Thảo luận Phân vùng tăng áp cầu thang, hút khói hành lang.

hung201189

Thành Viên [LV 1]
E đang gặp 1 thiết kế cơ sở hệ thống thông gió sự cố cho tòa nhà 40 tầng ( các bác xem file đính kèm). Lần đầu em thấy thiết kê chia vùng 20 tầng 1 hệ thống tăng áp, hút khói riêng . Có bác nào gặp hay từng thiết kế như vậy và đưa vào thi công chưa ạ. Liệu thiết kế như vậy có khả thi không?
 

Đính kèm

  • SDNL TG sự cố.pdf
    712.3 KB · Xem: 193
Mình có một số ý kiến về thiết kế hệ thống bảo vệ chống khói của bạn:

- Không sử dụng FD (loại cầu chì tự chảy) trên đường ống hút khói hay tăng áp.
- Theo QCVN 04:2018 ( Đang lấy ý kiến và sớm chính thức công bố ) thì với nhà cao từ 75m-150m, mối khoang cháy phải có hệ thống thoát khói độc lập. Do đó việc bạn chia ra làm 2 vùng như vậy mình cho rằng là phù hợp. Cần kiểm tra lại thể tích khoang cháy cho phép của công trình theo QCVN 06:2010.
 
Mình có một số ý kiến về thiết kế hệ thống bảo vệ chống khói của bạn:

- Không sử dụng FD (loại cầu chì tự chảy) trên đường ống hút khói hay tăng áp.
- Theo QCVN 04:2018 ( Đang lấy ý kiến và sớm chính thức công bố ) thì với nhà cao từ 75m-150m, mối khoang cháy phải có hệ thống thoát khói độc lập. Do đó việc bạn chia ra làm 2 vùng như vậy mình cho rằng là phù hợp. Cần kiểm tra lại thể tích khoang cháy cho phép của công trình theo QCVN 06:2010.
Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn. Nếu tiêu chuẩn này quy định mỗi khoang cháy 1 hệ thống thoát khói thì k ổn rồi. Vì mỗi tầng sẽ là 1 khoang cháy rồi, như vậy sẽ có nhiều hệ thống chứ k chỉ 2 hệ thống như sơ đồ mình đưa ra.
 
Việc này hoàn toàn bình thường và khả thi, các tòa nhà cao tầng (40-60 tầng) thường chia thành 2 vùng riêng như vậy (đặc biệt các dự án của Vin là hay gặp nhất) có 1 số mục đích:
- Giảm cột áp quạt - cái này liên quan đến bài toán chi phí, giá thành 1 quạt 108000 m3/h, 1000 Pa lớn hơn 2 quạt 54000 m3/h, 600 Pa nhiều. Nên chia thành 2 khu vực tất nhiên là sẽ hiệu quả về mặt dự phòng. Tuy nhiên việc chia 2 vùng riêng thường sẽ mất 1 tầng kỹ thuật (hoặc 1 khu vực trong 1 tầng), tức là lại mất tiền. Vì thế thường là hầu hết hệ thống cơ điện sẽ được chia 2 vùng trong tòa nhà này.
- Giảm cột áp - tương đương giảm công suất điện (thực ra cái này cũng không hiệu quả lắm, vì quạt sự cố 1 năm chỉ bật 1-2 lần chạy thử) - tuy nhiên với các hệ thống khác hoạt động thường xuyên (bơm, quạt gió tươi) thì lại khác
- Không hiểu sao lại có van VD, MD, FD ở mỗi nhánh hút khói mỗi tầng, cái này chỉ cần van MFD là được
- Mỗi quạt lại có 1 van NRD ???
- Thiếu cảm biến khói ở đầu vào quạt tăng áp
- Các buồng thang máy được cấp chung 1 quạt, cái này phải xem lại, không biết có xin được PCCC không

Mời anh em đóng góp thêm ý kiến.
 
Việc này hoàn toàn bình thường và khả thi, các tòa nhà cao tầng (40-60 tầng) thường chia thành 2 vùng riêng như vậy (đặc biệt các dự án của Vin là hay gặp nhất) có 1 số mục đích:
- Giảm cột áp quạt - cái này liên quan đến bài toán chi phí, giá thành 1 quạt 108000 m3/h, 1000 Pa lớn hơn 2 quạt 54000 m3/h, 600 Pa nhiều. Nên chia thành 2 khu vực tất nhiên là sẽ hiệu quả về mặt dự phòng. Tuy nhiên việc chia 2 vùng riêng thường sẽ mất 1 tầng kỹ thuật (hoặc 1 khu vực trong 1 tầng), tức là lại mất tiền. Vì thế thường là hầu hết hệ thống cơ điện sẽ được chia 2 vùng trong tòa nhà này.
- Giảm cột áp - tương đương giảm công suất điện (thực ra cái này cũng không hiệu quả lắm, vì quạt sự cố 1 năm chỉ bật 1-2 lần chạy thử) - tuy nhiên với các hệ thống khác hoạt động thường xuyên (bơm, quạt gió tươi) thì lại khác
- Không hiểu sao lại có van VD, MD, FD ở mỗi nhánh hút khói mỗi tầng, cái này chỉ cần van MFD là được
- Mỗi quạt lại có 1 van NRD ???
- Thiếu cảm biến khói ở đầu vào quạt tăng áp
- Các buồng thang máy được cấp chung 1 quạt, cái này phải xem lại, không biết có xin được PCCC không

