Thảo luận Chuẩn nào cho công tắc cảm ứng 2020

anhvietek

Thành Viên [LV 1]
Công tắc cảm ứng vẫn là sản phẩm chủ đạo không thể thiếu cho một hệ sinh thái nhà thông minh. Công tắc cảm ứng giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng điều khiển thiết bị trong nhà như ánh sáng, điều hòa, bình nóng lạnh,...Tuy nhiên chọn được một bộ công tắc cảm ứng tốt nhất vẫn là điều mà người sử dụng luôn đau đầu. Vậy tiêu chuẩn nào cho một bộ công tắc cảm ứng sử dụng tốt trong một hệ sinh thái nhà thông minh. Dưới đây tôi sẽ liệt kê các chuẩn cho một bộ công tắc cảm ứng nhà thông minh theo kinh nghiệm đã được test thử công tắc của nhiều hãng smarthome.
cong-tac-1024x566.png


Phù hợp với các loại đế âm tường có sẵn trên thị trường

Hầu hết các sản phẩm công tắc cảm ứng sẽ được lắp cho những ngôi nhà không phải mới xây, mà là những nhà đang sử dụng hệ thống điện thường và muốn chuyển sang hệ sinh thái điện thông minh. Và vấn đề của các chủ nhà là không muốn đục khoét lại hệ thống tường nhà, mà luôn muốn các công tắc cảm ứng có thể lắp đặt vừa so với các đế âm có sẵn. Điều này thường thì không quá ảnh hưởng đến hệ thống nhưng lại là điều kiện tiên quyết giúp chủ nhà có hay không quan tâm sâu đến hệ sinh thái thông minh của hãng.

7189e70a70e288bcd1f3.jpg

Độ chính xác của công tắc cảm ứng

Nhiều chủ nhà thường vẫn luôn than phiền khi các công tắc cảm ứng hoạt động thiếu độ chính xác như bật tắt không mong muốn do thay đổi môi trường hay nhiều yếu tố khác. Để có được độ chính xác cao thường các công tắc cảm ứng sẽ sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung. Đây là công nghệ tự động điều chỉnh độ nhạy của cảm ứng tùy thuộc vào môi trường của thiết bị.

8606bcf7231fdb41820e.jpg

Đo công suất tiêu thụ

Sử dụng hết bao nhiêu điện năng và thông số ấy được hiển thị lên app của hệ sinh thái như thế nào là yếu tố giúp cho các hệ sinh thái thông minh ghi điểm trong mắt người dùng. Có một sai lầm khi các hệ sinh thái thông minh cho rằng người dùng smarthome là những người giàu có nhiều tiền và không quan tâm đến hóa đơn tiền điện. Tuy nhiên theo khảo sát thì 75% số người sử dụng các hệ sinh thái thông minh muốn các hệ sinh thái trong nhà sử dụng ít điện năng tiêu thụ nhất có thể. Hay chính xác hơn họ không muốn câu "Hiện đại thì hại điện". Chính vì vậy các hệ sinh thái thông minh có độ tiêu thụ điện hợp lý và có thông số báo lên app rõ ràng thường được lựa chọn vì người dùng có thể nắm bắt được lượng điện năng tiêu thụ của các công tắc cảm ứng.

9e237cb3e25b1a05434a.jpg

Chức năng khóa "cảm ứng"

Vấn đề không mới nhưng lại phổ cập. Làm sao để lau chùi công tắc cảm ứng mà không ảnh hưởng đến các thiết bị chính trong căn nhà. Không ít người dùng phản hồi, để lau công tắc công tắc cảm ứng thường là phải dập cầu dao, hoặc chấp nhận việc các thiết bị hoạt động không theo yêu cầu. Vì thế công tắc cảm ứng có chức khóa cảm ứng để dễ dàng lau chùi, vệ sinh vẫn được ưa chuộng hơn rất nhiều các công tắc cảm ứng không làm được điều này.

