Thảo luận CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ

Hệ thống máy nén khí đã bao giờ gây phiền toái đến cho bạn chưa ? như sự cố không khắc phục được gây ảnh hưởng sản xuất, tiêu hao điện năng quá lớn…. Những sự cố về máy nén khí rất hay xảy ra trong thực tế mà phần nhiều phụ thuộc vào thói quen khi sử dụng máy nén khí của người vận hành. Để hạn chế được các sự cố do hệ thống máy nén khí trục vít hoặc piston gây ra, chúng ta cần phải khắc phục 04 thói quen không tốt khi sử dụng máy nén khí sau:

phòng máy nén khí trục vít
A. THÓI QUEN KHÔNG KIỂM TRA HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ THƯỜNG XUYÊN

Người sử dụng bản thân chỉ quan tâm đến khí nén chứ không muốn có một chiếc máy nén khí do vậy họ thường không quan tâm, kiểm tra, chăm sóc chúng. Chỉ đến khi có sự cố xảy ra với khí nén thì họ mới kiểm tra thì lúc này máy nén khí đã bị sự cố gây dừng máy.

Việc không kiểm tra, quan tâm bảo dưỡng thường xuyên đối với máy nén khí sẽ làm cho các vấn đề phát sinh với máy nén xuất hiện và tích tụ dần cho đến khi sự cố xảy ra gây dừng máy nén khí ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy việc kiểm tra thường xuyên ( ít nhất 2 lần/tuần ) là thói quen nên có đối với người sử dụng vận hành máy nén khí để có thể phát hiện những bất thường nhỏ nhất nhằm kịp thời khắc phục giúp máy nén khí luôn hoạt động ổn định hiệu quả.
B. THÓI QUEN KHÔNG GHI CHÉP TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ.

Thói quen ghi chép các lịch sử thông số chạy máy như dòng điện, điện áp…, các lần bảo dưỡng gần đây nhất, các phụ tùng nào đã thay thế, dầu máy nén khí đang sử dụng là dầu gì rất cần thiết để khi máy nén khí có sự cố xảy ra có thể phán đoán để sửa chữa máy nén khí được nhanh chóng, chính xác, hơn nữa xem lịch sử hoạt động của máy nén khí cũng giúp người sử dụng có cách sử dụng vận hành máy nén khí ở chế độ tiết kiệm điện năng hơn.

Các danh mục chính đối với máy nén khí cần ghi chép thường gồm

– Ngày/giờ chạy máy nén khí ? Số giờ máy nén khí đã hoạt động ?

– Áp lực khí nén đầu ra, điện áp, dòng điện chạy máy nén khí

– Thời gian chạy máy nén khí có tải và không tải.

– Nhiệt độ môi trường xung quanh phòng máy nén khí.

– Nhiệt độ khí đầu ra khỏi máy nén.

– Tình trang hoạt động của van xả nước tự động, lượng nước xả ra ?

– Chất lượng khí nén đầu ra ? có nước không, có dầu máy không, có bụi bẩn không

– Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí là bao nhiêu ?

– Máy nén khí bảo dưỡng gần đây nhất là ngày nào ? phụ tùng thay thế gồm những gì

Các thông số này nên được in ra và gắn vào bên máy nén khí và tốt nhất nên được điền các thông số trên ít nhất 1 lần/ tuần để theo dõi và đánh giá tình trạng hoạt động của máy nén khí
C. KHÔNG BIẾT RÕ ÁP LỰC KHÍ NÉN CẦN SỬ DỤNG LÀ BAO NHIÊU?

Khách hàng muốn có được khí nén thì cần phải bỏ chi phí bỏ tiền ra để mua máy nén khí và bỏ tiền để mua các thiết bị xử lý khí nén để làm khí nén khô hơn, sạch hơn.

Vậy cách đơn giản nhất để tiết kiệm được tiền đó chính là tiết kiệm khí nén hay nói cách khác tiết kiệm áp lực khí nén.

Với mỗi 01 bar áp lực khí nén giảm xuống thì khách hàng có thể tiết kiệm khoảng 100 triệu đồng mỗi năm tiền điện phải trả đối với dòng máy nén khí trục vít 55kw.

Vậy áp lực khí nén bạn cần thực sự là 9 bar hay 7 bar hay 6 bar ? bạn cần phải làm rõ vì đó chính là tiền bạn có thể tiết kiệm được.

Áp lực khí nén tại máy nén khí bao giờ cũng lớn hơn áp lực khí nén tại thiết bị sử dụng vì có sự sụt áp trên hệ thống đường ống, sụt áp tại máy sấy khí, tại các thiết bị lọc….. Việc giảm được càng nhiều sự sụt áp này thì bạn càng tiết kiệm được nhiều điện năng.

Bạn có thực sự cần hệ thống máy sấy khí, hệ thống lọc nước, lọc bụi, lọc dầu trên đường ống vì ngoài việc phải tốn tiền mua các thiết bị trên thì bạn cũng có thể giảm được sự sụt áp do các thiết bị đó gây ra.
Chi tiết liên hệ 0989847815 Mr : Phú
 
Back
Bên trên