Thảo luận 1 Ton lạnh của tháp giải nhiệt và 1 Ton lạnh Chiller

HoaVoKhuyet

Thành Viên [LV 1]
Anh em cho em hỏi 1 ton lạnh của tháp giải nhiệt và 1 ton lạnh của chiller có khác nhau không ạ ? Khác nhau thì khác như thế nào ạ ?
 
Về ý nghĩa là như nhau, giống như 1kg bông = 1 kg sắt.
Khác nhau về hiệu suất giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
Lý do: hiệu suất tháp phụ thuộc điều kiện môi trường, khoongphair lúc nào cũng đạt 100%.
--> Chọn CS tháp cao hơn CS chiller khoảng 2 bậc
 
Về ý nghĩa là như nhau, giống như 1kg bông = 1 kg sắt.
Khác nhau về hiệu suất giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
Lý do: hiệu suất tháp phụ thuộc điều kiện môi trường, khoongphair lúc nào cũng đạt 100%.
--> Chọn CS tháp cao hơn CS chiller khoảng 2 bậc
cảm ơn a
 
1 RT chiller = 1 RT của cooling tower. Nhưng công suất của chiller là công suất lạnh ( của bình bay hơi ), còn công suất của tháp giải nhiệt là công suất giải nhiệt của tháp ( công suất bình ngưng chiller )
 
Mình xin chia sẻ cách hiểu của mình:
Theo cách mà người ta vẫn đang sử dụng thì khái niệm Công suất của Tháp GN Cooling Tower (CT) có 2 loại:
1- Công suất định cỡ (sized) của CT (tính theo RT để chọn cỡ size trong dải chế tạo của CT) chính là bằng Công suất lạnh của Thiết bị lạnh (làm việc ở chế độ ĐHKK như WC Packaged hay Chiller) mà Tháp CT có thể kết nối giải nhiệt được trong chế độ làm việc Tiêu chuẩn của nó.
Qsize-(CT)= Qe-chiller
2- Công suât (Khả năng) giải nhiệt Qrejection của CT là Công suất nhiệt giải phóng (Heat rejection)ra ngoài tại Tháp. Trong điều kiện và chế độ làm việc Tiêu chuẩn (về môi trường nhiệt độ DB/WB của không khí và lưu lượng và độ chênh nhiệt độ nước giải nhiệt) thì Qrejection chính là bằng Công suất ngưng tụ Qc của Thiết bị lạnh (làm việc ở chế độ ĐHKK) mà nó giải nhiệt.
Về lý thuyết đã chứng minh rằng đối với Thiết bị lạnh (làm việc ở chế độ ĐHKK) sẽ có Qc = 1.3 Qe của nó.
Đây là cơ sở lý thuyết cho kết quả mà bạn bluster đã nêu ra.
1 RT của tháp giải nhiệt là 15.000 BTU/h
1 RT của chiller là 12.000 BTU/h

Chú ý là với 1 thực thể Tháp CT (có cỡ size) xác định thì CS danh định Qsize (ở chế độ làm việc chuẩn - tham khảo Tài liệu Tiêu chuẩn CTI) là xác định, không đổi. Tuy nhiên đại lượng CS giải nhiệt thực Qrejection của nó (thực thể size đó) thì lại là 1 Đại lượng thay đổi tùy theo sự khác biệt giữa điều kiện làm việc thực với điều kiện định chuẩn. Như vậy là vấn đề cơ bản khi chọn (cỡ size của)Tháp CT là phải căn cứ vào quan hệ Khả năng giải nhiệt thực Qrejection (ở đk làm việc thực) của nó so với Công suất nhiệt (ngưng tụ) Qc cần phải giải phóng của Thiết bị lạnh (làm việc ở chế độ yêu cầu - ĐHKK hay Trữ lạnh) cần giải nhiệt.
Chỉ ở trong điều kiện Tiêu chuẩn thì ta mới có thể lấy Thực thể Tháp cỡ Qsize-(CT)để đi kết nối giải nhiệt cho Thiết bị Chiller có CS (LẠNH) Qe-chiller.
Một thí dụ minh họa là bạn có thể dùng 1 con tháp CT-100 để giải nhiệt ngon lành cho 1 con Chiller 100RT ở tại Môi trường KK (khô) ở TP.HCM nhưng cặp đôi này lại không thể sử dụng tốt tại Môi trường KK ở TP. HÀ NỘI, nhất là vào những ngày mà khí hậu có độ ẩm cao (chênh lệch nhiệt độ DB-WB rất thấp)!!!
Một vài ý xin chia sẻ với các bạn
Thân mến
 
