Thảo luận Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

daongochungbk

Thành Viên [LV 6]
Thân chào các đồng nghiệp, hôm nay mình lấn sân một chút (do giờ cũng có như cầu tìm hiểu lĩnh vực này, hihi).
Mình nhận được một bản vẽ của tư vấn thiết kế, có bố trí cả đầu phun hướng lên và hướng xuống, đại để như hình:

FP01.png

Hình 01
Các câu hỏi mình đặt ra là:
Cách bố trí các đường ống?, Và kết lối vào đâu phun như thế nào?
"ở đây mình tạm chia ra là 3 cấp: Cấp 1 là đương L1-DN100 (Màu đỏ), Cấp 2 là L2-DN80....L2-DN65 (màu xanh da trời) và cấp 3 là L3-D50....L3DN25 (màu xanh lá cây)"
1/. Bó trí cao độ cho các cấp đường ống: Có quy định nào về cao độ của các cấp đường ống trên hay không?
* Ví dụ:
a. Cả 3 đường L1,L2,L3 cùng cao độ có được không? Nếu được ==> Thì từ đường L2 ra L3 có ngã tư, vậy thường kết lỗi chỗ này thế nào? Tôi kết lỗi như hình được không? Ưu nhược?
FP03.png

Hình 02
b. Đường L1 phải dưới cùng, đường L2 ở giữa, đường L3 trên cùng,
c. Đường L3 phải trên, L1, L2 cùng cao độ?
d. Nếu trong trương không gian trần hẹp,mình đi L1 dưới cùng, L2 trên cùng, L3 ở giữa có được không?
e.....
2. Bố trí ống L3 và kết lỗi và 2 đầu phun?
a. Ở Việt Nam có yêu cầu bắt buộc đường ống cuối kết lối vào đầu phun hướng xuống như trong tiêu chuẩn NFPA không ?, như hình:
FP04.png

Hình 03
b. Nếu có phải bố trí như Hình 03 thì:
- Thường các khoảng cách d1, d2, d3 là bao nhiêu?
- Chung ta phải bố trí nhánh L03 như thế nào ?, tối thấy lúc này vị trí ống L03 không thể đi qua tâm cả 2 loại đầu phun lữa. Tôi đi như Hình 04 này có đúng không (tôi di chuyển ống L03 cùng với đầu phun hướng lên sang trai 300mm)?
FP02.png

* (tôi không biết là được di chuyên vị trí đầu phu bao xa...)
* Tôi có tham khảo một số bản vẽ của một vài công trình cả trong nước và của cả nước ngoài thấy có côgn trình thì bố trí như Hình 03, có cái thì đam thẳng xuống luôn.

 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

Đây là 3 phương án mình đưa ra:
Phương án 1:
- Mình thấy nếu không gian trần hẹp thì đi như này sẽ dễ đi
FP05.png

Phương án 2:
- Mình đang gặp một công trình như này, đường ống chính L2 (nằm ngang) chạy trên cao song song với Dầm, còn các đường nhánh thì phải chui qua đáy Dầm nên nó thấp, và còn nhiều thiết bị khác như FCU.
FP06.png


Phương án 3:
FP07.png
 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

30 người xem mà không một ai có ý kien sao?, các cao thu về PCCC đâu rồi nhỉ?
 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

- Trong TCVN 7336-2003 thấy chỉ quy định khoảng cách từ đầu fun đến mặt dưới của trần, ko thấy nói đến cao độ của ống. Cao độ của ống lắp đặt làm sao đảm bảo chiều cao thông thủy để khi người và xe di chuyển ko va chạm vào.
- Mình chưa gặp trong thực tế c.tr nào lắp kết hợp cả 2 loại fun lên và fun xuống. Thông thường fun lên lắp ở khu vực tầng hầm ko có trần giả (thường khu này có chiều cao =< 3,3m sau khi trừ đi chiều cao dầm thì chỉ còn khoảng 2.6m, lắp fun lên để tránh vc va chạm vào đầu fun), còn fun xuống lắp ở khu vực văn phòng có trần giả.
- Lắp đặt như hình 03 để tránh hiện tượng rỉ ống lắng đọng gây tắc đầu fun. Ở HN 1 số CĐT cẩn thận là họ bắt lắp kiểu này. Còn ko có quy định nào về các khoảng d1, d2, d3 cả, tất cả đc tính toán khi lắp đặt sao cho tiết kiệm ống nhất nhưng vẫn đảm bảo thi công lắp đặt được.
 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

Em đọc sách biết tí này thông tin cho anh:
-Mũi phun cách trần nhà 0.3-0.4m, cách tường 1.2-2m
-Mỗi ống nhánh phục vụ không quá 3 mũi phun
-Mũi phun đặt cách nhau 3-4m.
Nếu cần cách tính toán nữa thì để em tìm hiểu tiếp :D
 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

