Công Nghiệp Cho em hỏi về BTU meter.

acmv

Thành Viên [LV 0]
Các bác cho em hỏi về cái BTU Meter nhé.
Bác nào đã sử dụng qua cái này rồi cho em tí kinh nghiệm hén.
Cám ơn nhiều.
 
Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Hello,
Theo mình hiểu, thì dùng từ BTU metter không được chuẩn lắm.
trong hệ thống chiller, người ta dùng flowmeter (để đo lưu lượng nước qua toàn bộ hệ thống Gn) và dùng 2 cảm biến nhiệt độ Ts và Tr để đo nhiệt độ nước cấp và hồi của hệ thống (đặt trên ống chính). Như vậy, công suất lạnh tức thời của tòa nhà là (do DDC tính toán):
Q = Gn x (Tr-Ts).
Mục đích để xác định công suất của hệ thống để gửi lệnh chạy 1 hay 2 hay 3 chiller. Về nguyên tắc, nếu người lập trình có kinh nghiệm người ta sẽ không đưa ra lện gọi chiller chạy ngay, mà có sự trễ, để tránh hiện tượng khi tòa nhà bắt đầu làm việc buổi sáng, sẽ chạy hết tất cả chiller, gây ra xung tải, dẫn đến sụt áp lớn trong hệ thống điện, có thể dẫn đến ngắt chiller hoặc tụt áp kéo dài sẽ gây cháy lốc, do dòng điện tăng lên (dân dã thì gọi là om lốc).
Để tăng hiệu quả swr dụng năng lượng, người lập trình sẽ không để chiller chay hết công suất rồi mới chạy thêm chiller khác, mà chỉ để chạy khoảng tối đa 90% công suất thì gọi thêm, vừa tránh cho chiller hoạt động quá tải, đồng thời chiller được làm việc ở dải công suất có kiệu suất cao nhất (khoảng 75% tải toàn phần).

Thân
 
Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

NSE2008 viết:
Hello,
Theo mình hiểu, thì dùng từ BTU metter không được chuẩn lắm.
trong hệ thống chiller, người ta dùng flowmeter (để đo lưu lượng nước qua toàn bộ hệ thống Gn) và dùng 2 cảm biến nhiệt độ Ts và Tr để đo nhiệt độ nước cấp và hồi của hệ thống (đặt trên ống chính). Như vậy, công suất lạnh tức thời của tòa nhà là (do DDC tính toán):
Q = Gn x (Tr-Ts).
Mục đích để xác định công suất của hệ thống để gửi lệnh chạy 1 hay 2 hay 3 chiller. Về nguyên tắc, nếu người lập trình có kinh nghiệm người ta sẽ không đưa ra lện gọi chiller chạy ngay, mà có sự trễ, để tránh hiện tượng khi tòa nhà bắt đầu làm việc buổi sáng, sẽ chạy hết tất cả chiller, gây ra xung tải, dẫn đến sụt áp lớn trong hệ thống điện, có thể dẫn đến ngắt chiller hoặc tụt áp kéo dài sẽ gây cháy lốc, do dòng điện tăng lên (dân dã thì gọi là om lốc).
Để tăng hiệu quả swr dụng năng lượng, người lập trình sẽ không để chiller chay hết công suất rồi mới chạy thêm chiller khác, mà chỉ để chạy khoảng tối đa 90% công suất thì gọi thêm, vừa tránh cho chiller hoạt động quá tải, đồng thời chiller được làm việc ở dải công suất có kiệu suất cao nhất (khoảng 75% tải toàn phần).

Thân

Bác ơi, em hỏi rất rõ là BTU Meter. Chứ không phải là Flow Meter.
Nhưng phải công nhận bác cao siêu quá.
 
Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Bác acmv nói đúng rồi! Nhưng tới thấy nếu coi cả Flow meter và Temperature sensor là
1 thiết bị thì gọi là BTU Meter cũng đúng đâu có sai? Cái BTU Meter đây:
[URL]http
 
Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Q(Btu/hr) = (GPM)*(500)*(delta-T)
BTU/Hr = FlowRate(in USGPM)*500(Weight of Water Constant) * Delta T
vidu:
285 GPM
Supply Temp - 45 Deg F
Return Temp - 48 Deg F
BTU/HR = 285 x 499 x 3 = 426,645
sao trong công thức ở trên không thầy có nhân số 500 vậy.
[email protected]
 
Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

NSE2008 viết:
Hello,
Theo mình hiểu, thì dùng từ BTU metter không được chuẩn lắm.
trong hệ thống chiller, người ta dùng flowmeter (để đo lưu lượng nước qua toàn bộ hệ thống Gn) và dùng 2 cảm biến nhiệt độ Ts và Tr để đo nhiệt độ nước cấp và hồi của hệ thống (đặt trên ống chính). Như vậy, công suất lạnh tức thời của tòa nhà là (do DDC tính toán):
Q = Gn x (Tr-Ts).
Mục đích để xác định công suất của hệ thống để gửi lệnh chạy 1 hay 2 hay 3 chiller. Về nguyên tắc, nếu người lập trình có kinh nghiệm người ta sẽ không đưa ra lện gọi chiller chạy ngay, mà có sự trễ, để tránh hiện tượng khi tòa nhà bắt đầu làm việc buổi sáng, sẽ chạy hết tất cả chiller, gây ra xung tải, dẫn đến sụt áp lớn trong hệ thống điện, có thể dẫn đến ngắt chiller hoặc tụt áp kéo dài sẽ gây cháy lốc, do dòng điện tăng lên (dân dã thì gọi là om lốc).
Để tăng hiệu quả swr dụng năng lượng, người lập trình sẽ không để chiller chay hết công suất rồi mới chạy thêm chiller khác, mà chỉ để chạy khoảng tối đa 90% công suất thì gọi thêm, vừa tránh cho chiller hoạt động quá tải, đồng thời chiller được làm việc ở dải công suất có kiệu suất cao nhất (khoảng 75% tải toàn phần).

Thân

Nếu trường hợp mà người ta dùng cái BTU meter cho từng căn hộ trong một tòa nhà thì mình chỉ cần mỗi cái flowmeter cho từng căn hộ thôi phải không? Còn cái 2 cái cảm biến nhiệt độ Ts và Tr đã được gắn trên đường ống chính rồi nhẩy.
 
Ðề: Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Theo mình hiểu thì BTU meter chẳng khác gì cái công tơ điện cả, đề nhằm 1 mục đích là đo chất lượng của nguồn cấp; với công tơ điện là đo công suất tiêu thụ P = U.I còn với BTU meter là đo công suất lạnh tiêu thụ Q = G. deltaT trong đó G là lưu lượng môi chất lạnh qua dàn. Cái BTU trên thị trường là một thiết bị tích hợp còn nếu không có. Ta hoàn toàn có thể dùng flow meter đo lưu lượng dòng G; dùng 2 sensor đo nhiệt độ T cấp và T hồi rồi dùng phần mềm ghi số liệu và tính toán để ra Q. Chẳng có gì khác nhau cả.
 
Ðề: Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Cái BTU trên thị trường là một thiết bị tích hợp còn nếu không có. Ta hoàn toàn có thể dùng flow meter đo lưu lượng dòng G; dùng 2 sensor đo nhiệt độ T cấp và T hồi rồi dùng phần mềm ghi số liệu và tính toán để ra Q. Chẳng có gì khác nhau cả.
Khác nhau nhiều lắm chứ! Đồng hồ điện tử sai số mới có 5%, dân đã la làng rồi. Dùng Btu kế của bạn để đo lường và tính tiền cho khách hàng không khéo bị họ kiện đó. Các vấn đề về đo năng lượng sử dụng là rất nhức đầu đấy. Sai số của từng thiết bị đo là rất nguy hiểm với việc tính tiền. Còn nếu đo chơi chơi thì không nói làm gì. Tuy nhiên nếu dùng để đo chơi chơi thì chẳng ai làm Btu kế làm gì, tốn tiền lắm bạn ạ!
 
Ðề: Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Cảm ơn nguyenledung, mình hiểu ý của bạn. Tuy nhiên mình nói về vấn đề bản chất đo của 2 phương án, chưa nói đến vấn đề chất lượng thông số đo được của 2 phương án.
 
