Chuyện thực tế về M&E - kỹ sư giám sát 2

kysume.vn

HVACR Staff
Cái hồi tôi mới bước chân vào nghề, được giao nhiệm vụ giám sát hệ thống điện cho sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (hồi đó là biệt thự cổ của Pháp, chỉ cải tạo lại chưa xây mới như bây giờ), tôi thực sư lơ ngơ như bò đeo nơ vì chưa bao giờ đọc các bản vẽ kiến trúc.

Lúc đó nói là giám sát thi công chứ thực ra là đi xem học hỏi anh em công nhân người ta làm việc như thế nào. Tuy nhiên tôi cũng được giao một vài nhiệm vu như sau:

Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ lấy dấu để lắp các bóng đèn trên trần thạch cao vậy xin đố các bạn làm thế nào để có thể chia cho đều 8 bóng đèn quanh một đường tròn mà trong tay chỉ có sợi dây và mấy con vit thạch cao?
(Sẽ có thưởng cho bạn nào giải được bẳng một cuốn E-Book rất hay để giúp bạn thành công)

Nhiệm vụ 2: Đo bóc khối lượng từ bản vẽ kiến trúc. Tôi đã thực sự lo lắng mất 2 ngày về điều này bởi những lý do sau:
1. Bản vẽ có ghi kích thước nhưng không in theo tỷ lệ, vậy làm thế nào để tính ra kích thước đúng bây giờ.
2. Bản vẽ thì chỉ có bản vẽ mặt bằng đi ống, đi dây, vậy làm thế nào để tính toán được kích thước sát nhất với thực tế?
Vậy các bạn gợi ý dùm tôi nhé. (Bạn nào đã tham dự các lớp Dự Toán thì chắc là sẽ có cách rồi)

Như dự án nhà máy sản xuất Vaccin mà tôi thi công năm sau đó thì số lượng dây thực tế phải nhập về cho các dây nhỏ (2.5mm và 1.5mm) đã nhiều hơn gấp 2 lần số dự trù ban đầu.
Vì sao lại có điều đó, vì ngoài những tính toán thiếu hụt thì một tỷ lệ không nhỏ thất thoát do bị mất cắp. Đấy là một câu chuyện đau đầu người quản lý công trình.

Đôi khi tính toán thì thấy dự án rất lãi với những số liệu đã tính, nhưng cuối dự án tổng kết lại mới thấy lỗ vì công tác quản lý vật tư và giám sát khối lượng quá yếu.

Bài học rút ra luôn phải tính đến hệ số dự phòng trong các tình huống xấu để dự án không bị lỗ khi trúng thầu.

Rất mong các bạn làm công tác dự toán lưu tâm phần này.

Viết bởi kysume.vn
 
sao không có anh em nào giải bài toán của anh V.N.K hết vậy? hay là anh giải luôn cho tụi em nhờ đi, em đang chuẩn bị thử việc bước nào nghề , thấy anh nói vậy lo quá
 
nếu nhìn vào bản vẽ mà bóc thì là sai lầm, vì bản vẽ nó là 2d, còn cái mà ta làm là 3d. phải kết hợp với mặt cắt, kinh nghiệm nữa mới bốc đúng, và phải x với cái gọi là hao hụt trong thi công nữa.
 
Cái hồi tôi mới bước chân vào nghề, được giao nhiệm vụ giám sát hệ thống điện cho sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (hồi đó là biệt thự cổ của Pháp, chỉ cải tạo lại chưa xây mới như bây giờ), tôi thực sư lơ ngơ như bò đeo nơ vì chưa bao giờ đọc các bản vẽ kiến trúc.

Lúc đó nói là giám sát thi công chứ thực ra là đi xem học hỏi anh em công nhân người ta làm việc như thế nào. Tuy nhiên tôi cũng được giao một vài nhiệm vu như sau:

Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ lấy dấu để lắp các bóng đèn trên trần thạch cao vậy xin đố các bạn làm thế nào để có thể chia cho đều 8 bóng đèn quanh một đường tròn mà trong tay chỉ có sợi dây và mấy con vit thạch cao?
(Sẽ có thưởng cho bạn nào giải được bẳng một cuốn E-Book rất hay để giúp bạn thành công)

Nhiệm vụ 2: Đo bóc khối lượng từ bản vẽ kiến trúc. Tôi đã thực sự lo lắng mất 2 ngày về điều này bởi những lý do sau:
1. Bản vẽ có ghi kích thước nhưng không in theo tỷ lệ, vậy làm thế nào để tính ra kích thước đúng bây giờ.
2. Bản vẽ thì chỉ có bản vẽ mặt bằng đi ống, đi dây, vậy làm thế nào để tính toán được kích thước sát nhất với thực tế?
Vậy các bạn gợi ý dùm tôi nhé. (Bạn nào đã tham dự các lớp Dự Toán thì chắc là sẽ có cách rồi)

Như dự án nhà máy sản xuất Vaccin mà tôi thi công năm sau đó thì số lượng dây thực tế phải nhập về cho các dây nhỏ (2.5mm và 1.5mm) đã nhiều hơn gấp 2 lần số dự trù ban đầu.
Vì sao lại có điều đó, vì ngoài những tính toán thiếu hụt thì một tỷ lệ không nhỏ thất thoát do bị mất cắp. Đấy là một câu chuyện đau đầu người quản lý công trình.

