Xin hướng dẫn cách tính cột áp bơm lên đồi, núi..

Tín Multicam

Thành Viên [LV 0]
Chào mọi người,

Hiện tại mình cần tính cột áp cho máy bơm nước li tâm trục ngang. Theo sơ đồ trong hình bên dưới
upload_2016-8-27_10-8-17.jpeg


Mình hay nghe kinh nghiệm của các anh đi công trình tính như sau: 1m đẩy cao = 10 đẩy ngang
và trường hợp bơm ntn không biết áp dụng cách tính như thế nào? Nhờ mọi người chỉ giáo.
Cảm ơn cả nhà! love all
 
Cái quan trọng là chọn lưu lượng bơm. Sau đó chọn ống nước cho kinh tế. Thường thì bạn chọn ống nước sao cho sụt áp khoảng 5~10 m WC cho 100 mét ống dài. Còn chiều cao 65 mét nghiễm nhiên cộng vào cột áp bơm.
Để chọn cỡ ống phù hợp, bạn có thể tham khảo công thức Hazens - Williams qua trang web sau: http://www.engineeringtoolbox.com/william-hazens-equation-d_645.html.
Mấy ý cùng bạn!
 
Chào mọi người,

Hiện tại mình cần tính cột áp cho máy bơm nước li tâm trục ngang. Theo sơ đồ trong hình bên dưới
View attachment 14072

Mình hay nghe kinh nghiệm của các anh đi công trình tính như sau: 1m đẩy cao = 10 đẩy ngang
và trường hợp bơm ntn không biết áp dụng cách tính như thế nào? Nhờ mọi người chỉ giáo.
Cảm ơn cả nhà! love all
Với lưu lượng bơm 900l/min, bạn chọn ống HDPE 100A, tổn thất áp 300Pa/m (~30.6mmH2O/m)
Thế là bạn cư nhân với chiều dài là ra thôi, cộng với chiều cao H nữa bạn nhé
 
cảm ơn hai anh nguyenledung và tranhuytuong!
ví dụ như cụm bơm 1:
chiều dài đường ống 500m x 300Pa/m = 150000Pa = 15,2mH20
Lấy chiều cao H 65mH2O + 15,2H2O = 80,2mH2O (cột áp tổng cho bơm)
Em tính như vậy có đúng không 2 huynh?
 
cảm ơn hai anh nguyenledung và tranhuytuong!
ví dụ như cụm bơm 1:
chiều dài đường ống 500m x 300Pa/m = 150000Pa = 15,2mH20
Lấy chiều cao H 65mH2O + 15,2H2O = 80,2mH2O (cột áp tổng cho bơm)
Em tính như vậy có đúng không 2 huynh?
Vẫn còn thiếu một tham số nữa là áp lực tự do yêu cầu tại điểm cuối của ống, nếu chỉ để tưới cây thì bạn thêm khoảng 5mH2O nữa, nếu cho chữa cháy hay mục đích khác thì xem lại yêu cầu cụ thể cho áp lực nước tại đầu ra để thêm vào nhé
 
Vẫn còn thiếu một tham số nữa là áp lực tự do yêu cầu tại điểm cuối của ống, nếu chỉ để tưới cây thì bạn thêm khoảng 5mH2O nữa, nếu cho chữa cháy hay mục đích khác thì xem lại yêu cầu cụ thể cho áp lực nước tại đầu ra để thêm vào nhé
Dùng tưới tiêu lên đồi..còn thông số 900l/m cho ra đường ống DN 100 thì mình dựa vào bảng nào để áp ra, nếu có sự thay đổi về lưu lượng vậy anh?
 