Mình xin chia sẻ cách hiểu của mình:
Theo cách mà người ta vẫn đang sử dụng thì khái niệm Công suất của Tháp GN Cooling Tower (CT) có 2 loại:
1- Công suất định cỡ (sized) của CT (tính theo RT để chọn cỡ size trong dải chế tạo của CT) chính là bằng Công suất lạnh của Thiết bị lạnh (làm việc ở chế độ ĐHKK như WC Packaged hay Chiller) mà Tháp CT có thể kết nối giải nhiệt được trong chế độ làm việc Tiêu chuẩn của nó.
Qsize-(CT)= Qe-chiller
2- Công suât (Khả năng) giải nhiệt Qrejection của CT là Công suất nhiệt giải phóng (Heat rejection)ra ngoài tại Tháp. Trong điều kiện và chế độ làm việc Tiêu chuẩn (về môi trường nhiệt độ DB/WB của không khí và lưu lượng và độ chênh nhiệt độ nước giải nhiệt) thì Qrejection chính là bằng Công suất ngưng tụ Qc của Thiết bị lạnh (làm việc ở chế độ ĐHKK) mà nó giải nhiệt.
Về lý thuyết đã chứng minh rằng đối với Thiết bị lạnh (làm việc ở chế độ ĐHKK) sẽ có Qc = 1.3 Qe của nó.
Đây là cơ sở lý thuyết cho kết quả mà bạn bluster đã nêu ra.
1 RT của tháp giải nhiệt là 15.000 BTU/h
1 RT của chiller là 12.000 BTU/h

Chú ý là với 1 thực thể Tháp CT (có cỡ size) xác định thì CS danh định Qsize (ở chế độ làm việc chuẩn - tham khảo Tài liệu Tiêu chuẩn CTI) là xác định, không đổi. Tuy nhiên đại lượng CS giải nhiệt thực Qrejection của nó (thực thể size đó) thì lại là 1 Đại lượng thay đổi tùy theo sự khác biệt giữa điều kiện làm việc thực với điều kiện định chuẩn. Như vậy là vấn đề cơ bản khi chọn (cỡ size của)Tháp CT là phải căn cứ vào quan hệ Khả năng giải nhiệt thực Qrejection (ở đk làm việc thực) của nó so với Công suất nhiệt (ngưng tụ) Qc cần phải giải phóng của Thiết bị lạnh (làm việc ở chế độ yêu cầu - ĐHKK hay Trữ lạnh) cần giải nhiệt.
Chỉ ở trong điều kiện Tiêu chuẩn thì ta mới có thể lấy Thực thể Tháp cỡ Qsize-(CT)để đi kết nối giải nhiệt cho Thiết bị Chiller có CS (LẠNH) Qe-chiller.
Một thí dụ minh họa là bạn có thể dùng 1 con tháp CT-100 để giải nhiệt ngon lành cho 1 con Chiller 100RT ở tại Môi trường KK (khô) ở TP.HCM nhưng cặp đôi này lại không thể sử dụng tốt tại Môi trường KK ở TP. HÀ NỘI, nhất là vào những ngày mà khí hậu có độ ẩm cao (chênh lệch nhiệt độ DB-WB rất thấp)!!!
Một vài ý xin chia sẻ với các bạn
Thân mến
Cảm ơn bạn giải thích rất chi tiết. mình cũng hiểu ra 1 phần nào.
 
Back
Bên trên