Thảo luận Công suất bơm cứu hỏa

HP910

Thành Viên [LV 0]
Chào mọi người,
Mình là lính mới mới tập làm hệ thống PCCC nên có rất nhiều vướng mắc về hệ thống này. Đâu tiên mình muốn bàn đến công suất của bơm cứu hỏa. Mình đã tham gia thi công 1 số dự án có hệ thống PCCC với công suất bơm điện lên đến 132kW, 160kW. Tuy nhiên theo mình nhận thấy đối với các bơm công suất lớn như thế này hệ thống thực sự hoạt động không ổn định.
Vậy có nên chia ra làm nhiều bơm công suất nhỏ không? Có tiêu chuẩn nào đề cập đến công suất tối đa đối với bơm cứu hỏa không? ( tối đa bao nhiêu kW) Ưu nhược điểm của 2 hệ thống khi sử dụng 1 bơm lớn và hệ sử dụng nhiều bơm nhỏ?

Rất mong được mọi người chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau học hỏi về lĩnh vực này
 
Chào mọi người,
Mình là lính mới mới tập làm hệ thống PCCC nên có rất nhiều vướng mắc về hệ thống này. Đâu tiên mình muốn bàn đến công suất của bơm cứu hỏa. Mình đã tham gia thi công 1 số dự án có hệ thống PCCC với công suất bơm điện lên đến 132kW, 160kW. Tuy nhiên theo mình nhận thấy đối với các bơm công suất lớn như thế này hệ thống thực sự hoạt động không ổn định.
Vậy có nên chia ra làm nhiều bơm công suất nhỏ không? Có tiêu chuẩn nào đề cập đến công suất tối đa đối với bơm cứu hỏa không? ( tối đa bao nhiêu kW) Ưu nhược điểm của 2 hệ thống khi sử dụng 1 bơm lớn và hệ sử dụng nhiều bơm nhỏ?

Rất mong được mọi người chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau học hỏi về lĩnh vực này
Mấu chốt của bơm không phải nằm ở công suất mà là nằm ở lưu lượng và cột áp, từ lưu lượng và cột áp mới ra được công suất.
Nếu chủng loại bơm bạn chọn có giá trị công suất lớn, đạt lưu lượng nhưng k đạt cột áp thì cũng không đảm bảo.
Do đó, bạn có thể sử dụng nhiều bơm chữa cháy theo 2 phương pháp đấu nối:
1. Đấu song song: 2 bơm có cột áp như nhau, lưu lượng khác nhau, lưu lượng sau khi đấu nối sẽ là tổng lưu lượng 2 bơm.
2. Đấu nối tiếp (chủ yếu dùng cho nhà cao tầng, chẳng hạn từ tầng 1 đến 20 dùng 1 bơm, đến tầng 20 lại có 1 phòng bơm để tiếp tục hút từ bơm ở dưới lên) thì 2 bơm có lưu lượng giống nhau, nhưng cột áp khác nhau, cột áp sau khi đấu nối là tổng cột áp 2 bơm.
Nội dung đấu bơm này được trình bày trong các giáo trình thủy lực và cung cấp nước, bạn có thể tự tìm hiểu để rõ hơn.
 
Mấu chốt của bơm không phải nằm ở công suất mà là nằm ở lưu lượng và cột áp, từ lưu lượng và cột áp mới ra được công suất.
Nếu chủng loại bơm bạn chọn có giá trị công suất lớn, đạt lưu lượng nhưng k đạt cột áp thì cũng không đảm bảo.
Do đó, bạn có thể sử dụng nhiều bơm chữa cháy theo 2 phương pháp đấu nối:
1. Đấu song song: 2 bơm có cột áp như nhau, lưu lượng khác nhau, lưu lượng sau khi đấu nối sẽ là tổng lưu lượng 2 bơm.
2. Đấu nối tiếp (chủ yếu dùng cho nhà cao tầng, chẳng hạn từ tầng 1 đến 20 dùng 1 bơm, đến tầng 20 lại có 1 phòng bơm để tiếp tục hút từ bơm ở dưới lên) thì 2 bơm có lưu lượng giống nhau, nhưng cột áp khác nhau, cột áp sau khi đấu nối là tổng cột áp 2 bơm.
Nội dung đấu bơm này được trình bày trong các giáo trình thủy lực và cung cấp nước, bạn có thể tự tìm hiểu để rõ hơn.
Có phương pháp đấu song song này cũng hơi khoai, như bạn nói
1. Đấu song song: 2 bơm có cột áp như nhau, lưu lượng khác nhau, lưu lượng sau khi đấu nối sẽ là tổng lưu lượng 2 bơm: Lưu lượng ok, nhưng cột áp khi đó bằng bao nhiêu... vì công suất bơm phải đi kèm 2 thông số lưu lượng & cột áp.
 