Đôi khi tính toán thì thấy dự án rất lãi với những số liệu đã tính, nhưng cuối dự án tổng kết lại mới thấy lỗ vì công tác quản lý vật tư và giám sát khối lượng quá yếu.

Bài học rút ra luôn phải tính đến hệ số dự phòng trong các tình huống xấu để dự án không bị lỗ khi trúng thầu.

Rất mong các bạn làm công tác dự toán lưu tâm phần này.

Viết bởi kysume.vn
Về nhiệm vụ 1 thì để chia đều 8 bóng đèn trên trần thạch cao thì làm như cách vẽ hình bát giác mà mọi người chắc ai cũng học hồi cấp 3 đó: Đầu tiên ta dùng thước kéo ( thước hộp) để xác định điểm giữa phòng, cắm vào đó 1 con vít dùng dây kéo cột 1 đầu vào con vít, đầu còn lại cột vào đó cây bút hay gì đó để lấy dấu, giả sử trần hình chữ nhật, ta dùng thước kéo đo sẽ xác định được 2 đường tâm của phòng ( nối trung điểm cạnh đối diện của hình chữ nhật vào nhau), 2 đường tâm đó sẽ cắt nhau tại tâm đường tròn và cắt đường tròn tại 4 điểm 1/4 đường tròn, cắm 1 con vít vào 1 điểm 1/4, dùng dây và dụng cụ cụ lấy dấu như compa vẽ đường tròn lấy tâm là điểm 1/4 đường tròn này sẽ cắt đường tròn đầu tiên tại 2 điểm 1/8, làm tương tự với điểm đối diện sẽ có thêm 2 điểm 1/8 nữa. Vậy là ta đã có tâm của 8 bóng đèn.
Về nhiệm vụ 2:
1. Dùng thước mm mà đo để xác định tỉ lệ bản vẽ. Trên bản vẽ sẽ có nơi ghi kích thước, bạn dùng thước đo đoạn đó sẽ ra tỉ lệ bản vẽ. Ví dụ, trên bản vẽ có 1 đoạn ghi là 10000, bạn đo được 100 mm thì tỉ lệ bản vẽ là 1/100 ( 1 mm đo bằng thước trên bản vẽ sẽ bằng 100mm kích thước thực tế.)
2. Cái này tùy công việc thực tế, những người có kinh nghiệm sẽ xác định được ( ví dụ: tính dây cho 1 bóng đèn giữa phòng có bề rộng 3m, chiều cao 4 m thì ta tính như sau: Ở đây có 2 cách kéo dây: Thứ nhất đấu nguội tại công tắc- thường dùng khi kế công tắc có ổ cắm, cách thứ 2 là đấu nguội tại box trung gian giả sử cách trần 300mm. Ở cách thứ nhất thì dây sẽ cần 2 dây 1.5 với chiều dài là 1.5+4-1.5=4m, ở cách thứ 2 thì sẽ là 1 dây có chiều dài 1.5+0.3=1.8m và 1 dây có chiều dài là 1.5+4-1.5=4m. Như vậy ở cách 1 ta cần 8m dây 1.5 còn cách 2 ta cần 5.8m dây 1.5 cộng thêm đoạn chừa để đấu đèn là 0.5m và đấu công tắc 0.2m nữa tổng cộng là 9.4m dây ở cách 1 và 7.2m dây ở cách 2.)
Tương tự tính cho tất cả các thiết bị khác. Theo kinh nghiệm thì tùy loại vật tư sẽ nhân với 1 hê số dự phòng khác nhau. Hệ số dự phòng bên điện mình không rõ nhưng mình nghĩ 10% chắc ok, ví dụ bạn tính ra khối lượng là 1000m dây thì bạn cần phải dự phòng thêm 100m ứng với 10%.
 
Trời ơi . 360/8 mà làm không được nữa.
Chia tâm hình tròn là được 4 vị trí.
Tiếp theo kẻ đường chéo 45 độ them được 4 vị trí nữa
Dễ ợt
 
upload_2015-5-27_12-3-2.png
upload_2015-5-27_12-3-2.png
upload_2015-5-27_12-3-2.png
upload_2015-5-27_12-3-2.png
 
Chỉ có 1 sợi dây và mấy con vít, đó mới là mấu chốt vấn đề. Còn bạn giải bài toán trên giấy thì khác nào học sinh cấp 2!
Làm được hết. với mình thì quá đươn giản
Lấy sượi dây làm compa nhé
ốc vít để định vị vị trí nhé
cũng sợi dây đó chia đều các vị trí như hình vẽ nhé
Quan trọng là phải hình dung và làm như thế nào thôi
 
Back
Bên trên