Cài Đặt Thông Số Áp Suất Và Nồng Độ Co2 ppm ở AHU

Haunhietlanh

Thành Viên [LV 0]
Cài Đặt Thông Số Áp Suất Và Nồng Độ Co2 ppm ở AHU và PAU sao cho chuẩn ?
Chổ em đang làm có hệ thống điều khiển PAU , AHU bằng cách như sau
khi cài đặt nồng độ co2 thấp hơn thực tế thì gió tươi sẽ cấp nhiều, giảm gió hồi và ngược lại
Khi cài áp suất thấp hơn áp suất thực tế thì biến tần giảm tần số và ngược lại. cài áp càng cao thì biến tần chạy max 50 hz
Vậy các bác cho em hỏi thông số cài đặt của co2 và áp suất đầu đẩy
z4811056772033_869f0fd1cb8a210c4160829ef6593f97.jpg
đẩy của quạt bao nhiêu là hợp lí cho từng con ahu, từng khu vực. dựa vào đâu để cài đặt cho chuẩn ạ.
Em cảm ơn mọi người . Em có kèm theo ảnh con ahu và pau kèm các thông số cho ae tham khảo ạ
 
Cài Đặt Thông Số Áp Suất Và Nồng Độ Co2 ppm ở AHU và PAU sao cho chuẩn ?
Chổ em đang làm có hệ thống điều khiển PAU , AHU bằng cách như sau
khi cài đặt nồng độ co2 thấp hơn thực tế thì gió tươi sẽ cấp nhiều, giảm gió hồi và ngược lại
Khi cài áp suất thấp hơn áp suất thực tế thì biến tần giảm tần số và ngược lại. cài áp càng cao thì biến tần chạy max 50 hz
Vậy các bác cho em hỏi thông số cài đặt của co2 và áp suất đầu đẩy View attachment 46771đẩy của quạt bao nhiêu là hợp lí cho từng con ahu, từng khu vực. dựa vào đâu để cài đặt cho chuẩn ạ.
Em cảm ơn mọi người . Em có kèm theo ảnh con ahu và pau kèm các thông số cho ae tham khảo ạ
Xin góp vài ý kiến với Bạn:
1- Nồng độ CO2 là 1 Thông số ảnh hưởng đến Điều kiện Môi trường Vệ sinh của Không khí trong nhà. Để điều tiết Thông số này, trong HT ĐHKK sẽ điều chỉnh cân đối 2 Van gió VCD ở đường hồi và đường cấp gió tươi vào AHU. Bạn phải cài đặt nó theo đúng Tiêu chuẩn quy định, chứ không tùy tiện được. Ở đây có lẽ là QCVN03-2019 có quy định Nồng độ khí CO2 trong nhà (hình như) là từ 9000-19000 mg/m3, là con số cố định.
Như vậy, nếu muốn giảm bớt lượng Thông gió/Gio1 tươi cấp vào (đồng nghĩa với tốn chi phí Năng lượng cho AHU), thì Bạn chỉ có cách là thực hiện tăng cường Hút gió thải cục bộ ngay tại các nguồn phát khí CO2 ở trong Phòng
2- Thông số Áp suất đầu đẩy, mà chính xác hơn thường lấy ở đoạn lưng chừng giữa chiều dài ống gió, được giữ không đổi (ở mọi mức tải Partload của Hệ thống) để đảm bảo duy trì Lưu lượng gió ở từng Miệng gió cấp luôn không đổi, 1 khi Miệng gió đó có hoạt động.
Vì vậy, giá trị cài đặt Áp suất này sẽ được xác định ở chế độ Danh định của Hệ thống (mở hết tất cả các Van chỉnh gió) trong Bài thử TAB khi tiến hành nghiệm thu Hệ thống gió (Air side TC Work). Trong Chế độ thử này sẽ phải Cân chỉnh, Cân bằng (Air Balancing) Hệ thống gió để các Miệng gió cuối (Terminal Unit) có được Lưu lượng gần với Danh định (Thiết kế). Gía trị cài đặt Áp suất gió cũng sẽ xác định (và Lưu vào Biên bản) tại Bài thử này, và Bạn cũng sẽ phải tuân thủ nó trong suốt quá trình vận hành Hệ thống!
Vậy nhe Bạn
 