Dùng tưới tiêu lên đồi..còn thông số 900l/m cho ra đường ống DN 100 thì mình dựa vào bảng nào để áp ra, nếu có sự thay đổi về lưu lượng vậy anh?
Có bảng tra nhé bạn! nhưng tài liệu mình có là sách chuyên ngành made in Japan không phải phần mềm gì cả!
Mình có Scan chon bạn tham khảo, cái nì lên google tìm cũng có nhé

Mà bạn làm bên Pentax hả! bên mình chuyên thi công M&E, nếu có thời gian qua bên mình giới thiệu SP nhé
SDT 0934.686.007
 

Đính kèm

  • Bang tra ton that ong PVC,PPR.pdf
    374.8 KB · Xem: 191
Có bảng tra nhé bạn! nhưng tài liệu mình có là sách chuyên ngành made in Japan không phải phần mềm gì cả!
Mình có Scan chon bạn tham khảo, cái nì lên google tìm cũng có nhé

Mà bạn làm bên Pentax hả! bên mình chuyên thi công M&E, nếu có thời gian qua bên mình giới thiệu SP nhé
SDT 0934.686.007
ok cảm ơn anh!
Em sẽ gọi trực tiếp cho anh nhe!
 
Dùng tưới tiêu lên đồi..còn thông số 900l/m cho ra đường ống DN 100 thì mình dựa vào bảng nào để áp ra, nếu có sự thay đổi về lưu lượng vậy anh?
Công thức Hazens-Williams phức tạp quá nên bạn không dám áp dụng à! Bạn kia tính áp dụng công thức nên tính ra sụt áp như đã chỉ cho bạn! Nếu chọn ống nhỏ hơn như DN80 thì sụt áp là 10.6 mH20/100 mét dài. Còn chọn DN125 thì sụt áp là 1.21 mH20/100 mét dài. Cái chính mình cũng nói với bạn là chọn ống kinh tế và bơm kinh tế tức là cuối cùng là giá thành nhỏ nhất!
 
Công thức Hazens-Williams phức tạp quá nên bạn không dám áp dụng à! Bạn kia tính áp dụng công thức nên tính ra sụt áp như đã chỉ cho bạn! Nếu chọn ống nhỏ hơn như DN80 thì sụt áp là 10.6 mH20/100 mét dài. Còn chọn DN125 thì sụt áp là 1.21 mH20/100 mét dài. Cái chính mình cũng nói với bạn là chọn ống kinh tế và bơm kinh tế tức là cuối cùng là giá thành nhỏ nhất!
Bác nguyenledung nói chuẩn đấy ah! Cái chính là tính kinh tế (chi phí đầu tư + chi phí vận hành = tối ưu), một số bảng tra có sắn đường đặc tính kinh tế cho ống luôn nên cũng dễ chọn bác ah.
 
Công thức Hazens-Williams phức tạp quá nên bạn không dám áp dụng à! Bạn kia tính áp dụng công thức nên tính ra sụt áp như đã chỉ cho bạn! Nếu chọn ống nhỏ hơn như DN80 thì sụt áp là 10.6 mH20/100 mét dài. Còn chọn DN125 thì sụt áp là 1.21 mH20/100 mét dài. Cái chính mình cũng nói với bạn là chọn ống kinh tế và bơm kinh tế tức là cuối cùng là giá thành nhỏ nhất!
:D em là dân ngoại đạo, muốn tìm giải pháp tốt nhất cho khách hàng nên mò mẫm thêm. Thường nghe theo kinh nghiệm các anh đi lắp công trình cứ tính áp cho bơm 10m ngang = 1m cao..cái gặp dạng đường ống đi xéo em đơ luôn. Nhờ các huynh mà em biết thêm tùy theo DN mà tổn thất khác nhau..
Cảm ơn các huynh nhiều lắm lắm!
 
upload_2016-9-1_10-42-48.png

Anh Tuong cho e hỏi thêm tí về cách tra bản tổn thất ống.
1. Thông số ở giữa 2 vạch xanh là gì? và áp dụng ra sao
2. Vận tốc v = m/s là vận tốc dòng chảy phải k a? và tính v như thế nào
 