6e2c7513effb17a54eea.jpg

An toàn khi sử dụng

Một công tắc cảm ứng được người dùng chọn lựa chắc chắn phải đảm bảo được tiêu chuẩn này. Không phải chỉ là hệ sinh thái thông minh làm được những gì, mà hệ sinh thái đó có an toàn hay không, có phù hợp để lắp khi nhà có trẻ em hay không cũng luôn là vấn đề mà mỗi người dùng tìm hiểu khi lắp đặt một hệ sinh thái thông minh. Vậy dựa vào đâu để biết một công tắc cảm ứng có đủ độ an toàn? Thường thì mỗi cọc đồng trên công tắc cảm ứng đều có vách ngăn cách tạo thành khoang riêng để tránh việc các sợi dây điện nhỏ chạm nhau trong khi lắp đặt. Miệng các cọc đồng được thiết kế lỗ côn giúp cho việc lắp đặt thuận tiện và dễ đưa đầu dây điện vào. Yếu tố này giúp cho công tắc cảm ứng trở nên an toàn hơn rất nhiều so với các công tắc cảm ứng của các hệ sinh thái thông minh khác.
5748e9377edf8681dfce.jpg


Màng che sơn tường

Ý tưởng nhỏ- tiêu chuẩn lớn. Đối với các ngôi nhà đang hoàn thiện, thường phần điện và sơn tường sẽ được hoàn thiện gần như cùng nhau. Và các phản hồi của khách hàng đưa về là để đảm bảo được không ảnh hưởng đến công tắc điện thì phần tường quanh công tắc, sơn thường không được đẹp như các phần tường khác. Giải quyết yếu điểm này là 1 lớp màng che phủ công tắc cảm ứng, người dùng vẫn sử dụng được công tắc như bạn dán kính cường lực trên điện thoại, mà thợ sơn thì cứ thoải mái hành nghề qua khu vực có công tắc. Khi nào sơn xong, chỉ việc bóc lớp màng che này ra là xong. Một ý tưởng rất nhỏ nhưng lại khiến nhiều chủ nhà đang hoàn thiện lựa chọn hệ sinh thái thông minh của bạn.

Khả năng tùy biến ( Touchless & Multi touch)

"Đèn nền của công tắc quá sáng trong phòng ngủ?", "Đèn nền một màu nhàm chán?", "Sau thời gian mất điện, trạng thái công tắc ra sao?"...Những câu hỏi này là những câu hỏi thực tế mà người dùng đã gửi về sau khi trải nghiệm các hệ sinh thái Smarthome. Vậy nên một công tắc cảm ứng hoàn thành tốt các chức năng của nó thôi là chưa đủ. Cũng giống như một chiếc áo, mặc để đủ thoải mái thôi là chưa đủ, người dùng cần nhiều hơn thế, style nào, màu sắc ra sao, kiểu dáng ra sao...thì với công tắc cảm ứng cũng vậy. Người dùng cần một công tắc cảm ứng hiểu họ. Người dùng có thể tùy chỉnh độ sáng của đèn nền, thậm chí là tắt hẳn. Người dùng có thể thay đổi được màu của đèn nền phù hợp với mỗi phong cách cá nhân riêng biệt. Người dùng có thể cài trạng sau khi mất điện thì ở trạng thái mở hay tắt. Người dùng chỉ cần đưa tay đến gần là đèn nền tự sáng....Và còn nhiều điểm khác nữa, đó mới là thứ mà người dùng muốn có ở một công tắc cảm ứng trong hệ sinh thái thông minh của bạn.

Có thể những tiêu chuẩn trên đây chưa đáp ứng hết được những yêu cầu của người sử dụng hệ sinh thái thông minh đòi hỏi ở một bộ công tắc cảm ứng. Nhưng tôi tin, đáp ứng được những tiêu chí trên thì chắc chắn hệ sinh thái thông minh của bạn sẽ nằm trong top những hệ sinh thái thông minh được người dùng tin tưởng và lựa chọn trong năm 2020 này.
 
Back
Bên trên