Xin góp vài ý kiến với Bạn:
1- Nồng độ CO2 là 1 Thông số ảnh hưởng đến Điều kiện Môi trường Vệ sinh của Không khí trong nhà. Để điều tiết Thông số này, trong HT ĐHKK sẽ điều chỉnh cân đối 2 Van gió VCD ở đường hồi và đường cấp gió tươi vào AHU. Bạn phải cài đặt nó theo đúng Tiêu chuẩn quy định, chứ không tùy tiện được. Ở đây có lẽ là QCVN03-2019 có quy định Nồng độ khí CO2 trong nhà (hình như) là từ 9000-19000 mg/m3, là con số cố định.
Như vậy, nếu muốn giảm bớt lượng Thông gió/Gio1 tươi cấp vào (đồng nghĩa với tốn chi phí Năng lượng cho AHU), thì Bạn chỉ có cách là thực hiện tăng cường Hút gió thải cục bộ ngay tại các nguồn phát khí CO2 ở trong Phòng
2- Thông số Áp suất đầu đẩy, mà chính xác hơn thường lấy ở đoạn lưng chừng giữa chiều dài ống gió, được giữ không đổi (ở mọi mức tải Partload của Hệ thống) để đảm bảo duy trì Lưu lượng gió ở từng Miệng gió cấp luôn không đổi, 1 khi Miệng gió đó có hoạt động.
Vì vậy, giá trị cài đặt Áp suất này sẽ được xác định ở chế độ Danh định của Hệ thống (mở hết tất cả các Van chỉnh gió) trong Bài thử TAB khi tiến hành nghiệm thu Hệ thống gió (Air side TC Work). Trong Chế độ thử này sẽ phải Cân chỉnh, Cân bằng (Air Balancing) Hệ thống gió để các Miệng gió cuối (Terminal Unit) có được Lưu lượng gần với Danh định (Thiết kế). Gía trị cài đặt Áp suất gió cũng sẽ xác định (và Lưu vào Biên bản) tại Bài thử này, và Bạn cũng sẽ phải tuân thủ nó trong suốt quá trình vận hành Hệ thống!
Vậy nhe Bạn
Trên đây mình mới chỉ trao đổi định hướng chung thôi. Cái hình Bạn gửi lên là của cái PAU dùng Heat Wheel HW để xử lý gió tươi. Nó chỉ để coi chơi cho vui thôi chứ không minh họa được gì cho Vấn đề Bạn hỏi cả!!!
 
