, hiển thị tín hiệu ... là giúp cho người đ/k dễ nhận biết, tăng độ bảo đảm an toàn cho hệ thống và cũng làm cho đẹp bộ đ/k. tuy nhiên để hoàn thiện thì cũng tốn nhiều mồ hôi đấy, không sao chép được đâu. chúc pác vui vẻ
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Thanks cac bac exlife86, Herot, canon and doquan,

Phương án điều khiển nhiệt độ và độ ẩm tôi đang thiết kế:
- Giảm độ ẩm: bằng cách giảm nhiệt độ xuống 9-10 độ (không biết giảm như vậy có đủ để giảm RH xuống 50% ?, AHU sử dụng gió hồi fresh air 100%). Điều khiển bằng cách lắp sensor độ ẩm trên đường gió cấp của AHU (truớc bộ re-heater, xem bản vẽ kèm theo). Khi độ ẩm đạt 50% tín hiệu sẽ gửi về van 3 ngả để điều chỉnh lượng nước vào AHU (Bơm nước lạnh vẫn chạy, Chiller không biết có còn hoạt động ko?).
Hỏi: Theo các bác nên sử dụng Bộ điều khiển độ ẩm và sonser nào? (các bác cho e cả Model luôn nhé)

- Tăng nhiệt độ lên 20 -23 độ: Bằng cách sử dụng bộ gia nhiệt Re-heater 3 cấp. Điều khiển bộ gia nhiệt bằng cách lắp sensor nhiệt độ trên đường ống gió ngay re-heater (xem bản vẽ đính kèm). Khi nhiệt độ đạt tới điểm mong muốn, tín hiệu sẽ đưa đến bộ re-heater để giảm cấp độ hoặc off.
Hỏi:
+ Công suất bộ gia nhiệt re-heater 15kW e đưa ra có đủ ko? Bác nào có công thức tính bộ gia nhiệt cho e xin với!
+ Theo các bác thì nên sử dụng bộ điều khiển và sensor nhiệt độ lắp trên đường ống gió cấp hay là sử dụng bộ điều khiển Thermostat đặt trong phòng để điều khiển bộ re-heater? (Cho e xin model luôn nhé!)
+ Theo các bác thì khi nào nên để bộ gia nhiệt re-heater bắt đầu chạy (ON)? Bởi để độ ẩm giảm xuống 50% => nhiệt độ phải giảm xuống 9-10 độ <=> Việc này phải mất một time nhất định. Nếu re-heater ON sớm thì nhiệt độ phòng lại cao?!!

Tạm thế nhé!!
Bản vẽ đây
 

Đính kèm

  • AHU piping and wiring.pdf
    232.9 KB · Xem: 704
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Hi,
Tớ có thắc mắc chổ đường gió hồi của bác, không rõ lắm ở đây ý bác là gió tươi ( fresh air) 100% hay chỉ có 1 phần gió tươi còn lại là gió hồi từ phòng. Yếu tố này là quan trọng nhất.
Theo tớ nên hạ nhiệt độ xuống đạt nhiệt độ setpoint sau đó hãy mở heatter khử ẩm, nếu khử ẩm trước khi mở van nước thì sẽ bị nóng.
Còn việc mở van nước hạ nhiệt độ xong mà không biết độ ẩm có đạt hay không là phải hỏi ông trời. Đâu ai biết vùng khí hậu bác ở thế nào mà nói được, chỉ có thể nói đại bằng kinh nghiệm.
Trong phòng sạch không nên gắn thermostat trogn phòng, tại sao không gắn trên đường ống gió khi nó là dòng không khí chuyển động, sẽ chính xác hơn.

Bác nên gởi bằng bản vẽ ACad để mọi người có thể chỉnh sửa nhanh, chẳng lẽ muốn trả lời câu hỏi của bác thôi thì phải in file PDF này ra sau đó vẽ lại rồi gởi cho bác ah.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Bác Canon lạc hậu quá bây giờ chuyển đổi từ PDF sang DWG có nhan nhản phần mềm bác dùng cái này nha em up lên
http://upload.hvacr.vn/FILE_2587-kc4
Chào alone88,
Vấn đề DWG hay là PDF tớ không muốn bàn đến ở đây, bởi nó không phải là điều cần nói. Ý mình muốn nói là góp ý . Khi bạn muốn hỏi người khác và muốn có câu trả lời chân thành nhất thì ít nhất câu hỏi của mình cũng chân thành. Nếu bạn sợ vi phạm bản quyền cty hay dự án thì sao không ngồi vẽ lại, một khi bạn thật sự muốn tìm câu trả lời. Hơn nữa nếu bạn gởi file cad thì rất có lợi cho mình vì người khác sẽ dễ góp ý tận tình hơn.
Đôi điều trao đổi thôi, hy vọng các bác hiểu và đừng bàn tới vấn đề này nữa bởi nó không liên quan gì đến nội dung của luồng này.
Chúc vui.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

