Thảo luận Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

THực tế thì nước trước khi vào chiller thường thì đã qua xử lý rồi (cặn, rác, làm mềm...) vửa bảo vệ đường ống và đảm bảo hiệu suất sử dụng.
Theo như tiêu chuẩn để chạy hệ thống chiller thì phải súc rửa hệ thống bằng hóa chất 1 tuần trước khi bắt đầu chạy máy để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có không tốt cho đường ống và mối hàn. Ngoài ra nước cấp cho hệ thống đường ống phải được lọc thô và lọc tinh để loại bỏ các tạp chất trước khi đưa vào hệ thống chiller.
Ở các nước phát triển Châu Âu đặc biệt là các nước Tây Âu đối với hệ thống chiller giải nhiệt bằng nước thường được chọn loại giải nhiệt kiểu kín để đảm bảo tuổi thọ của đường ống và tránh hiện tượng đóng tuyết cho hệ thống.
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Cảm ơn bác Do quan, tôi đã tìm được tài liệu về chủng loại hóa chất chống cáu cặn và rong rêu cho Chiller, theo tài liệu kỹ thuật thì đây là hóa chất chuyên dùng cho Chiller, của hãng GE- Mỹ, hi vọng là xài tốt. Bác nào quan tâm thì nhắn email lại tôi sẽ chia sẻ.
Chúc cả nhà luôn thành công.

Chào bác lemanhhung! Hiên tại hệ thống của cty Chiller của công ty em chuẩn bị sử dụng hoá chất chống ăn mòn nhưng em không hiểu về cơ chế chống ăn mòn của hoá chât lắm? Bác có tài liệu gửi nào nói về vấn đề này gửi cho em với.
Email: [email protected]
Cảm ơn bác nhìu!
 
Chào cả nhà, đối với Chiller sử dụng nước làm lạnh gián tiếp, có cần phải sử dụng hóa chất để chống cáu cặn, ăn mòn, vi sinh không ạ? Bác nào đã có kinh nghiệm về vấn đề thì cùng cho ý kiến nhé.(~~)

Minh gưi lên ít tài tiêu cho các bạn tham khảo xem có nê sử dụng không nhé. nếu cần dùng tới hóa chất thì các bác liên hệ với mình :\"[email protected]" mình xẽ tư vấn cho sử dụng sao có hiệu quả nhất
 

Đính kèm

  • 5. Ăn mòn và Kiểm soát.ppt
    2.6 MB · Xem: 152
  • 7. Vi sinh và kiểm soát.ppt
    1.3 MB · Xem: 148
  • 6. Cáu cặn và kiểm soát .ppt
    1.5 MB · Xem: 150
  • 1. Hóa học nước.ppt
    2 MB · Xem: 144
xử lý cáu cặn hiện đại nhất hiện nay

Thiết bị xử lý cặn (Descaler system) trong hệ thống giải nhiệt bằng nước tuần hoàn hở (Thiết bị trao đổi nhiệt, tháp giải nhiệt và hệ thống van, đường ống), chức năng:

- Loại bỏ cặn đã bám trong hệ thống.

- Thu hồi cặn vào giỏ và đưa ra ngoài.

- Chống tái tạo lại cặn.

- Diệt rêu, tảo trên tháp và trong nước tuần hoàn.

Khi đã sử dụng thiết bị Descaler system:

- Không phải xả bỏ nước (khi chưa dung hóa chất)

- Không cần xử lý nước đầu vào.

- Không cần xử dụng hóa chất (ảnh hưởng tới tuổi thọ thiết bị).

- Không còn phải dừng hệ thống để bảo trì định kỳ.

- Tiết kiệm nhân công vận hành.

- Không lo lắng đến kỳ bảo trì chưa, không lo lắng hệ thống cặn bám thế nào rồi.

- Tiết kiệm năng lượng vận hành.

- Tăng tuổi thọ thiết bị trao đổi nhiệt.





Em xin gửi thêm anh báo giá đính kèm.