Xin góp vài ý kiến với Bạn:
1- Nồng độ CO2 là 1 Thông số ảnh hưởng đến Điều kiện Môi trường Vệ sinh của Không khí trong nhà. Để điều tiết Thông số này, trong HT ĐHKK sẽ điều chỉnh cân đối 2 Van gió VCD ở đường hồi và đường cấp gió tươi vào AHU. Bạn phải cài đặt nó theo đúng Tiêu chuẩn quy định, chứ không tùy tiện được. Ở đây có lẽ là QCVN03-2019 có quy định Nồng độ khí CO2 trong nhà (hình như) là từ 9000-19000 mg/m3, là con số cố định.
Như vậy, nếu muốn giảm bớt lượng Thông gió/Gio1 tươi cấp vào (đồng nghĩa với tốn chi phí Năng lượng cho AHU), thì Bạn chỉ có cách là thực hiện tăng cường Hút gió thải cục bộ ngay tại các nguồn phát khí CO2 ở trong Phòng
2- Thông số Áp suất đầu đẩy, mà chính xác hơn thường lấy ở đoạn lưng chừng giữa chiều dài ống gió, được giữ không đổi (ở mọi mức tải Partload của Hệ thống) để đảm bảo duy trì Lưu lượng gió ở từng Miệng gió cấp luôn không đổi, 1 khi Miệng gió đó có hoạt động.
Vì vậy, giá trị cài đặt Áp suất này sẽ được xác định ở chế độ Danh định của Hệ thống (mở hết tất cả các Van chỉnh gió) trong Bài thử TAB khi tiến hành nghiệm thu Hệ thống gió (Air side TC Work). Trong Chế độ thử này sẽ phải Cân chỉnh, Cân bằng (Air Balancing) Hệ thống gió để các Miệng gió cuối (Terminal Unit) có được Lưu lượng gần với Danh định (Thiết kế). Gía trị cài đặt Áp suất gió cũng sẽ xác định (và Lưu vào Biên bản) tại Bài thử này, và Bạn cũng sẽ phải tuân thủ nó trong suốt quá trình vận hành Hệ thống!
Vậy nhe Bạn
Đầu tiên cho cháu gửi lời cảm ơn đến bác ạ.
Cháu có một vài thắc mắc nhờ bác giúp đỡ
1. Theo bác nói QCVN 03 - 2019 cháu có tra lịa google thì đúng là 9000 đến 18000 nhưng cháu có biết thêm một tiêu chuẩn TCVN 5687 2010 về tiêu chuẩn TK DHKK nó lại ghi từ 900 đến 1800. Vậy bác cho cháu hỏi nên theo TC nào mới đúng ạ.
2. Ý này của bác cháu chưa hiểu lắm ạ, nhờ bác nói rõ hơn giúp cháu với ạ
" nếu muốn giảm bớt lượng Thông gió/Gio1 tươi cấp vào (đồng nghĩa với tốn chi phí Năng lượng cho AHU), thì Bạn chỉ có cách là thực hiện tăng cường Hút gió thải cục bộ ngay tại các nguồn phát khí CO2 ở trong Phòng "

3. Hiện tại con AHU nơi cháu làm nó đang dùng biến tần để điều khiển tốc độ quạt. Có một số con nvkt đang cài giá trị áp suất thấp hơn so với áp tối đa mà quạt có thể đáp ứng . Nên khi chạy tần số giảm về khoảng 30- 40 hz. Liệu cài như vậy có giúp tiết kiệm điện hay có tác dụng gì không ?
Cháu xin lỗi vì cháu gửi 2 ảnh nhưng nó hiện 1 ảnh làm bác không hình dung được. cháu xin phép gửi thêm ảnh con AHU
z4811055319398_19e6ba36ef7ece041cb036b0f4d4c32a.jpg
 
Đầu tiên cho cháu gửi lời cảm ơn đến bác ạ.
Cháu có một vài thắc mắc nhờ bác giúp đỡ
1. Theo bác nói QCVN 03 - 2019 cháu có tra lịa google thì đúng là 9000 đến 18000 nhưng cháu có biết thêm một tiêu chuẩn TCVN 5687 2010 về tiêu chuẩn TK DHKK nó lại ghi từ 900 đến 1800. Vậy bác cho cháu hỏi nên theo TC nào mới đúng ạ.
2. Ý này của bác cháu chưa hiểu lắm ạ, nhờ bác nói rõ hơn giúp cháu với ạ


3. Hiện tại con AHU nơi cháu làm nó đang dùng biến tần để điều khiển tốc độ quạt. Có một số con nvkt đang cài giá trị áp suất thấp hơn so với áp tối đa mà quạt có thể đáp ứng . Nên khi chạy tần số giảm về khoảng 30- 40 hz. Liệu cài như vậy có giúp tiết kiệm điện hay có tác dụng gì không ?
Cháu xin lỗi vì cháu gửi 2 ảnh nhưng nó hiện 1 ảnh làm bác không hình dung được. cháu xin phép gửi thêm ảnh con AHUView attachment 46799
3.PNG
 
Đầu tiên cho cháu gửi lời cảm ơn đến bác ạ.
Cháu có một vài thắc mắc nhờ bác giúp đỡ
1. Theo bác nói QCVN 03 - 2019 cháu có tra lịa google thì đúng là 9000 đến 18000 nhưng cháu có biết thêm một tiêu chuẩn TCVN 5687 2010 về tiêu chuẩn TK DHKK nó lại ghi từ 900 đến 1800. Vậy bác cho cháu hỏi nên theo TC nào mới đúng ạ.
2. Ý này của bác cháu chưa hiểu lắm ạ, nhờ bác nói rõ hơn giúp cháu với ạ


