tính kích thước ống tăng áp cầu thang bộ

yeuvoban

Thành Viên [LV 0]
Mình đọc trên diễn đàn thấy có nhiều bài viết nói về cách tính chọn quạt tăng áp cầu thang bộ, nhưng không thấy phần nào nói về cách tính kích thước ống tăng áp. Bạn nào có công thức, cách tính ống tăng áp thì cho mình tham khảo với. Mình cảm ơn các bạn nhiều
 
Ðề: tính kích thước ống tăng áp cầu thang bộ

Từ lưu lượng của mỗi miệng thổi tăng áp và vận tốc không khí cho phép trong đường ống bạn sẽ chọn được tiết diện ống. F=L/v. Từ F ta tra TCVN 232 1999 ra kính thước ống tiết diện chữ nhật. Phần chọn kích thước ống phải được tiến hành trước khi chọn quạt.
 
  • Like
Reactions: lqb
Ðề: tính kích thước ống tăng áp cầu thang bộ

Từ lưu lượng của mỗi miệng thổi tăng áp và vận tốc không khí cho phép trong đường ống bạn sẽ chọn được tiết diện ống. F=L/v. Từ F ta tra TCVN 232 1999 ra kính thước ống tiết diện chữ nhật. Phần chọn kích thước ống phải được tiến hành trước khi chọn quạt.
Bạn ơi bạn nói cụ thể hơn một chút được không, mình vẫn không hình dung được cách tính cụ thể. Bạn nào có ví dụ tính mẫu không gửi cho mình tham khảo với nhé. Cám ơn nhiều!
 
Ðề: tính kích thước ống tăng áp cầu thang bộ

Xin hỏi các bạn là ống thông gió có cần thu nhỏ dần từ trên xuống không hay là kích thước ống từ trên mái xuống tầng 1 không thay đổi. Có nhiều công trình mình thấy kích thước ống từ trên xuống đều bằng nhau, như vậy hình như không đảm bảo áp suất thì phải, vì ở trên lại lớn hơn ở dưới. Có công trình thấy cứ cách khoảng 2 tầng thì dùng côn thu ống xuống một chút, nhưng không biết tính khoảng thu xuống đó theo công thức nào. Bạn nào có phương pháp tính cụ thể không cho mọi người tham khảo với
 
Cùng câu hỏi với bác wanduidaofo. bác bluster cho em hỏi với. có cần thu nhỏ kích thước ống từ trên xuống không bác. vì em nghĩ thì nếu có sự cố chỉ có mở 3 cửa liền kề, các cửa còn lại là đóng, nên lưu lượng không khí ở ống trên hay dưới đều khá tương đương nhau (nếu bỏ qua rò rỉ đường ống và rò rỉ khe cửa). em nghĩ thì giữ nguyên vẫn được bác nhỉ. bác xem được trả lời giúp em với nhé, cám ơn bác nhiều
 
Cùng câu hỏi với bác wanduidaofo. bác bluster cho em hỏi với. có cần thu nhỏ kích thước ống từ trên xuống không bác. vì em nghĩ thì nếu có sự cố chỉ có mở 3 cửa liền kề, các cửa còn lại là đóng, nên lưu lượng không khí ở ống trên hay dưới đều khá tương đương nhau (nếu bỏ qua rò rỉ đường ống và rò rỉ khe cửa). em nghĩ thì giữ nguyên vẫn được bác nhỉ. bác xem được trả lời giúp em với nhé, cám ơn bác nhiều
Bạn đang có sự hiểu nhầm ở đây.
1. Không phải 3 cửa liền kề: 1 cửa tầng 1 (chạy thẳng ra ngoài trời), 1 cửa tầng cháy, 1 cửa tầng mái (chạy thẳng ra ngoài trời) hoặc 1 cửa tầng 1 và 2 cửa tầng cháy và tầng liền kề - Cái này tùy tiên chuẩn và quan điểm.
2. Tổng lưu lượng thổi vào buồng thang là không đổi, tuy nhiên lưu lượng trong ống được chia nhỏ qua rất nhiều cửa gió dọc theo thang bộ, nên cần phải thu nhỏ kích thước ống để đảm bảo tính kinh tế. Nếu giữ nguyên thì cũng không ai bảo là sai được cả, vì nó càng hiệu quả về kĩ thuật nhưng lại ảnh hưởng tới chi phí.
 
Tổng lưu lượng vào thang bộ không thay đổi, chứ không phải lưu lượng bên trong ống gió không đổi bạn ơi. Gió nó đã thoát ra qua các cửa gió ở các tầng rồi. Bạn đặt câu hỏi này mình đoán là bạn không phải chuyên ngành ĐHTG rồi.
Thường vận tốc gió trong hệ ĐHTG dân dụng hay lấy khoảng 6-8m/s được coi là vận tốc kinh tế. Tuy nhiên hệ tăng áp thì do sử dụng rất ít nên thường chọn lên 12-15 m/s để thu nhỏ trục kĩ thuật. Từ vận tốc và lưu lượng bạn chọn ra tiết diện ống gió thôi.
 
Back
Bên trên