Công Nghiệp Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Để tính toán lượng gió cấp thì chỉ cần dựa vào 2 thông số: nhiệt hiện của phòng và hệ số trao đổi yêu cầu. Cái nào lớn hơn thì lấy.
Còn việc để điều khiển độ ẩm thì phải dựa vào đường đặc tính giữa nhiệt hiện và nhiệt ẩn để chọn gió cấp đầu vào cho phù hợp.
Còn công thức các bác nêu ra ở trước là chỉ dùng để tính công suất lạnh thôi.
 
Dear bác Khoa, vấn đề bác đang nói là đang cấp khí cho khu vực làm lạnh thông thờng cho khu vực văn phòng, khách sạn... nhưng nơi mà người ta không kiểm soát về vấn đề độ ẩm, áp suất phòng.
Đối với lĩnh vực clean room yếu tố nhiệt độ độ ẩm, áp phòng rất quan trọng nên cần phải xác định được trạng thái không khí tại điểm cấp vào phòng và nhiệt độ hoà trộn tại AHU để kiểm soát nên phải xác định được chính xác các giá trị entanpi, nhiệt độ bầu khô, bầu ướt...
Thì chủ thớt đang hỏi về cấp gió thông thường chứ có phải của Clean Room đâu. Bạn đọc lại câu hỏi của chủ thớt đi!
 
Cái cục 200kW của chú thớt là gì?
Nếu là nhiệt hiện (Sensible heat): tính lưu lượng theo delta (t) - hiệu nhiệt độ
Nếu là nhiệt tổng (Total heat = Sensible heat + Latent heat): tính theo delta (h) - hiệu elthalpy
 
Câu hỏi chủ thớt có vẻ không rõ lắm:

TH 1: Tính lưu lượng gió cấp này là lượng gió tươi.
Chỉ một câu hỏi mà nhiều đáp án thế nhỉ, cho em thêm đáp án này nữa.
Từ 200kW đó là công suất lạnh của điều hòa, khi đó ta tính được lưu lượng gió của phần điều hòa ( Phần gió cấp ).
Thứ 2, phần hút ra bao gồm hút cục bộ như phần thông gió nhà vệ sinh, thông gió phòng ... ( Phần hút gió )
Còn phần lưu lượng gió tươi ( Phần cấp ) cần tính sẽ cân bằng với phần cấp gió điều hòa và phần hút gió nữa.

TH2: Lưu lượng gió cấp này là lưu lượng gió của điều hòa.
Q=L*delta I
Delta I là hiệu số của entanpi của không khí ở 2 trạng thái ( Trạng thái 1: Không khí trước xử lý, Trạng thái 2: Không khí sau khi xử lý bằng điều hòa ).

P/s: Không biết có đúng không nữa, các anh chị đừng ném gạch em nhé.
 
Muốn hỏi ý kiến các bác có kinh nghiệm và tính toán lưu lượng gió cấp của quạt.
Nếu một quạt CS 110kW có ghi là total pressure: 10000 Pa, đây là áp suất tĩnh hay áp suất động nhỉ. Làm thế nào để tính lưu lượng thực tế của nó khi dùng để thổi thẳng qua đường ống vào làm mát ghi nhỉ? Các bác giúp với nhé.
 
Muốn hỏi ý kiến các bác có kinh nghiệm và tính toán lưu lượng gió cấp của quạt.
Nếu một quạt CS 110kW có ghi là total pressure: 10000 Pa, đây là áp suất tĩnh hay áp suất động nhỉ. Làm thế nào để tính lưu lượng thực tế của nó khi dùng để thổi thẳng qua đường ống vào làm mát ghi nhỉ? Các bác giúp với nhé.
Total = tổng, có nghĩa đó là áp suất tổng của Quạt = áp suất hút + áp suất đẩy. Để tính đc lưu lượng thực tế thì bạn dựa vào đường đặc tính của Quạt, theo đường ống thiết kế bạn tính ra đc trở lực áp suất đường ống, từ áp suất đường ống tra theo đường đặc tính của quạt bạn có thì ra đc lưu lượng thực tế của đường ống thiết kế !
 