3. Hiện tại con AHU nơi cháu làm nó đang dùng biến tần để điều khiển tốc độ quạt. Có một số con nvkt đang cài giá trị áp suất thấp hơn so với áp tối đa mà quạt có thể đáp ứng . Nên khi chạy tần số giảm về khoảng 30- 40 hz. Liệu cài như vậy có giúp tiết kiệm điện hay có tác dụng gì không ?
Cháu xin lỗi vì cháu gửi 2 ảnh nhưng nó hiện 1 ảnh làm bác không hình dung được. cháu xin phép gửi thêm ảnh con AHUView attachment 46799
Mình đang bận.
Gửi Em 2 Bài viết nhỏ trích xuất, để đọc trước cái đã nhé
 

Đính kèm

  • Giám sát ô nhiễm không khí và CO2 trong trường học.docx
    17.8 KB · Xem: 130
  • Công thức quy đổi nồng độ khí theo các loại đơn vị đo khác nhau.docx
    14.8 KB · Xem: 116
Tạm trả lời Bạn vê Câu hỏi này nhé. Chỉ về Kết quả đúng sai thôi.
Số liệu tại QCVN 03 - 2019 "cháu có tra lịa google thì đúng là 9000 đến 18000" là có vẻ tin cậy hơn nhé. Nhớ là: đó là đơn vị đo mg/m3 nhé. Tương đương với khoảng 5000 đến 10000 ppm.
Tham khảo Đoạn trích dẫn sau nhé.

Trich dẫn Tiêu chuẩn khí CO2 thực phẩm – Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5778:2015 về Phụ gia thực phẩm – Cacbon dioxit.

Phụ lục B

Tính chất sản phẩm và các biện pháp an toàn lao động

2. Nồng độ giới hạn cho phép của cacbon đioxit trong không khí ở nơi làmviệc là 9,2 g/m3 (0,5% hay 5 phần ngàn hay 5000 phần triệu ≡ 5000 ppmV) theo thể tích). Khi nồng độ lớn hơn 5% (92 g/m3) ≡ 5000 ppmV thì cacbon đioxit tác động xấu đến sức khỏe của người vì nó nặng hơn không khí 5 lần và dễ tích tụ trên mặt nền ở những nơi thông gió không tốt, làm giảm nồng độ oxi và ngạt thở.
 
Tạm trả lời Bạn vê Câu hỏi này nhé. Chỉ về Kết quả đúng sai thôi.
Số liệu tại QCVN 03 - 2019 "cháu có tra lịa google thì đúng là 9000 đến 18000" là có vẻ tin cậy hơn nhé. Nhớ là: đó là đơn vị đo mg/m3 nhé. Tương đương với khoảng 5000 đến 10000 ppm.
Tham khảo Đoạn trích dẫn sau nhé.

Trich dẫn Tiêu chuẩn khí CO2 thực phẩm – Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5778:2015 về Phụ gia thực phẩm – Cacbon dioxit.

Phụ lục B

Tính chất sản phẩm và các biện pháp an toàn lao động

2. Nồng độ giới hạn cho phép của cacbon đioxit trong không khí ở nơi làmviệc là 9,2 g/m3 (0,5% hay 5 phần ngàn hay 5000 phần triệu ≡ 5000 ppmV) theo thể tích). Khi nồng độ lớn hơn 5% (92 g/m3) ≡ 5000 ppmV thì cacbon đioxit tác động xấu đến sức khỏe của người vì nó nặng hơn không khí 5 lần và dễ tích tụ trên mặt nền ở những nơi thông gió không tốt, làm giảm nồng độ oxi và ngạt thở.
Tôi nghĩ anh đã viện dẫn tiêu chuẩn không đúng, dẫn đến giá trị nồng độ CO2 từ tài liệu của anh quá cao. Với trường hợp này, nên tham khảo TCVN 13521-2022 Residential and public buildings - Indoor Air quality parameters. Với TCVN 13521, nồng độ CO2 phù hợp ở mức dưới 1000ppm để có một IAQ tốt.
 