Ở đây ý mình đưa ra không phải là vấn đề về lưu lượng và cột áp. Mình đưa ra công suất điện để dễ hình dung về "độ to" của bơm. Tất nhiên là khi mình đưa ra công suất điện này thì đồng nghĩa với việc lưu lượng và cột áp đáp ứng được. Kể cả trong trường hợp chia làm nhiều bơm nhỏ thì lưu lượng và cột áp cũng đáp ứng.
Cái mình quan tâm ở đây là sự ổn định của hệ thống cứu hỏa. Ví dụ đối với hệ sprinkler mà công suất bơm quá lớn, nhưng khi có cháy thì mới chỉ có 2, 3 đầu phun nổ. Giả sử bơm jockey không đáp ứng được (cái này tùy vào cách chọn công suất của bơm jockey). Bơm điện sẽ hoạt động, lúc này bạn sẽ thấy hệ thống có ổn định không? Vì lưu lượng bơm cứu hỏa quá lớn, nên chỉ cần bơm mới khởi động thì đã đạt áp suất ngắt bơm và cứ lặp lại như vậy. Đây là thực tế mình đã chứng kiến khi test đầu phun ở 1 dự án.
Rất mong các bậc tiền bối có kinh nghiệm thiết kế và thi công hệ thống này cùng chia sẻ và đưa ra ý kiến
 
Chào mọi người,
Mình là lính mới mới tập làm hệ thống PCCC nên có rất nhiều vướng mắc về hệ thống này. Đâu tiên mình muốn bàn đến công suất của bơm cứu hỏa. Mình đã tham gia thi công 1 số dự án có hệ thống PCCC với công suất bơm điện lên đến 132kW, 160kW. Tuy nhiên theo mình nhận thấy đối với các bơm công suất lớn như thế này hệ thống thực sự hoạt động không ổn định.
Vậy có nên chia ra làm nhiều bơm công suất nhỏ không? Có tiêu chuẩn nào đề cập đến công suất tối đa đối với bơm cứu hỏa không? ( tối đa bao nhiêu kW) Ưu nhược điểm của 2 hệ thống khi sử dụng 1 bơm lớn và hệ sử dụng nhiều bơm nhỏ?

Rất mong được mọi người chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau học hỏi về lĩnh vực này
Để nêu lên hết ý về cái bơm như bạn nói chắc dài.Mình có vài ý chia sẽ cùng ban.

- Bạn nhìn thấy các bơm có công suất lớn là thấy sợ,lo ngại không chữa cháy kịp.

- Với các bơm từ 132kw thì lưu lượng tầm~63-90m3/h hoặc h tầm 100~120m,thực tế tôi đã nghiệm thu bơm 132kw q=63 và h=110 cho 1 chung cư 21 tầng.

- Với cột áp cao như vậy thì không ít khó khăn khi test,nhấn start như bạn nói chạy cái đùng rồi tắt,đó là khi test vì để đảm bảo an toàn nên ta phải cài role tác động đóng ngắt.

- Rồi test lần đầu không ít đầu sprinkler bị rụng rốn vì áp ở các tầng 1,2 lúc đầu chưa ổn định.

- Nhưng công suất lớn nên khi test phải mất từ 4 5 lần hệ thống mới ổn định,

- Thường chung cư sẽ ít ổn định hơn nhà xưởng nên khi cháy ở chung cư thì hệ thống hên xui,

- Người thi công cứ làm hết trách nhiệm test tiết gì đó cho ok hết đi,bảo hành 2 năm là được,

- Chắc lúc đó bơm vẫn còn ok.

- Khi test chung cư có cột áp lớn lưu ý khi test chia cụm 2 người rải rát cách 2 tầng 1 nhóm 2 người đứng ngay vị trí tủ chữa cháy cùng qua bộ đàm để kết hợp đóng mở van xả nước tránh để không khí lọt vào.Vài lần để áp trên sân thượng đạt được cột áp là ok,

- 21 tầng mà trên sân thượng bắn xa tận 12 mét vậy cũng gọi tạm được rồi mình nhớ không lầm(2.3~3 bar gì đó)

- Test phải chia nhau ra phải đảm bảo chữa cháy sprikler và vách tường phải ok

- Bơm càng to thì cũng khó khăn khi vận hành nhưng chủ yếu hệ thống phải ổn định.

- Nói đi cũng nói lại đa phần hệ thống cứu hỏa bằng nước thì cứ áp tiêu chuẩn rồi tính tối đa cũng 500~530 m3/h
- cứ 2 bơm định lượng 1 bơm bù (van tràn ngập(thường cho chữa cháy màng ngăn),van giảm áp,van an toàn là các van không thể thiếu cho các cụm bơm lớn {phải kết nối chuẩn})

- Còn nhà giàu nay toàn chữa cháy bằng khí hết rồi.