Total = tổng, có nghĩa đó là áp suất tổng của Quạt = áp suất hút + áp suất đẩy. Để tính đc lưu lượng thực tế thì bạn dựa vào đường đặc tính của Quạt, theo đường ống thiết kế bạn tính ra đc trở lực áp suất đường ống, từ áp suất đường ống tra theo đường đặc tính của quạt bạn có thì ra đc lưu lượng thực tế của đường ống thiết kế !

Chỗ này giải thích chưa thõa đáng và đúng nhá. Nếu cứ đưa lên các chính kiến như vậy, người sau vào đọc cũng sẽ theo hướng này, gây ra hiểu nhầm hoặc sinh ra nhiều thắc mắc.
Về đặt tính của Quạt: total pressure là áp suất tổng, áp suất tổng của Quạt gồm 2 phần: áp suất tĩnh và áp suất động.
Áp suất động được tạo ra bên trong bản thân Quạt, phụ thuộc vào loại và kích thước Quạt mà ta chọn. Nên khi thiết kế đường ống không cần để ý tới thông số này.
Áp suất tĩnh chọn bằng áp suất do hệ thống bên ngoài: áp suất tại đường hút và đường đẩy. Người ta gọi nó là total external static pressure.
Bản thân áp suất đường ống hút hay đẩy cũng có 2 phần: áp suất động và tĩnh.
Tuy nhiên với 1 đoạn ống gió thắng thì áp suất động không đáng kể, và được bỏ qua. Nên khi tính chỉ quan tâm áp suất tĩnh do ma sát gây ra.
 
Thanks bạn Honka, tại lâu ngày ko nhớ :D mới kiểm tra lại lý thuyết thì ok roài, lý do nhầm lẫn là do nhớ thiếu chữ Static :D
External Static Pressure: mình đang hiểu là áp suất tĩnh đầu đẩy của quạt
Internal Static Pressure : mình đang hiểu là áp suất tĩnh đầu hút của quạt
Total Static Pressure: mình đang hiểu là tổng của Ex + In. Thường do khi chọn quạt thì tính trở lực đường ống và chọn cột áp quạt( do chức năng của Quạt là hút hoặc cấp nên đường ống cấp và hút chênh nhau rất lớn nên tính trở lực trên đường ống xong thì chọn Cột áp theo ý hiểu của mình ở trên tức là lấy Ex S-P hoặc In S-P. Cách hiểu của mình chưa chuẩn theo lý thuyết nhưng sai số có vẻ ko nhiều :D
- mình bổ sung thêm tý lý thuyết:
+ Tĩnh áp là áp suất cần thiết đề dòng khí thắng sức cản của đường ống và của khối vật liệu
+ Động áp là áp suất cần để dòng khí di chuyển với vận tốc v
Bạn phân tích thêm cho mình rõ hơn sao lại bỏ qua động áp ? trên đoạn ống thẳng thì v1=v2 nhưng trên các đoạn có thay đổi vận tốc thì sao ? ( Côn ... )
 
ok thanks, mình đọc kỹ lại roài, thanks :D cột áp chúng ta đang nói đến là của Quạt nên ko liên quan đến đường ống, do đó áp suất động ở đây là của Quạt :D thanks Honka
 