Xin lỗi, mấy bữa nay mình bận nên không có thì giờ trả lời các Bạn.
Cũng là vì mình không phải là chuyên gia về Môi trường mà chỉ là người dùng khai thác các Dữ liệu Môitrường thôi. Nên có thể đưa các Số liệu làm các Bạn (mới) mất sự định hướng.
Xin nói thêm về các Số liệu về Nồng độ (Concentration) khí CO2 Dioxyt Carbon như sau (có trích kèm các Nguồn Tài liệu dẫn chứng, theo đúng Nguyên tắc trình bày Khoa học):
Về mặt thuật ngữ về Nồng độ CO2, có khá nhiều mức đánh giá khác nhau tùy theo quy định của từng Quốc gia. Tuy nhiên tựu chung lại, với góc độ là Người vận dụng nghiệp dư, ta cần phân biệt 2 mức chính để sử dụng cho phù hợp với từng Tình huống ứng dụng.
1- Mức ngưỡng thấp Ccomfort= 700-1000 ppm (hay hơn, đến 1200 ppm tùy Tiêu chuẩn Quốc gia) liên quan đến Cảm giác thoải mái của Người tiếp xúc lâu dài trong Môi trường ĐHKK Thông gió tiện nghi thông thường, được chỉ định trong các Tiêu chuẩn về ĐHKK và Thông gió tiện nghi như TCVN 5768-2010 hay ASHRAE 62.1-2022...
Nếu Nồng độ vượt quá mức này thì Con người (với Thời gian tiếp xúc kéo dài) sẽ không còn cảm thấy thoải mái dẫn đến Tình trạng mệt mỏi dẫn đến giảm khả năng làm việc.
2- Mức ngưỡng cao Cdangerous= 2/3000-5000 ppm (như mình đã đưa ra ở Bài trước) là mức có hại cho sức khỏe và có thể dẫn đến nguy hiểm. Với Nồng độ cao này, chỉ cho phép Con ngừời tiếp xúc trong 1 Thời gian có giới hạn mà thôi.
Mức Giới hạn Nồng độ cao này dùng để kiểm soát và đánh giá trong các Môi trường lao động độc hại trong Công nghiệp. Bạn có thể xem trong các Tiêu chuẩn như TCVN 5778-2015 BYT hay OSHA, CDC-NIOSH; ACGIH của Mỹ...
Như vậy là, nếu Bạn HậuNhietlanh đang xem xét ứng dụng trong Lạnh vực ĐHKK thì Bạn dùng mức ngưỡng Ccomfort= 700-1000 ppm (hay hơn, đến 1200 ppm (như bạn ThaiThai đề cập) là phù hợp.
Xin gửi kèm Bài Tài liệu nhỏ tham khảo

Trich dẫn Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1–2013 Appendix C và 1 số Tiêuchuẩn khác về Giới hạn Nồng độ CO2 khi phải tiếp xúc:.

1698474355120.png
 

Đính kèm

  • Nồng độ khí CO2 - Ảnh hưởng về Sinh học và những nơi cần phải kiểm soát.docx
    17.6 KB · Xem: 74
  • [PDF] Measure CO2 to Improve Ventilation IAQ.pdf
    5 MB · Xem: 71
Đầu tiên cho cháu gửi lời cảm ơn đến bác ạ.
Cháu có một vài thắc mắc nhờ bác giúp đỡ
1. Theo bác nói QCVN 03 - 2019 cháu có tra lịa google thì đúng là 9000 đến 18000 nhưng cháu có biết thêm một tiêu chuẩn TCVN 5687 2010 về tiêu chuẩn TK DHKK nó lại ghi từ 900 đến 1800. Vậy bác cho cháu hỏi nên theo TC nào mới đúng ạ.
2. Ý này của bác cháu chưa hiểu lắm ạ, nhờ bác nói rõ hơn giúp cháu với ạ