Ðề: Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Theo mình hiểu thì BTU meter chẳng khác gì cái công tơ điện cả, đề nhằm 1 mục đích là đo chất lượng của nguồn cấp; với công tơ điện là đo công suất tiêu thụ P = U.I còn với BTU meter là đo công suất lạnh tiêu thụ Q = G. deltaT trong đó G là lưu lượng môi chất lạnh qua dàn. Cái BTU trên thị trường là một thiết bị tích hợp còn nếu không có. Ta hoàn toàn có thể dùng flow meter đo lưu lượng dòng G; dùng 2 sensor đo nhiệt độ T cấp và T hồi rồi dùng phần mềm ghi số liệu và tính toán để ra Q. Chẳng có gì khác nhau cả.

Không dám lạm bàn, chỉ xin đính chính một điều rất nhỏ là, Công tơ điện (chắc tiếng tây là counter chăng?) là thiết bị đo lượng công tiêu thụ, đơn vị là Kw.h, công thức là A=U.I.t.cos phi, chứ không phải công suất P, đơn vị là Kw.
Hai khái niệm rất khác nhau nhưng rất hay bị nhầm lẫn. Đôi khi còn bị nhầm đến mức có bác kỹ sư điện nói với tôi là cái máy này có công suất 30Kw/h =)).
 
Ðề: Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Không dám lạm bàn, chỉ xin đính chính một điều rất nhỏ là, Công tơ điện (chắc tiếng tây là counter chăng?) là thiết bị đo lượng công tiêu thụ, đơn vị là Kw.h, công thức là A=U.I.t.cos phi, chứ không phải công suất P, đơn vị là Kw.
Hai khái niệm rất khác nhau nhưng rất hay bị nhầm lẫn. Đôi khi còn bị nhầm đến mức có bác kỹ sư điện nói với tôi là cái máy này có công suất 30Kw/h =)).

Bạn biết kWh là gì không? kWh = 1000W*3600sec = 3.600.000 J (đơn vị năng lượng)
Còn 1kW = 3142 Btu/h nên 1kWh = 3142 Btu
Chẳng biết bạn nói người khác lộn chỗ nào nhỉ!
Tất cả đều là đơn vị đo năng lượng đấy, Người ta tính tiền nhau bằng năng lượng sử dụng mà phải không bạn!
 
Ðề: Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Mình xin trích dẫn khái niệm về công và công suất. Đây là hai khái niệm rất cơ bản, nếu dùng hoặc/và hiểu sai thì rất đáng tiếc.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Công_suất
http://vi.wikipedia.org/wiki/Công_năng

Đơn vị của công là J (hoặc là N.m)
Đơn vị của công suất là J/s
Cả hai đều dùng để đo năng lượng nhưng: Công là đo số lượng năng lượng sinh ra (hoặc tiêu thụ), còn Công suất là đại lượng chỉ tốc độ sản sinh ra (hay tiêu thụ) năng lượng. Có thể so sánh Công(J) với thể tích nước mà nhà bạn dùng một tháng (m3), còn công suất(kw) tương ứng với lưu lượng nước chảy ở vòi (m3/s)
 
Ðề: Cho em hỏi về BTU meter.

baochungbk đọc kỹ lại nhé. Tôi chỉ thiếu sót khi lý tưởng hoá việc lựa chọn cosfi =1 thôi (oh my God, lúc viết mình cũng đã nghĩ việc bỏ cosfi thể nào cũng có thành viên lên tiếng). Với BTU meter, tôi cũng bỏ qua cả nhiệt dung riêng của nước lạnh khi viết cơ mà. Còn cả 2 phương án tôi đã đề cấp đến yếu tố thời gian đâu, mới chỉ là công suất tiêu thụ lạnh (điện) trong một đơn vị thời gian đấy chứ. Thực ra, bản chất vấn đề thì tôi nghĩ nhiều người biết nhưng bởi vì tôi đơn giản trong cách viết, chắc khi nói thì không vấn đề gì.
Cảm ơn thằng bạn! dù sao lần sau mình cũng phải rút kinh nghiệm
 
Ðề: Cho em hỏi về BTU meter.

