Công Nghiệp So sánh các phương pháp làm sạch chiller

Nvphong

Thành Viên [LV 1]
Làm sạch các đường ống chiller luôn là một vấn đề lớn. Theo khảo sát thì lượng điện tiêu tốn cho chiller chiếm khoảng 35% tổng lượng điện cho toàn hệ thống, tòa nhà. Tiêu hao, lãng phí năng lượng tăng lên theo thời gian sử dụng do các ống trong condensers bị cáu bẩn bám vào. Theo khảo sát thì sau 200 giờ hoạt động, cáu bẩn sẽ bắt đầu xuất hiện trong các ống và theo thời gian lớp cáu bẩn sẽ càng dày, sẽ cản trở dòng chảy cũng như giảm sự trao đổi nhiệt, máy sẽ phải tiêu thụ điện năng nhiều hơn để làm lạnh với cùng nhiệt độ yêu cầu. Nguyên nhân gây ra tình trạng đóng bẩn chủ yếu là do nguồn nước dơ, phương pháp xử lý nước, nhiệt độ hoạt động, tỉ lệ dòng …


Để giảm thiểu vấn đề này, chiller phải định kỳ được vệ sinh chùi rửa bằng tay và châm hóa chất xử lý cáu cặn, vi sinh. Tuy nhiên những giải pháp trên như định kỳ vệ sinh dễ gây trầy xước đường ống, lãng phí khá nhiều nước do phải tắt toàn bộ hệ thống chiller và xả hết nước, vả lại còn tốn công bảo trì. Xử lý nước bằng hóa chất cũng không hoàn toàn loại bỏ được cáu cặn, ngược lại còn có thể làm tình hình cáu cặn nghiêm trọng hơn do các hóa chất và khoáng chất trong nước phản ứng tạo kết tinh trong đường ống.


Cũng có một số phương pháp để loại bỏ cáu cặn này như sử dụng phương pháp từ trường tương tác với các ion trong nước, khiến nó trở nên trung tính và mất khả năng bám vào thành ống. Tuy nhiên, phương pháp này cần khảo sát kỹ chất lượng nước của mỗi vùng (vùng nhiều đá vôi dễ đóng cặn hơn), kiểm soát kỹ lượng hóa chất châm vào nước để ổn định nồng độ ion trong nước, và chọn tần số phù hợp. Do đó, khả năng xử lý của phương pháp này cũng khá “hên xui”. Ngoài ra còn có 1 phương pháp sử dụng các trái bi nhỏ thông qua đường nước chạy qua các đường ống trong condenser để đánh văng các cáu cặn bám vào.


Các bác nếu có sử dụng các giải pháp trên đây, hoặc có làm qua về những giải pháp này có thể cho biết ý kiến đánh giá thêm để anh em tham khảo và đánh giá nhé.


Chúc các bác tuần mới làm việc hiệu quả
 
- Về vấn đền bám cáu cặn trong condensers chiller gần như xảy ra ở 100% các hệ thống chiller hiện nay chỉ khác là ít hay nhiều. Theo mình được biết và các dự án bên mình vẫn làm là tại đường nước bù cho chiller & cooling tower (make up water) cần phải thiết kế hệ thống làm mềm nước (softener) + bơm hóa chất (chemical pump) để xử lý nước đầu vào, mình thấy giảm đáng kể cáu cặn.
- Ngoài ra còn tùy vào nguồn nước sử dụng để bổ xung thêm hệ lọc thô, lọc cặn cho hợp lý!

Góp ý để mọi người tham khảo
 
Chào bác Tưởng,
Cám ơn góp ý của bác, hiện nay thì mỗi phương pháp xử lý cáu cặn đều mang đến hiệu quả dù ít hay nhiều, tuy nhiên mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn nước, hóa chất xử lý trong nước, tuổi thọ chiller... Và mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm.
Tuy nhiên mình muốn so sánh về tổng thể hiệu quả vì nếu chọn đúng phương pháp thì sẽ giảm thiểu rất nhiều về tiết kiệm điện, công bảo trì chiller, làm sạch chiller định kỳ, kiểm soát hóa chất ...
Vì vậy nếu các bác có chuyên làm về những phương pháp này thì có thể góp ý ưu nhược điểm của từng phương pháp để anh em có cái nhìn tổng thể và đánh giá đúng được các giải pháp trên.
 
Bạn @Nvphong
- Cái biện pháp mình đưa ra cũng là một biện pháp tổng hợp quy mô nhỏ, vì xét về công năng thì khi xử lý nước đầu vào chúng ta có thể chỉ cần sử dụng một trong 2 biện pháp làm mềm nước hoặc bơm hóa chất là có thể chấp nhận được. Theo mình thì 2 phương pháp này có mấy đặc điểm chính sau.
- Hệ làm mềm nước:
+ Ưu điểm: . Xử lý được khoảng 99% Cation trong nước - Yếu tố chính gậy hiện tượng bám cáu cặn
. Thiết kế đơn giản: Vì chỉ cần tính lượng nước cấp vào và chọn hệ thống có lưu lượng tương đương là ok
. Không mất nhiều thời gian cho việc vận hành, và cách vận hành cũng không khó, chỉ cần học nửa ngày là ok
+ Nhược điểm: Chi phí đầu tư cho hệ này cũng kha khá trên 2000 USD, không xử lý hết được những tạp chất hay các chất hóa học khác. Chất lượng nước đầu vào cũng phải tương đối sạch cỡ như nước máy thành phố, hay nước máy KCN VSIP, TLIP chẳng hạn
- Hệ bơm hóa chất:
+ Ưu điểm: Xử lý được các hóa chất, tạp chất không mong muốn có trong nước, Chi phí đầu tư ban đầu không cao, vận hành dễ và gần như không tốn thời gian vận hành
+ Nhược điểm: Cần phải thưởng xuyên chất lượng nước đầu vào và ra để kiểm xoát lượng hóa chất bơm vào (nhiều hay ít hóa chất quá đều không tốt cho hệ thống)

Trên đây là góp ý của mình!
 