Mình đồng ý với cách giải thích của bạn nqvietx1 ,mình xin bổ sung thêm.khu vực có trần ta dùng loại gắn trần (Sprinkler head ceiling pendent ),không trần ta dùng loại hướng lên (Sprinkler head upright) lắp cho tầng hầm.Không bao giờ gắn cả 2 loại trong cùng 1 khu vực .
- Khoảng cách mỗi đầu phun 3m.
- Số lượng đầu phun trên mỗi nhánh tùy thuộc vào diện tích khu vực sử dụng.
- Đường kính ống phải >=25A
- Nếu trên trần không vướng các hệ thống khác thì bố trí như bạn lắp 2 co 90 là rớt đầu phun được.Nhưng thực tế thường thì phải đi hơn 2 co 90 mới lắp được đầu phun đúng vị trí đã được marking (đánh dấu).
- Các khoảng cách cho d1,d2,d3 thay đổi tuỳ thuộc vào chiều cao trần và vị trí bị vướng các hệ khác.
Thân chào!;;)
 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

Nhân tiện các bạn cho mình hỏi có quy định hay tiêu chuẩn nào quy định độ cao lắp đặt sprinklerr không nhỉ. Trong tcvn 7336 có nói cho phép lắp tới độ cao 20m nhưng theo mình để đạt tới nhiệt độ nổ của đầu phun ở cao độ 20m thì đám cháy đã quá lớn rồi. Tất nhiên có thể sử dụng đầu phun hở điều khiển bằng báo cháy trong trường hợp này. Nhưng ý mình hỏi là đối với loại đầu phun nổ thì có quy định nào về chiều cao không, hoặc trong catalogue các hãng có thông số về chiều cao lắp đặt không? Xin cảm ơn các bạn
 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

Bạn muốn xem thực tế tại công trình thì pm cho mình, hoặc bạn ghé xuống tầng hầm Parkson trường sơn hoặc lê đại hành xem thực tế thì hay hơn.
 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

:(:( Ko xem được hình để cmt gì cả bác ạ. :-":-"
 
Ðề: Cách bố trí hệ thống đường ống chữa cháy

30 người xem mà không một ai có ý kien sao?, các cao thu về PCCC đâu rồi nhỉ?

:-?:-?:-?Diễn đàn không có các bác KS chuyên thi công phân này hay sao ấy nhẩy.

Nói thật thì cũng có làm về PCCC nhưng đụng đến mấy cái này thì không phải khó mà phải tuân theo pháp luật, tuân theo nghị định. Dài tay quá cũng khổ. Đã có những công ty chuyên về PCCC rồi họ thiết kế, thi công và vừa làm giấy phép hoạt động luôn rồi.
Tom lại muốn biết về hệ thống PCCC là phải đọc tất cả các tài liệu về PCCC của nhà nước.
 
xin chào các bạn!
mình mới vào lĩnh vực PCCC. xin các AE cho mình hỏi : Có tiêu chuẩn nào quy định đặt cao độ đường ống PCCC không ạ?
Để tránh bị xung khắc với các hệ thống cấp điện, điều hòa , CTN thì chúng ta có quy định bắt buộc nào để bố trí hệ thống cơ điện không ạ?
Mình xin cảm ơn.
 
Xin chào cả nhà:
1 - Về quy định cao độ các ống chính, nhánh: d1, d2...: ko có quy định.
2 - Về khoảng cách các đầu sprinkler: thì phải dựa vào tiêu chuẩn 7336: xem thuộc nguy cơ cháy nào (thấp, trung bình...). Chọn lựa đầu K (k5,6; k8; k11,2....) của Sprinkler cho hợp lý để tính ra khoảng cách giữa các đầu sprinkler. (Tiêu chuẩn 7336 chỉ cho ta giá trị tối đa thôi, nó phụ thuộc vào loại đầu Sprinkler nữa nhé).
3 - Khoảng cách trần, các chướng ngại vật như sảnh, ống gió; khoảng cách với tường khó cháy, không cháy, dễ cháy: tiêu chuẩn nói rõ rồi nhé.

---> Mình có 1 cái chưa rõ về bố trí các đầu sprinkler giữa các dầm trong các tòa nhà (Tòa nhà cao tầng: chiều cao dầm khá lớn: 0.5-1m). Nếu các phòng bố trí trần giả thì OK. Nhưng nếu các phòng ko có trần giả: như vậy đầu phun lắp quay lên các trần max 0,4m. Phải bố trí Sprinkler giữa các dầm. Như vậy sẽ phải bố trí nhiều đầu phun hơn. Mình có tìm hiểu thêm cách lắp đặt bố trí đầu phun Sprinkler qua NFPA 13 nhưng cũng thực sự chưa rõ lắm.
---> ACE nào đã thi công lắp đặt Sprinkler trường hợp này rồi thì chia sẻ cách bố trí đầu phun với nhé.
Thanks.
Gmail: [email protected]
 
Back
Bên trên