pac này chu đáo quá. phòng chạy đhkk ở nhiệt độ đấy mà cứ lo ẩm,theo tôi có khi còn phải chạy cả máy phun ẩm bổ sung ấy. ngày xưa tôi đi học, ở cư xá có đhtt chạy lạnh quá, quần áo ướt giặt xong đem về phòng phơi nó còn khô, bọn tôi còn phải mang thêm chậu nước đặt vào phòng cho đỡ khô da. tôi còn thấy 1 kho lạnh ở gần chỗ tôi dùng giữ film, chạy lạnh bằng điều hoà trung tâmcuar cả toà nhà, nhiệt độ cũng chỉ 22 độ c, nhưng ẩm thương chỉ dưới 60 %, phải đặt ẩm kế và máy phun để nâng lên 65 %.chưa kể cái tủ lạnh nhà em, để bánh mỳ vào nó cũng đâm khô và giòn luôn. tóm lại là phần khử ẩm không cần quá lo, trừ phi trong phòng của bác có hoạt động gì sinh ẩm nhiều. nhưng tôi không thấy mấy ai nói dùng heater khử ẩm mà chỉ nghe dùng máy hút ẩm để khử thôi. chưa kể bản thân ahu có tác dụng hút ẩm một phần, vì khi gió hồi về thì ẩm sẽ đọng vào dàn lạnh, rồi theo nước ngưng mà ra ngoài. không biết cái bài dùng heater của pac do sư phụ nào truyền mà hay thế, đốt nosng lên thì ẩm nó có đi khỏi phòng đâu, chỉ bay từ chỗ này sang chỗ kia thôi. tóm lại lấ cách tính nó có vẻ như vẽ thêm rừng rậm để chui vào, theo tôi không dùng heater, vì nó tốn 15 kw, trong khi chạy cái máy hút ẩm chỉ mất vài trăm w, dùng ẩm kế điện tử điều khiển riêng máy hút ẩm, không phụ thuộc vào đhkk, như vậy vừa làm khâu đ/khiển đhkk dễ dàng, vừa giảm tiêu hao điện cho cả hệ thống. vì nếu dùng heater thì đhkk phải chạy nhiều, lại phải nuôi heater đốt lên, như kiểu các cụ bảo "thả gà ra để đuổi", tốn đơn tốn kép,vì chạy thêm 1 giờ mất 15 kw cho heater, lại mấy chục kw cho đhkk, nhà em mà dùng thì đến bán cả bò cả gà đi không đủ tiền đhkk ...huhuhu....hay là các pac pro nào giảng thêm cho em nghe với
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

pac này chu đáo quá. phòng chạy đhkk ở nhiệt độ đấy mà cứ lo ẩm,theo tôi có khi còn phải chạy cả máy phun ẩm bổ sung ấy. ngày xưa tôi đi học, ở cư xá có đhtt chạy lạnh quá, quần áo ướt giặt xong đem về phòng phơi nó còn khô, bọn tôi còn phải mang thêm chậu nước đặt vào phòng cho đỡ khô da. tôi còn thấy 1 kho lạnh ở gần chỗ tôi dùng giữ film, chạy lạnh bằng điều hoà trung tâmcuar cả toà nhà, nhiệt độ cũng chỉ 22 độ c, nhưng ẩm thương chỉ dưới 60 %, phải đặt ẩm kế và máy phun để nâng lên 65 %.chưa kể cái tủ lạnh nhà em, để bánh mỳ vào nó cũng đâm khô và giòn luôn. tóm lại là phần khử ẩm không cần quá lo, trừ phi trong phòng của bác có hoạt động gì sinh ẩm nhiều. nhưng tôi không thấy mấy ai nói dùng heater khử ẩm mà chỉ nghe dùng máy hút ẩm để khử thôi. chưa kể bản thân ahu có tác dụng hút ẩm một phần, vì khi gió hồi về thì ẩm sẽ đọng vào dàn lạnh, rồi theo nước ngưng mà ra ngoài. không biết cái bài dùng heater của pac do sư phụ nào truyền mà hay thế, đốt nosng lên thì ẩm nó có đi khỏi phòng đâu, chỉ bay từ chỗ này sang chỗ kia thôi. tóm lại lấ cách tính nó có vẻ như vẽ thêm rừng rậm để chui vào, theo tôi không dùng heater, vì nó tốn 15 kw, trong khi chạy cái máy hút ẩm chỉ mất vài trăm w, dùng ẩm kế điện tử điều khiển riêng máy hút ẩm, không phụ thuộc vào đhkk, như vậy vừa làm khâu đ/khiển đhkk dễ dàng, vừa giảm tiêu hao điện cho cả hệ thống. vì nếu dùng heater thì đhkk phải chạy nhiều, lại phải nuôi heater đốt lên, như kiểu các cụ bảo "thả gà ra để đuổi", tốn đơn tốn kép,vì chạy thêm 1 giờ mất 15 kw cho heater, lại mấy chục kw cho đhkk, nhà em mà dùng thì đến bán cả bò cả gà đi không đủ tiền đhkk ...huhuhu....hay là các pac pro nào giảng thêm cho em nghe với