3. Hiện tại con AHU nơi cháu làm nó đang dùng biến tần để điều khiển tốc độ quạt. Có một số con nvkt đang cài giá trị áp suất thấp hơn so với áp tối đa mà quạt có thể đáp ứng . Nên khi chạy tần số giảm về khoảng 30- 40 hz. Liệu cài như vậy có giúp tiết kiệm điện hay có tác dụng gì không ?
Cháu xin lỗi vì cháu gửi 2 ảnh nhưng nó hiện 1 ảnh làm bác không hình dung được. cháu xin phép gửi thêm ảnh con AHUView attachment 46799
Mình tranh thủ trả lời nốt cho tròn Trách nhiệm với Bạn.
1) Câu Bạn hỏi về cách TKNL cho việc Thông gió:
"2. Ý này của bác cháu chưa hiểu lắm ạ, nhờ bác nói rõ hơn giúp cháu với ạ"
Bạn biết là, để cấp gió tươi vào HT thì phải tốn Năng lượng: 1 là cho Quạt gió (đương nhiên), nhưng tốn nhất là Năng lượng cho AHU để xử lý Nhiệt Ẩm cho gió tươi FA. Nghĩa là để giải quyết được Bài toán Thông gió tiện nghi, thì phải trả giá cho việc Xử lý Năng lượng khá tốn kém
Trong cơ chế ĐK Vận hành thì Lưu lượng gió tươi FA được điều tiết theo Biến tham số Nồng độ khí CO2, nghĩa là phụ thuộc vào Mức độ phát thải khí này ở trong KG Phòng. Thông thường thì Mô hình phát thải này không đồng đều mà hay tập trung vào 1 vài chỗ trong KG có mật độ phát thải cao nhất. Nếu mà ta có thể đưa ra Giải pháp TK hút thải tập trung, cục bộ ngay tại Nguồn phát đó, thì sẽ giảm thiểu được Lượng khí CO2 phát tán ra KG (làm kích hoạt Cảm biến CO2 kéo theo tăng mức độ cấp Gió tươi vào Phòng). Điều đó có nghĩa là Bạn đã có thể làm TKNL cho AHU rồi đấy. Trên thực tế Người ta còn cấp bù khí vào ngay tại Nguồn phát thải nữa, gọi là Make-up Air, hay gặp trong Thông gió Nhà bếp hay Bù khí cho Hút khói Chữa cháy.
2) Câu Bạn hỏi về Cài đặt áp cho Quạt AHU phân phối gió lạnh.
"...một số con nvkt đang cài giá trị áp suất thấp hơn so với áp tối đa mà quạt có thể đáp ứng...Liệu cài như vậy có giúp tiết kiệm điện hay có tác dụng gì không?"
Mục đích việc cài đạt áp (giá trị cài SP= Set Point) là để chọn ra mức Cột áp (Điểm hoạt động) tối ưu nhất cho Quạt, đảm bảo sao cho ở mọi mức Phụ tải gió (tắt mở hay chạy Phân tải Partload của các Van gió đầu cuối Air Terminal Device/VAV Actuator...) thì Quạt vẫn duy trì mức áp này. Nhờ vậy mà mỗi Thiết bị/Van gió ĐK đầu cuối (Air Terminal Device) bất kỳ, 1 khi đã có hoạt động chạy hết CS, sẽ đạt được gần với mức Lưu lượng gió Danh định của nó. Nhờ cách Cài đặt và Nguyên lý hoạt động này cũng như Công nghệ Biến tần, mà Quạt gió sẽ luôn được chạy giảm Công suất theo Phụ tải thực (mà vẫn đảm bảo vừa đủ áp cho các Phụ tải) chứ không phải lúc nào cũng chạy đầy Full tải (tốn điện). Đây cũng là Giải pháp để TKNL hiệu quả cho Quạt lạnh.
Chú ý là, như mình đã nói, Gía trị cài đặt áp SP không phải là chọn tùy ý mà phải đươc tính toán theo Chế độ Danh định của HT gió, và nhất là xác định theo Chế độ chạy thực nghiệm kiểm tra, cân chỉnh TAB trước khi làm Công tác TC nghiệm thu bàn giao cho sử dụng.
Vậy là đã xong các Câu hỏi của Bạn nhé
 
