Thảo luận CO2 - R744 có phải là môi chất lạnh tương lại không!

tranhuytuong

Thành Viên [LV 5]
Hi cả nhà

- Với tựa đề này thì không ít ae đã có câu trả lời cho mình rồi, nhưng mình muốn đưa ra chủ đề này để làm sáng rõ hơn cũng như để cho những ae nao chữa rõ hoặc thiếu dẫn chứng cho việc khẳng đinh "CO2-R744 chính là môi chất lạnh (MCL) tương lai".
-
Như chúng ta đã biêt việc đánh giá đâu là môi chất lạnh tương lai sẽ dựa vào 2 trị sô ODS (Ozon Depletion Substance - Làm suy giảm tầng ozon) và GWP (Global Warming Potential - Làm nóng toàn cầu hay hiệu ứng nhà kinh).
-
Với ODS thì lấy R11=1 và GWP lấy R744=1. Và theo bảng so sánh trị số GWP của các môi chất thì hầu hết đều lớn hơn CO2 rất nhiều. VD: R410A=2000 có nghĩa là 1 phân tử R410A sẽ gây hiệu ứng nhà kính lớn gấp 2000 lần 1 phân tử R744.
- Trong khi đó R744 có trị số ODP=0, GWP=1, nên R744 được xếp vào môi chất tương lai

Mình chỉ nói ngắn gọn để các bạn tham vấn, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn thì xem bài viết của Thầy Phạm Văn Tùy - Giáo Sư đầu ngành Nhiệt Lạnh Việt Nam (file đính kèm)

P/S: Còn việc các nhà chức trách muốn giảm hiệu ứng thì phải giảm CO2-R744 mà ít nhắc đến việc giảm các khí cho ngành lạnh như R22, R134a... Thì theo ý kiến chủ quan của mình, thì không phải là họ không biết hay không quan tâm mà là tuy R744 có trị số GWP là rất thấp, nhưng hầu hết các ngành công nghiệp đều thải ra khí CO2 với tỷ trọng rất lớn.
Nếu so sánh việc thải các MCL và CO2 của ngành công nghiệp khác vào môi trường thì lượng MCL chẳng đáng là gì so với CO2, nên đương nhiên phải ưu tiên việc cắt giảm CO2 trước mà thôi
Bác nào có thêm tư liệu thì bổ xung giúp nhé
 

Đính kèm

  • MC lanh va van de bao ve tang zon.PDF
    2.8 MB · Xem: 582
Chỉnh sửa lần cuối:
Không biết bạn nghĩ sao
Theo mình thì thời buổi này mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế, mà đã phát triển kinh tế thì toàn tính tới cái gì có lợi kinh tế nhất là làm thôi.
Thử nghĩ xem năng suất lạnh riêng thể tích của CO2 quá nhỏ so với các môi chất đang sử dụng như R22, R410a..., như vậy làm sao chấp nhận được.
Theo mình tương lai không ai đưa CO2 vào sử dụng mà họ sẽ phải nghiên cứu loại môi chất gây hiệu ứng nhà kính hay nóng lên toàn cầu tương đương CO2 nhưng phải có năng suất lạnh riêng thể tích ít nhất là bằng những loại môi chất đang sử dụng.
Hiện nay ở Mỹ đang bước đầu sử dụng môi chất R1234yf có ODP = 0,000 và GWP = 4 rất thấp gần bằng CO2 rồi đó bạn, độ hoàn thiện chu trình của R1234yf còn cao hơn các loại gas đang sử dụng
 
Tài liệu của bạn có dẫn chứng cụ thể cộng thêm Thầy Nguyễn Đức Lợi cũng là giáo sư đầu ngành nên hoàn toàn có thể tin tưởng.
Xét về năng xuất lạnh thì CO2 thua kém R1234yf.
Thanks bạn
 
Back
Bên trên