View attachment 14156
Anh Tuong cho e hỏi thêm tí về cách tra bản tổn thất ống.
1. Thông số ở giữa 2 vạch xanh là gì? và áp dụng ra sao
2. Vận tốc v = m/s là vận tốc dòng chảy phải k a? và tính v như thế nào
Bạn chịu khó tìm tòi thật! Đây là đồ thị thể hiện công thức Hazens-Williams mà mình đề cập với hệ số nhám C=130. Thông số giữa hai vạch xanh dương mà bạn kẻ chính là đường kính danh nghĩa ống hay là DN. Ví dụ bạn chọn đường 100 tức là ống DN100.
Trục tung của đồ thị là lưu lượng, trục hoành là sụt áp tính bằng mm H20/ 1 mét chiều dài. Các đường song song với vạch xanh dương của đồ thị là tốc độ nước trong ống. Thông thường, tốc độ nước bạn chọn từ 1~10 m/s. Trong thực tế, nên chọn <3 m/s để có thông số cột áp tương đối nhỏ nhằm tránh chọn bơm có cột áp lớn. Với đồ thị này, khi chọn ống DN100, với lưu lượng 900 l/m, điểm chọn sẽ cao hơn điểm chấm đen của bạn, tuy nhiên vẫn nằm dưới đường tốc độ 2 m/s. Sụt áp nằm ngay điểm 40mm H20/ m là khá OK! Không biết bạn chọn ống chủng loại gì. Tuy nhiên nếu chọn ống PVC thì bạn chịu khó tìm đồ thị C=140 thì thông số thể hiện chính xác hơn.
 
Bạn chịu khó tìm tòi thật! Đây là đồ thị thể hiện công thức Hazens-Williams mà mình đề cập với hệ số nhám C=130. Thông số giữa hai vạch xanh dương mà bạn kẻ chính là đường kính danh nghĩa ống hay là DN. Ví dụ bạn chọn đường 100 tức là ống DN100.
Trục tung của đồ thị là lưu lượng, trục hoành là sụt áp tính bằng mm H20/ 1 mét chiều dài. Các đường song song với vạch xanh dương của đồ thị là tốc độ nước trong ống. Thông thường, tốc độ nước bạn chọn từ 1~10 m/s. Trong thực tế, nên chọn <3 m/s để có thông số cột áp tương đối nhỏ nhằm tránh chọn bơm có cột áp lớn. Với đồ thị này, khi chọn ống DN100, với lưu lượng 900 l/m, điểm chọn sẽ cao hơn điểm chấm đen của bạn, tuy nhiên vẫn nằm dưới đường tốc độ 2 m/s. Sụt áp nằm ngay điểm 40mm H20/ m là khá OK! Không biết bạn chọn ống chủng loại gì. Tuy nhiên nếu chọn ống PVC thì bạn chịu khó tìm đồ thị C=140 thì thông số thể hiện chính xác hơn.
Thanks bác Dũng đã giúp đỡ trả lời nhé! Em chỉ xin bổ xung ý nhỏ nữa thôi
- Trong đồ thị ghi Kích thước 100 thì có nghĩ là đường kính trong ống 100mm (hay 100A), với ống PVC, HDPE, PPR thì DN100 không phải là đường kính trong 100mm đâu nhé ( mà sẽ lớn hoặc nhỏ hơn tùy theo PN). Bảng tính hay đồ thị đều dựa theo đường kính trong của ống hay tiết diện hữa dụng của ống. Điều này không quá quan trọng với xây lắp thông dụng nhưng với các hệ thống đòi hỏi độ chính xác cao thì là 1 vấn đề không nhỏ. Nên chúng ta cần lưu ý đến việc này 1 chút
- Bảng này của em ghi là áp dụng cho ống PPR bác Dũng ah, bảng ghi C=140 thì là cho ống đồng. Khống biết tài liệu của bác thế nào liệu có thể show lên để tham khảo đc không ah
 