Mời anh em đóng góp thêm ý kiến.
Cảm ơn ý kiến của bạn.Như vậy khi có cháy xảy ra thì theo bạn 1 quạt chạy hay cả 2 quạt chạy đồng thời ? theo mình thì 2 quạt chạy đồng thời khi có cháy nhưng liệu có gây ra xung đột cột áp trong buồng thang giữa 2 quạt?, bạn đã tham gia thi công hay nghiệm thu hệ thống nào như vậy chưa?
 
Việc này hoàn toàn bình thường và khả thi, các tòa nhà cao tầng (40-60 tầng) thường chia thành 2 vùng riêng như vậy (đặc biệt các dự án của Vin là hay gặp nhất) có 1 số mục đích:
- Giảm cột áp quạt - cái này liên quan đến bài toán chi phí, giá thành 1 quạt 108000 m3/h, 1000 Pa lớn hơn 2 quạt 54000 m3/h, 600 Pa nhiều. Nên chia thành 2 khu vực tất nhiên là sẽ hiệu quả về mặt dự phòng. Tuy nhiên việc chia 2 vùng riêng thường sẽ mất 1 tầng kỹ thuật (hoặc 1 khu vực trong 1 tầng), tức là lại mất tiền. Vì thế thường là hầu hết hệ thống cơ điện sẽ được chia 2 vùng trong tòa nhà này.
- Giảm cột áp - tương đương giảm công suất điện (thực ra cái này cũng không hiệu quả lắm, vì quạt sự cố 1 năm chỉ bật 1-2 lần chạy thử) - tuy nhiên với các hệ thống khác hoạt động thường xuyên (bơm, quạt gió tươi) thì lại khác
- Không hiểu sao lại có van VD, MD, FD ở mỗi nhánh hút khói mỗi tầng, cái này chỉ cần van MFD là được
- Mỗi quạt lại có 1 van NRD ???
- Thiếu cảm biến khói ở đầu vào quạt tăng áp
- Các buồng thang máy được cấp chung 1 quạt, cái này phải xem lại, không biết có xin được PCCC không

Mời anh em đóng góp thêm ý kiến.
1. trường hợp nếu tòa nhà không có thang N1, phải chuyển đổi thang N1 sang thang N3 thì yêu cầu phải có 2 quạt có chức năng như nhau để tăng áp ( 1 quạt chính và 1 quạt dự phòng ) và dảm bảo luôn có 3 nguồn điện cung cấp cho 2 quạt này.
2. Hiện nay , đa số các dự án đã được thẩm, chỉ cần 1 quạt cấp cho buồng thang máy.
 
1. trường hợp nếu tòa nhà không có thang N1, phải chuyển đổi thang N1 sang thang N3 thì yêu cầu phải có 2 quạt có chức năng như nhau để tăng áp ( 1 quạt chính và 1 quạt dự phòng ) và dảm bảo luôn có 3 nguồn điện cung cấp cho 2 quạt này.
2. Hiện nay , đa số các dự án đã được thẩm, chỉ cần 1 quạt cấp cho buồng thang máy.

Bác xem lại sơ đồ nguyên lý em với,
1. Cái này ok đúng, nhưng trong dự án này thì họ tách riêng 2 khu vực T1-20 và T21-40 chứ không phải là 2 quạt chung vào 1 hệ thống ống
2. Ở đây là 1 quạt cấp cho 3 buồng thì có ổn không bác
 
Bác xem lại sơ đồ nguyên lý em với,
1. Cái này ok đúng, nhưng trong dự án này thì họ tách riêng 2 khu vực T1-20 và T21-40 chứ không phải là 2 quạt chung vào 1 hệ thống ống
2. Ở đây là 1 quạt cấp cho 3 buồng thì có ổn không bác
1. minh dang nói trường hợp thang N1
2. 1 quạt cấp cho 3 buồng vẫn được thẩm.
 
Hi các anh. Qua như SDNL thì em thắc mắc với số lượng van PRD dày đặc như vậy thì có đảm bảo đủ áp cho toàn bộ giếng thang không ạ. Theo em thấy trên bản vẽ tại cái tầng có miệng gió cấp thì cũng đồng thời bố trí PRD, có khi nào xảy ra sự cố cột áp cục bộ tại tầng đó tăng cao dẫn đến mở van PRD khiến cho toàn bộ giếng thang không đồng bộ được áp suất k ạ.
 
Back
Bên trên