1. link catalog

http://www.mee-vietnam.com/Water Treatment.pdf

2. Thông tin tham khảo thêm, em gửi anh link video dự án: https://www.youtube.com/channel/UClp711bken8vekEJvRjXuog

nếu xác định được với chi phí đầu tư phù hợp, bên em sẽ có thể đặt thiết bị trước chạy thử khoảng 30-45 ngày, đảm bảo chứng minh sự hoàn hảo của thiết bị.

Liên hệ: 0988 35 7768

Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác!
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Hầu hết với các hệ thống hiện tại, mình nhận thấy rằng, có rất ít các kỹ sư nhiệt lạnh chú ý đến vấn đề chống cáu cặn, ăn mòn, vi sinh trong hệ thống lạnh kín (sử dụng nước) vì cho rằng đây là một hệ thống kín nên có thể cho là sạch. Thực tế cho thấy:
1. Hiện tượng đóng cặn là rất ít vì hệ thống không tiếp xúc trực tiếp với không khí, hiện tượng đóng cặn có thể bỏ qua.
2. Chủ yếu trong hệ thống lạnh kín là vấn đề ăn mòn và vi sinh.
Hiện tượng thường thấy:
Nước có màu đen: một phần là do quy trình tẩy rửa hệ thống trước khi đưa vào sử dụng chưa được tuân thủ chặt chẽ, màu đen có thể do dầu bảo quản, các vết hàn v.v.v chưa được tẩy sạch sẽ. Phần chủ yếu là do vi sinh yếm khí phát triển, tăng sinh khối --> hình thành các cặn màu đen trong nước ---> giảm khả năng làm việc của thiết bị
Nước bị giảm và có màu đỏ sậm --> Đây chủ yếu là do ăn mòn điện hóa trong hệ thống, Fe bị ăn mòn điện hóa tạo nên sắt oxit nên nước có màu đỏ sậm, trong quá trình ăn mòn điện hóa, H+ của nước là một tác nhân và giải phóng H2 --> giảm H2O trong nước. Nếu không chú ý đến vấn đề này, ống sẽ bị thủng do ăn mòn.
Rất mong các chia sẻ thực tế của các bác để chúng ta có giải pháp hữu ích nhất.
Thân

Bạn nói tương đối đúng. Nhưng mình xin bổ sung vài ý như sau:
- Trong hệ thống Chilled Water thường với các kỹ sư HVAC không quan tâm tới vấn đề Cleaning and Pasivation họ chỉ sử dụng nước tuần hoàn rồi thay nhưng việc này cực kỳ nguy hiểm cho hệ thống. Trước tiên phải thực hiện tốt cleaning để loại bỏ: sludge, biofilm, etc.
- Sau đó, tốt nhất nên sử dụng nước đã được làm mềm để cho vào hệ thống, còn không sử dụng nước city water cũng không sao. Vì vấn đề cáu cặn như bạn đã nói.
- MB kỵ khí: đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm. Nó không chỉ làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt mà còn dẫn tới quá trình ăn mòn nữa nên đặt biệt hết sức lưu ý. Thường các đơn vị trong nước chưa sản xuất được hóa chất diệt MB kỵ khí.
- Ăn mòn: cực kỳ nguy hiểm.
 
Có công nghệ xử lý nước Chiller vô cùng hiệu quả: đó là xử dụng thiết bị lọc điện từ tự động lọc bỏ tất cả các tạp chất cáu bẩn ra khỏi hệ thống, giúp chi phí hiệu quả mà không cần xử lý nhiều bằng các loại hóa chất. Hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không cần phải dừng để bảo dưỡng...Lắp đặt thiết bị lọc tự động cho đường hồi Chiller là giải pháp tối ưu nhất - tham khảo bài viết chia sẻ tại đây các bạn nhé: https://pgtech.com.vn/tin-tuc-9062/...r-giai-phap-cong-nghe-xu-ly-nuoc-lam-mat-hvac
 
Back
Bên trên