Thanks bác Dũng đã giúp đỡ trả lời nhé! Em chỉ xin bổ xung ý nhỏ nữa thôi
- Trong đồ thị ghi Kích thước 100 thì có nghĩ là đường kính trong ống 100mm (hay 100A), với ống PVC, HDPE, PPR thì DN100 không phải là đường kính trong 100mm đâu nhé ( mà sẽ lớn hoặc nhỏ hơn tùy theo PN). Bảng tính hay đồ thị đều dựa theo đường kính trong của ống hay tiết diện hữa dụng của ống. Điều này không quá quan trọng với xây lắp thông dụng nhưng với các hệ thống đòi hỏi độ chính xác cao thì là 1 vấn đề không nhỏ. Nên chúng ta cần lưu ý đến việc này 1 chút
- Bảng này của em ghi là áp dụng cho ống PPR bác Dũng ah, bảng ghi C=140 thì là cho ống đồng. Khống biết tài liệu của bác thế nào liệu có thể show lên để tham khảo đc không ah
Thực ra C là con số quy định độ nhám của ống thôi! Các công thức của Việt Nam cũng có quy định này nhưng độ nhám khá lớn! Công thức Hazens-Williams thì độ nhám ống C quy định như sau:
- Ống STK: C = 105~120
- Ống HDPE đúc: C= 140
- Ống PPR đúc: nhiều hãng công bố là C=150. Một số hãng thì C=140.
- Ống uPVC hay CPVC: đa số C=150.
Hệ số C càng lớn thì ống càng chơn. Sụt áp càng nhỏ và do đó, một số trường hợp sẽ chọn được ống nhỏ hơn. Nói chung nếu chọn C=130 áp dụng cho PPR, thì đường kính thường lớn.
 
Thực ra C là con số quy định độ nhám của ống thôi! Các công thức của Việt Nam cũng có quy định này nhưng độ nhám khá lớn! Công thức Hazens-Williams thì độ nhám ống C quy định như sau:
- Ống STK: C = 105~120
- Ống HDPE đúc: C= 140
- Ống PPR đúc: nhiều hãng công bố là C=150. Một số hãng thì C=140.
- Ống uPVC hay CPVC: đa số C=150.
Hệ số C càng lớn thì ống càng chơn. Sụt áp càng nhỏ và do đó, một số trường hợp sẽ chọn được ống nhỏ hơn. Nói chung nếu chọn C=130 áp dụng cho PPR, thì đường kính thường lớn.
Ok thanks bác nhiều!
 
Theo cách em tính thì H bơm= H chênh cao+ H (tổn thất dọc đường) + H( tổn thất cục bộ) + H (y/c tại điểm cuối)

-H tổn thất dọc đường = L.i ( L=chiều dài ống, i thì tra bảng thủy lực theo đường kính ống chọn,vận tốc trong ống mong muốn và chất liệu của ống)- Bảng tra thủy lực của Ths.Nguyễn Thị Hồng)
-H cục bộ=10-30% H dọc đường.
 
Em thì hay tra theo phần mềm Pipe checker, nhưng các tiền bối cho e hỏi theo kinh nghiệm thì các đại ca hay bốc với từng loại ống như nào ạ, vì nhiều lúc ko có bảng tra, ko có phần mềm thì người nông dân biết phải làm sao ạ. Em cảm ơn
 
Em thì hay tra theo phần mềm Pipe checker, nhưng các tiền bối cho e hỏi theo kinh nghiệm thì các đại ca hay bốc với từng loại ống như nào ạ, vì nhiều lúc ko có bảng tra, ko có phần mềm thì người nông dân biết phải làm sao ạ. Em cảm ơn
Người nông dân cho em xin cái link zề nghiên cứu pm với :D merci !!!
 
Em thì hay tra theo phần mềm Pipe checker, nhưng các tiền bối cho e hỏi theo kinh nghiệm thì các đại ca hay bốc với từng loại ống như nào ạ, vì nhiều lúc ko có bảng tra, ko có phần mềm thì người nông dân biết phải làm sao ạ. Em cảm ơn
Bạn dùng phần mềm và quan trọng là dám tin vào phần mềm hay không??? Tôi cũng nghiên cứu phần mềm đó, nghiên cứu Hazens-Williams, và kiểm tra bằng Boys-Marriotte và nói chung kết quả có khác nhau khoảng 20%. Vì thế, cái quan trọng là bạn tin cái gì mà thôi! Còn phần mềm, nói chung là áp dụng từ các công thức lý thuyết cả! Hệ số chọn cũng rất quan trọng với phần mềm! Mấy ý kiến đóng góp cùng bạn!
 
Back
Bên trên