Không phải đâu bạn, tớ chỉ muốn xác nhận lại là cái "công tơ" là một thiết bị dùng để đo "công", còn thiết bị đo công suất thì trong ngành điện họ gọi là "Wat kế" hay tiếng tây là Watt-meter. Và hai khái niệm này nó khác nhau về bản chất.
Có thể hình tượng hoá thế này: Bạn khoẻ hơn tôi, bạn bê được 1 em 70kg, tôi yếu hơn bê được 1 em 50 kg thôi, nên nếu dùng watt meter thì nó báo số của tôi nhỏ hơn. Nhưng 1 ngày ông bê có 1 em, còn tôi bê 2 em thì cái chỉ số "công tơ" của tôi nó lại to hơn.
 
Ðề: Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Mình chuyên cung cấp BTU meter, về cơ bản BTU meter là thiết bị đo đếm năng lượng trong hệ thống lạnh cũng như hệ thống sưởi theo nguyên lý Q=G*C*(t2-t1). Do đó BTU meter bao gồm một cảm biến lưu lượng và 2 cảm biến nhiệt độ lắp trên đường nước supply và return.
BTU meter thường áp dụng cho các khu ofice hoặc trung tâm thương mại cho thuê để tính tiền năng lượng lạnh.
Vấn đề cốt lõi ở BTU meter là sai số. Nếu bạn không dùng BTU chuẩn mà dùng cảm biến lưu lương và cảm biến nhiệt độ đo thì chỉ dùng để giám sát năng lượng thôi (vì sai số lớn) chứ ko áp dụng tính tiền như đồng hồ điện dc. BTU chuẩn cung cấp cáp chuẩn từ cảm biến nhiệt độ đến bộ hiển thị và quy định không được dùng cáp ngòai để nối thêm vào vì nếu ko thì sẽ xuất hiện sai số ngay tại t2-t1 và sai số này gây ra ảnh hưởng rất lớn đền độ chính xác của BTU. Nói tóm lại nếu bạn muốn dùng BTU đo chính xác thì nên mua BTU chuẩn còn bạn chỉ dùng cho mục đích giám sát thì có thể dùng flowmeter và 2 cảm biến nhiệt độ nhưng lúc đó phải tốn thêm ĐC để tính tóan. Nếu size ống dưới DN100 thì nên dùng BTU chuẩn vì chênh lệch giá giữa phương án BTU chuẩn và flowmeter ko bao nhiêu.
Nếu bạn nào cần thêm thông tin gì cứ vào trang web www.dkatech.net liên hệ cty này sẽ dc giải đáp đầy đủ. Kiến thức mình có dc cũng nhờ liên hệ cty này.
 
Ðề: Trả lời: Cho em hỏi về BTU meter.

Hi All,
Bên mình chuyên cung cấp BTU meter.
Thực ra BTU meter đúng là bao gồm 1 Flow meter+2 sensor nhiệt độ nhưng nó có điểm khác như sau:
1. BTU meter đã dc tích hợp phần mếm tính năng lượng theo công thức Q=G*C*(Tr-Ts) rồi và đã dc nhà sản xuất kiểm định và chuẩn hoá nên mình mới dùng tính tiền cho khách hàng dc vì nó chính xác.
2. Flow meter+2 sensor nhiệt độ bạn phải dùng controller để tính và số liệu bạn tính sẽ ko chính xác và ko ai chứng minh dc số liệu bạn tính có OK hay ko nên ko thể dùng để tính tiền cho khách hàng mà chỉ để thống kê năng lượng coi chơi thôi.
Trên thị trường thế giới hiện có 2 hãng sản xuất BTU meter có uy tính nhất là Sontex của thuỵ sỹ và Landis & Gyr của Đức (có thể dùng tính tiền)
Các bạn có thể vào link này download tài liệu http://www.dkatech.net/en/prodetail-96-127-BTU+meter+SS440.html
hoặc http://www.dkatech.net/en/prodetail-146-127-BTU+meter+UH50.html
Có gì chưa rõ cứ vào web www.dkatech.net
 
Back
Bên trên