- Về vấn đền bám cáu cặn trong condensers chiller gần như xảy ra ở 100% các hệ thống chiller hiện nay chỉ khác là ít hay nhiều. Theo mình được biết và các dự án bên mình vẫn làm là tại đường nước bù cho chiller & cooling tower (make up water) cần phải thiết kế hệ thống làm mềm nước (softener) + bơm hóa chất (chemical pump) để xử lý nước đầu vào, mình thấy giảm đáng kể cáu cặn.
- Ngoài ra còn tùy vào nguồn nước sử dụng để bổ xung thêm hệ lọc thô, lọc cặn cho hợp lý!

Góp ý để mọi người tham khảo
Thực ra condenser bẩn không phải do nước cứng đâu bạn hiền ạ! Condenser ở giải nhiệt nước lấy chất bụi từ tháp giải nhiệt vào đường ống. Ở vị trí condenser, ống nhỏ nên tạo điều kiện lắng các chất bẩn và do đó việc bẩn condenser là điều đương nhiên với một chu kỳ nhất định. Bạn làm mêm nước cũng chỉ tốn tiền thôi!
Việc dùng hóa chất tẩy rửa ống condenser cần phải xem xét nghiêm túc chứ không phải thích dùng là dùng đâu! Nói chung, mỗi căn bệnh của hệ giải nhiệt đều có phương án xử lý và không phải cái nào cũng tuyệt đối! Ở Biên hòa, khi gió thổi mù trời cuốn bụi đất bazan vào trong tháp nước, condenser sẽ bẩn chỉ sau có 3 tháng, còn không có gió mạnh thì 6 tháng vẫn tốt.
Cái chính ở đây là phải nhìn thiết bị hoạt động thế nào để quyết định rửa condenser hay không. Còn hóa chất như bạn nói có lẽ là do cảm giác hay cũng chỉ là vùng đất đó không có nhiều bụi mà thôi!
 
Bạn @Nvphong
- Cái biện pháp mình đưa ra cũng là một biện pháp tổng hợp quy mô nhỏ, vì xét về công năng thì khi xử lý nước đầu vào chúng ta có thể chỉ cần sử dụng một trong 2 biện pháp làm mềm nước hoặc bơm hóa chất là có thể chấp nhận được. Theo mình thì 2 phương pháp này có mấy đặc điểm chính sau.
- Hệ làm mềm nước:
+ Ưu điểm: . Xử lý được khoảng 99% Cation trong nước - Yếu tố chính gậy hiện tượng bám cáu cặn
. Thiết kế đơn giản: Vì chỉ cần tính lượng nước cấp vào và chọn hệ thống có lưu lượng tương đương là ok
. Không mất nhiều thời gian cho việc vận hành, và cách vận hành cũng không khó, chỉ cần học nửa ngày là ok
+ Nhược điểm: Chi phí đầu tư cho hệ này cũng kha khá trên 2000 USD, không xử lý hết được những tạp chất hay các chất hóa học khác. Chất lượng nước đầu vào cũng phải tương đối sạch cỡ như nước máy thành phố, hay nước máy KCN VSIP, TLIP chẳng hạn
- Hệ bơm hóa chất:
+ Ưu điểm: Xử lý được các hóa chất, tạp chất không mong muốn có trong nước, Chi phí đầu tư ban đầu không cao, vận hành dễ và gần như không tốn thời gian vận hành
+ Nhược điểm: Cần phải thưởng xuyên chất lượng nước đầu vào và ra để kiểm xoát lượng hóa chất bơm vào (nhiều hay ít hóa chất quá đều không tốt cho hệ thống)

Trên đây là góp ý của mình!
- Bác nói không chệch chỗ nào! Biện pháp của em cũng chỉ là làm giảm thôi chứ ko thể 100% đc. Ở bài em đang trích, em có ghi sơ lược chắc bác đã đọc rồi.
- Cặn bám bởi Cation sẽ khó vệ sinh hơn rất nhiều so với cặn bám bởi tạp chất từ Cooling tower đưa vào. Hệ làm mềm nước sẽ xử lý vụ này
- Cặn bám bởi tạp chất (bao gồm cả từ cooling tower) và hóa chất khác thì do hệ bơm hóa chất xử lý. "Hóa chất" là nói chung chung thôi, còn muốn biết là dùng loại gì và lượng bơm cấp vào bao nhiêu thì phải qua kiểm nghiệm chất lượng nước thường xuyên (nước cấp và và nước trong hệ thống). Ngay cả ở Biên Hòa như bác vừa nói thì lượng hóa chất bơm vào cũng cần thay đổi theo mùa mưa và mùa khô cho phù hợp vì đúng theo ý bác là bơm hóa chất nhiều quá hay ít quá thì đều ko tốt cả.
- Trước em đã từng làm cái này ở nhà máy Foster thấy ổn bác ah
 
sử lý cáu cặn trong hệ thống chiller không hóa chất
Bên mình đang có phương pháp sử lý cáu cặn,cho chiller triệt để cáu cặn được thu hồi và đưa ra ngoài(nhìn thấy bằng mắt) chỉ sử dụng điên 220v .hệ số approach giảm so với ban đầu. cam kết sạch mới thanh toán 100%. bác nào cần thông tin alo cho em .Hiểu 0961191007 hoặc để lại email em gửi thông tin các bác tham khảo ạ.thanks
 
Back
Bên trên