- Chia sẽ cùng bạn
 
Chào mọi người,
Mình là lính mới mới tập làm hệ thống PCCC nên có rất nhiều vướng mắc về hệ thống này. Đâu tiên mình muốn bàn đến công suất của bơm cứu hỏa. Mình đã tham gia thi công 1 số dự án có hệ thống PCCC với công suất bơm điện lên đến 132kW, 160kW. Tuy nhiên theo mình nhận thấy đối với các bơm công suất lớn như thế này hệ thống thực sự hoạt động không ổn định.
Vậy có nên chia ra làm nhiều bơm công suất nhỏ không? Có tiêu chuẩn nào đề cập đến công suất tối đa đối với bơm cứu hỏa không? ( tối đa bao nhiêu kW) Ưu nhược điểm của 2 hệ thống khi sử dụng 1 bơm lớn và hệ sử dụng nhiều bơm nhỏ?

Rất mong được mọi người chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau học hỏi về lĩnh vực này
Bản chất của hệ thống PCCC là cần hoạt động tin cậy ngay trong trường hợp sảy ra cháy. Việc chia nhiều hệ thống bơm sẽ chỉ nên áp dụng với dự án có quy mô lớn. Trong đó người ta chia mặt bằng ra làm nhiều zone. Và áp dụng các cụm bơm khác nhau. Việc công suất bơm phụ thuộc vào lưu lượng và cột áp. Theo đường đặc tính bơm sẽ tính toán ra được công suất bơm. Hoặc nội suy theo công thức.
 
Ở đây ý mình đưa ra không phải là vấn đề về lưu lượng và cột áp. Mình đưa ra công suất điện để dễ hình dung về "độ to" của bơm. Tất nhiên là khi mình đưa ra công suất điện này thì đồng nghĩa với việc lưu lượng và cột áp đáp ứng được. Kể cả trong trường hợp chia làm nhiều bơm nhỏ thì lưu lượng và cột áp cũng đáp ứng.
Cái mình quan tâm ở đây là sự ổn định của hệ thống cứu hỏa. Ví dụ đối với hệ sprinkler mà công suất bơm quá lớn, nhưng khi có cháy thì mới chỉ có 2, 3 đầu phun nổ. Giả sử bơm jockey không đáp ứng được (cái này tùy vào cách chọn công suất của bơm jockey). Bơm điện sẽ hoạt động, lúc này bạn sẽ thấy hệ thống có ổn định không? Vì lưu lượng bơm cứu hỏa quá lớn, nên chỉ cần bơm mới khởi động thì đã đạt áp suất ngắt bơm và cứ lặp lại như vậy. Đây là thực tế mình đã chứng kiến khi test đầu phun ở 1 dự án.
Rất mong các bậc tiền bối có kinh nghiệm thiết kế và thi công hệ thống này cùng chia sẻ và đưa ra ý kiến

Bạn hỏi một câu hỏi rất chuẩn. bạn có thể chia nhỏ bằng cách thêm bơm không còn là 1 chạy 1 dự phòng mà là 2 chạy 1 dự phòng hoặc 3 chạy 1 dự phòng. khi bơm bù áp không đáp ứng được thì 1 bơm chạy nếu áp suất tiếp tục giảm thì bơm thứ 2 chạy tiếp giảm nữa thì bơm thứ 3.
nhược điểm của phương án này là giá thành cao hơn do giá 1 bơm lớn thường rẻ hơn 2 bơm nhỏ.
 
Mấu chốt của bơm không phải nằm ở công suất mà là nằm ở lưu lượng và cột áp, từ lưu lượng và cột áp mới ra được công suất.
Nếu chủng loại bơm bạn chọn có giá trị công suất lớn, đạt lưu lượng nhưng k đạt cột áp thì cũng không đảm bảo.
Do đó, bạn có thể sử dụng nhiều bơm chữa cháy theo 2 phương pháp đấu nối:
1. Đấu song song: 2 bơm có cột áp như nhau, lưu lượng khác nhau, lưu lượng sau khi đấu nối sẽ là tổng lưu lượng 2 bơm.
2. Đấu nối tiếp (chủ yếu dùng cho nhà cao tầng, chẳng hạn từ tầng 1 đến 20 dùng 1 bơm, đến tầng 20 lại có 1 phòng bơm để tiếp tục hút từ bơm ở dưới lên) thì 2 bơm có lưu lượng giống nhau, nhưng cột áp khác nhau, cột áp sau khi đấu nối là tổng cột áp 2 bơm.
Nội dung đấu bơm này được trình bày trong các giáo trình thủy lực và cung cấp nước, bạn có thể tự tìm hiểu để rõ hơn.