Mình tranh thủ trả lời nốt cho tròn Trách nhiệm với Bạn.
1) Câu Bạn hỏi về cách TKNL cho việc Thông gió:
"2. Ý này của bác cháu chưa hiểu lắm ạ, nhờ bác nói rõ hơn giúp cháu với ạ"
Bạn biết là, để cấp gió tươi vào HT thì phải tốn Năng lượng: 1 là cho Quạt gió (đương nhiên), nhưng tốn nhất là Năng lượng cho AHU để xử lý Nhiệt Ẩm cho gió tươi FA. Nghĩa là để giải quyết được Bài toán Thông gió tiện nghi, thì phải trả giá cho việc Xử lý Năng lượng khá tốn kém
Trong cơ chế ĐK Vận hành thì Lưu lượng gió tươi FA được điều tiết theo Biến tham số Nồng độ khí CO2, nghĩa là phụ thuộc vào Mức độ phát thải khí này ở trong KG Phòng. Thông thường thì Mô hình phát thải này không đồng đều mà hay tập trung vào 1 vài chỗ trong KG có mật độ phát thải cao nhất. Nếu mà ta có thể đưa ra Giải pháp TK hút thải tập trung, cục bộ ngay tại Nguồn phát đó, thì sẽ giảm thiểu được Lượng khí CO2 phát tán ra KG (làm kích hoạt Cảm biến CO2 kéo theo tăng mức độ cấp Gió tươi vào Phòng). Điều đó có nghĩa là Bạn đã có thể làm TKNL cho AHU rồi đấy. Trên thực tế Người ta còn cấp bù khí vào ngay tại Nguồn phát thải nữa, gọi là Make-up Air, hay gặp trong Thông gió Nhà bếp hay Bù khí cho Hút khói Chữa cháy.
2) Câu Bạn hỏi về Cài đặt áp cho Quạt AHU phân phối gió lạnh.
"...một số con nvkt đang cài giá trị áp suất thấp hơn so với áp tối đa mà quạt có thể đáp ứng...Liệu cài như vậy có giúp tiết kiệm điện hay có tác dụng gì không?"
Mục đích việc cài đạt áp (giá trị cài SP= Set Point) là để chọn ra mức Cột áp (Điểm hoạt động) tối ưu nhất cho Quạt, đảm bảo sao cho ở mọi mức Phụ tải gió (tắt mở hay chạy Phân tải Partload của các Van gió đầu cuối Air Terminal Device/VAV Actuator...) thì Quạt vẫn duy trì mức áp này. Nhờ vậy mà mỗi Thiết bị/Van gió ĐK đầu cuối (Air Terminal Device) bất kỳ, 1 khi đã có hoạt động chạy hết CS, sẽ đạt được gần với mức Lưu lượng gió Danh định của nó. Nhờ cách Cài đặt và Nguyên lý hoạt động này cũng như Công nghệ Biến tần, mà Quạt gió sẽ luôn được chạy giảm Công suất theo Phụ tải thực (mà vẫn đảm bảo vừa đủ áp cho các Phụ tải) chứ không phải lúc nào cũng chạy đầy Full tải (tốn điện). Đây cũng là Giải pháp để TKNL hiệu quả cho Quạt lạnh.
Chú ý là, như mình đã nói, Gía trị cài đặt áp SP không phải là chọn tùy ý mà phải đươc tính toán theo Chế độ Danh định của HT gió, và nhất là xác định theo Chế độ chạy thực nghiệm kiểm tra, cân chỉnh TAB trước khi làm Công tác TC nghiệm thu bàn giao cho sử dụng.
Vậy là đã xong các Câu hỏi của Bạn nhé


Thanks A. Một bài chia sẻ chi tiết và có tâm.
 
Back
Bên trên