Hi do quan!
Bạn chưa hiểu vấn đề rồi!?
Bộ re-heater là để tăng nhiệt độ lên thôi vì trước đó đã giảm nhiệt độ xuống thấp => giảm độ ẩm đến mức yêu cầu rồi.
Có bác nào biết cách điều khiển bộ re-heater 3 cấp ko nhỉ?
Thanks
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Hi,
Tớ có thắc mắc chổ đường gió hồi của bác, không rõ lắm ở đây ý bác là gió tươi ( fresh air) 100% hay chỉ có 1 phần gió tươi còn lại là gió hồi từ phòng. Yếu tố này là quan trọng nhất.
Theo tớ nên hạ nhiệt độ xuống đạt nhiệt độ setpoint sau đó hãy mở heatter khử ẩm, nếu khử ẩm trước khi mở van nước thì sẽ bị nóng.
Còn việc mở van nước hạ nhiệt độ xong mà không biết độ ẩm có đạt hay không là phải hỏi ông trời. Đâu ai biết vùng khí hậu bác ở thế nào mà nói được, chỉ có thể nói đại bằng kinh nghiệm.
Trong phòng sạch không nên gắn thermostat trogn phòng, tại sao không gắn trên đường ống gió khi nó là dòng không khí chuyển động, sẽ chính xác hơn.

Bác nên gởi bằng bản vẽ ACad để mọi người có thể chỉnh sửa nhanh, chẳng lẽ muốn trả lời câu hỏi của bác thôi thì phải in file PDF này ra sau đó vẽ lại rồi gởi cho bác ah.
gắn thermosttar trong đường ống gió hồi rồi sao chỉnh??? sao yếu tố cơ bản mà không biết vậy!đừng lên diễn đàn nói chuyện lung tung nha bạn!
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Chào mọi người,
Vì lúc đầu bác ritecvn cung cấp thông tin không đủ nên mọi người có nhiều ý kiến khác nhau. Bây giờ thì đề bài tương đối rõ rồi.
Theo các thông số mà bác đưa ra, tôi mạo muội đưa lên ẩm đồ (đính kèm) và tính toán tóm tắt như sau:
OA: không khí ngoài trời đi vào AHU, 33oC, 66% (Thông số này bác ritecvn không nêu nên lấy theo TCVN)
CA: trạng thái không khí ra khỏi dàn lạnh: 10oCDB, 9oCDP. Nếu lưu lượng gió đã cho là đúng, công suất lạnh của AHU là 138.6kW (90kW không đạt)
SA: trạng thái không khí sau khi qua bộ gia nhiệt cấp vào phòng: 20oC. Công suất gia nhiệt cần thiết là 23.8kW. Với 15kW gia nhiệt, nhiệt độ không khí là 16.3oC (điểm SA1)
RA: trạng thái không khí trong phòng: 23oC, 55%. Tương ứng với trạng thái không khí cấp vào SA và SA1 ta có tải lạnh của phòng cho mỗi AHU là TH: 22.1kW (SH: 7.2kW, LH: 14.9kW, SHF: 0.32) và TH1: 30.9kW (SH1: 16kW, LH1: 14.9kW, SHF1: 0.52). Cả 2 trường hợp đều có vẻ không hợp lý lắm.
Từ kết quả tính toán trên, xin có ý kiến sao đây:
1. Cần tính toán chính xác công suất máy, nếu không thì dù điều khiển cách nào cũng không đạt được.
2. Để tính toán công suất máy lạnh và bộ gia nhiệt cần biết tải lạnh và hệ số nhiệt hiện thật sự của phòng đồng thời phải tính trong nhiều trường hợp trạng thái không khí bên ngoài sau đó lấy trường hợp cao nhất cho từng thiết bị. Điều này làm cho chi phí đầu tư cao hơn nhưng đảm bảo yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm trong mọi điều kiện thời tiết. Công suất tiêu thụ thực tế thấp hơn.
Mong các bác có kinh nghiệm góp ý giúp anh em với!
 

Đính kèm

  • Psychrometric Chart.pdf
    76.7 KB · Xem: 475
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

gắn thermosttar trong đường ống gió hồi rồi sao chỉnh??? sao yếu tố cơ bản mà không biết vậy!đừng lên diễn đàn nói chuyện lung tung nha bạn!