Ghép 2 bơm song song sẽ cho lưu lượng Qmới
Q của 1 bơm< Qmới< 2*Q của 1 bơm.
"sách quá trình thiết bị trong công nghiệp hóa chất thực phẩm 1"
upload_2018-6-27_10-29-8.png
Q1 bơm<Qmới
upload_2018-6-27_10-29-8.png
 
Ở đây ý mình đưa ra không phải là vấn đề về lưu lượng và cột áp. Mình đưa ra công suất điện để dễ hình dung về "độ to" của bơm. Tất nhiên là khi mình đưa ra công suất điện này thì đồng nghĩa với việc lưu lượng và cột áp đáp ứng được. Kể cả trong trường hợp chia làm nhiều bơm nhỏ thì lưu lượng và cột áp cũng đáp ứng.
Cái mình quan tâm ở đây là sự ổn định của hệ thống cứu hỏa. Ví dụ đối với hệ sprinkler mà công suất bơm quá lớn, nhưng khi có cháy thì mới chỉ có 2, 3 đầu phun nổ. Giả sử bơm jockey không đáp ứng được (cái này tùy vào cách chọn công suất của bơm jockey). Bơm điện sẽ hoạt động, lúc này bạn sẽ thấy hệ thống có ổn định không? Vì lưu lượng bơm cứu hỏa quá lớn, nên chỉ cần bơm mới khởi động thì đã đạt áp suất ngắt bơm và cứ lặp lại như vậy. Đây là thực tế mình đã chứng kiến khi test đầu phun ở 1 dự án.
Rất mong các bậc tiền bối có kinh nghiệm thiết kế và thi công hệ thống này cùng chia sẻ và đưa ra ý kiến
Làm gì có chuyện hệ bơm cứu hỏa công suất 132 kW đến 160 kW hoạt động không ổn định hả Bác. Cái đó chủ yếu là vấn đề cài đặt điểm đầu cuối của hệ thống bơm thôi. Chỉ bác 1 chiêu khi test bơm chữa cháy cho dự án nè. Khi bác test thì nên mở hết vòi cứu hỏa ra, nếu không hệ thống sẽ không ổn định.
lÝ do, lưu lượng đầu vào cho con bơm quá lớn, mà cái vòi phun đầu ra của bác thì nhỏ, điểm này không phải ai làm cũng chú ý đâu. Em gặp trường hợp này nhiều rồi, test bơm cứu hỏa có chủ đầu tư mà mở có 2 vòi trong khi thiết kế tới 8 vòi lận, hệ thống giật ầm ầm. chú ý bác nhé.
Em bên cung cấp bơm pccc nè - Gò vấp bác nhé, cần liên hệ cfe chơi : 0919 023 775
 
Làm gì có chuyện hệ bơm cứu hỏa công suất 132 kW đến 160 kW hoạt động không ổn định hả Bác. Cái đó chủ yếu là vấn đề cài đặt điểm đầu cuối của hệ thống bơm thôi. Chỉ bác 1 chiêu khi test bơm chữa cháy cho dự án nè. Khi bác test thì nên mở hết vòi cứu hỏa ra, nếu không hệ thống sẽ không ổn định.
lÝ do, lưu lượng đầu vào cho con bơm quá lớn, mà cái vòi phun đầu ra của bác thì nhỏ, điểm này không phải ai làm cũng chú ý đâu. Em gặp trường hợp này nhiều rồi, test bơm cứu hỏa có chủ đầu tư mà mở có 2 vòi trong khi thiết kế tới 8 vòi lận, hệ thống giật ầm ầm. chú ý bác nhé.
Em bên cung cấp bơm pccc nè - Gò vấp bác nhé, cần liên hệ cfe chơi : 0919 023 775
Câu chuyện mở 1 hay nhiều vòi phun chính là vấn đề của tính ổn định của hệ thống. Đối với hộp vòi cứu hỏa thì bạn chỉ cần mở 2 vòi là hệ thống bơm đã hoạt động tương đối ổn định. Còn đối với hệ sprinkler. giả sử trường hợp có cháy thật thì câu chuyện 2, hay 3 đầu nổ là vấn đề bạn không thể quyết định được. Khi đó thì hệ thống bơm sẽ hoạt động thực sự không ổn định. Do đó, theo quan điểm của mình đối với hệ thống lớn thì nên chia làm nhiều bơm để đảm bảo hệ thống hoạt động thật sự ổn định. Tuy nhiên mình tìm xem liệu có tiêu chuẩn nào qui định về vấn đề này không thì chưa tìm thấy.
Có những dự án công suất bơm cứu hỏa thực sự khủng khiếp. Khi test hệ thống thì ok, nhưng khi hoạt động thực sự lại là câu chuyện khác.
 
Back
Bên trên