Bạn cannon cũng chưa hiểu phương án điều khiển của tôi rồi

1- Bộ re-heater là để tăng nhiệt độ lên điểm setpoit mong muốn chứ không phải là để khử ẩm (Khử ẩm bằng cách giảm nhiệt độ xuống thấp ở giai đoạn trước rồi)


2- Để kiểm soát độ ẩm tôi đang định sử dụng sensor Series HT-9000 loại gắn ống gió của Jonhson. (Tín hiệu này sẽ điều khiển van 3 ngả của AHU ON hoặc OFF)

Có bác nào biết về bộ re-heater 3 cấp độ ko giúp tôi với!!!!!!, cách điều khiển ntn???

Thanks
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Bạn cannon cũng chưa hiểu phương án điều khiển của tôi rồi

1- Bộ re-heater là để tăng nhiệt độ lên điểm setpoit mong muốn chứ không phải là để khử ẩm (Khử ẩm bằng cách giảm nhiệt độ xuống thấp ở giai đoạn trước rồi)


2- Để kiểm soát độ ẩm tôi đang định sử dụng sensor Series HT-9000 loại gắn ống gió của Jonhson. (Tín hiệu này sẽ điều khiển van 3 ngả của AHU ON hoặc OFF)

Có bác nào biết về bộ re-heater 3 cấp độ ko giúp tôi với!!!!!!, cách điều khiển ntn???

Thanks

Gửi các bác cảm biến độ ẩm gắn ống HT-9000 của Johnson
 

Đính kèm

  • Cam bien do am.pdf
    87.7 KB · Xem: 423
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

chào các pac.
ý kiến nhiều thế này thực là quý, như là có 1 viện nghiên cứu bên cạnh. hay là bác chủ đề tổ chức 1 buổi xemina bằng bia cỏ đi
theo nhà em, có lẽ đề bài còn 1 điều chưa rõ, đó là phòng này làm các gì, để biết nó có sinh nhiẹt, sinh ẩm trong hoạt động không. theo như pac chủ đề, thì việc loại ẩm là đã xong, bây giờ chỉ còn khiển heater thôi.
vẫn theo nhà em, thì cái heater còn cần xem lại. với 15 kw, nó có thể sánh ngang cái lò sưởi. nói thí dụ phòng 30 m2, thì cái lò sưởi gió cũng chỉ cần 2 kw đủ nâng nhiệt lên 30 độ. vậy nếu pac táng 15 kw vào thì sợ làm lạnh không kịp, nếu muốn làm lạnh thì rõ ràng chill phải to lên. bài toán ngửi thấy mùi dolla hơi to. vì em tính quạ thôi, cứ 1 đhkk 2 cục 12000 btu làm mát được 30 m2, mất khoảng 1,5 kw, vây 300 m2 chỉ càn có 10 bộ , mất chừng 15 - 20 kw. nay riêng heater đã 15 kw, lại đhkk gần 200 kw, thực là hay. chủ đầu tư của pasc có lẽ người arap xeut.
rõ ràng để duy trì lạnh 20-22 độ thì chỉ cần đhkk thôi, em có thấy bản vẽ công trình nào táng heater vào đâu, không biết công trình của pac là loại gì nghe bí hiểm thế, lại còn heater 3 cấp mới oai.
nên nhớ có những trường hợp ở hà nội nóng tới mức đhkk giải nhiệt gió hầu như kém tác dụng, vì nhiệt ngoài trời quá nóng khiến ga giải nhiệt kém, nên hoá lỏng cũng kém, nhiều nhà dân và cả cơ quan kêu trời, khi đó người ta mới thấy ưu điểm đhkk giải nhiệt nước. còn công trình của pac ở xứ nào vậy? nay pac còn táng cả heater vào phòng, thì chuyện đ/kh của pasc quả là đánh đố. vì cách làm lạnh là cấp gió khoảng 10 độ, để không gian trao đổi nhiệt đều khắp lên nhiệt cần thiết thì ngừng chạy lốc và quạt, khi nhiệt cao hơn lại cấp gió. nay pac đưa gió ra đã là 20 độ, thì chạy lạnh bao giờ cho phòng đạt 20 độ. nếu tăng chill lên thì tốn kém, nhưng hễ heater ngừng thì nhiệt lại thấp quá, vậy nên sơ đồ nhiệt chắc hình sin quá. vậy nếu có thì phải lấy nhiệt độ phòng mà khiển heater chăng ?
ngoài ra pac còn gắn cả ẩm kế vào ống gió, cái này hình như giám sát công trình nó không biết gì, chứ nó mà biết e rằng khó nói.
hình như pac đang rối trí, nêu đề bài trước sau không thống nhất. trước thì bảo dùng nhiệt khử ẩm, nay lại bảo dùng nhiệt nâng nhiệt gió. hay là pac về làm chầu bia đi rồi mai nghĩ tiếp.
 
Back
Bên trên