Chỗ này giải thích chưa thõa đáng và đúng nhá. Nếu cứ đưa lên các chính kiến như vậy, người sau vào đọc cũng sẽ theo hướng này, gây ra hiểu nhầm hoặc sinh ra nhiều thắc mắc.
Về đặt tính của Quạt: total pressure là áp suất tổng, áp suất tổng của Quạt gồm 2 phần: áp suất tĩnh và áp suất động.
Áp suất động được tạo ra bên trong bản thân Quạt, phụ thuộc vào loại và kích thước Quạt mà ta chọn. Nên khi thiết kế đường ống không cần để ý tới thông số này.
Áp suất tĩnh chọn bằng áp suất do hệ thống bên ngoài: áp suất tại đường hút và đường đẩy. Người ta gọi nó là total external static pressure.
Bản thân áp suất đường ống hút hay đẩy cũng có 2 phần: áp suất động và tĩnh.
Tuy nhiên với 1 đoạn ống gió thắng thì áp suất động không đáng kể, và được bỏ qua. Nên khi tính chỉ quan tâm áp suất tĩnh do ma sát gây ra.
Bác Honda nói chuẩn rồi đấy, áp suất tĩnh chủ yếu do lực cản ms đường ống gây ra, áp suất động để dòng không khí có thể di chuyển được với vận tốc v. Tổng cột áp ở đây 10.000 Pa là áp suất cần thiết để khắc phục toàn bộ trở lực của hệ thống.
Có công thức tính lưu lượng dựa trên áp suất không bác nhỉ. Mình nhớ hình như có tính theo chênh áp thôi phải không.
Chẳng hạn lưu lượng thiết kế của quạt tầm 21240m3/h thì khi hoạt động liệu có đạt được lưu lượng như thiết kế không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác Honda nói chuẩn rồi đấy, áp suất tĩnh chủ yếu do lực cản ms đường ống gây ra, áp suất động để dòng không khí có thể di chuyển được với vận tốc v. Có công thức tính lưu lượng dựa trên áp suất không bác nhỉ. Mình nhớ hình như có tính theo chênh áp thôi phải không.
Chẳng hạn lưu lượng thiết kế của quạt tầm 21240m3/h thì khi hoạt động liệu có đạt được lưu lượng như thiết kế không?
Dear Gnuh109
Mình xin gửi bạn Định luật quạt, bạn xem tham khảo nhé:
- n1/n2= Q1/Q2
- SP1/SP2=(n1/n2)^2
- N1/N2=(n1/n2)^3
+ n1,n2: tốc độ
+ SP1,SP2: áp suất tĩnh
+ Q1, Q2: lưu lượng
+ N1,N2: công suất điện
 
Chào các bác ! Em lục lọi mãi trên diễn đàn không tìm thấy câu trả lời cho giải đáp của mình như sau :
Em tính ra tải lạnh cho tầng trệt cho công trình gồm 5 phòng khoảng 200 KW . nhưng cái băn khoăn lớn nhất là không biết áp dụng công thức nào để quy đổi Q=200Kw ấy thành lưu lượng gió cấp cho công trình (m3 /s hoặc lit/s cũng được các bác nha ) Các bác giúp em nha !
Thanks các bác nhiều .:D
theo sư phụ của tiểu đệ thì lấy
Chào các bác ! Em lục lọi mãi trên diễn đàn không tìm thấy câu trả lời cho giải đáp của mình như sau :
Em tính ra tải lạnh cho tầng trệt cho công trình gồm 5 phòng khoảng 200 KW . nhưng cái băn khoăn lớn nhất là không biết áp dụng công thức nào để quy đổi Q=200Kw ấy thành lưu lượng gió cấp cho công trình (m3 /s hoặc lit/s cũng được các bác nha ) Các bác giúp em nha !
Thanks các bác nhiều .:D
theo em thì chẳng cần tính nhiều công thức làm gì. trước tiên bác cứ chọn máy 2 hp, 3hp ... tùy bác . khi bác chọn xong rồi thì theo từng phòng bác sẽ có số máy FCU phù hợp . sau đó bác dựa vào catolog thì sẽ tìm đk lưu lượng của từng con FCU bác vừa chọn. tổng nó laị thì sẽ ra lưu lượng .
 
Dân đúng ngành xin trình một bản tính chuẩn theo sách thiết kế AHU
 

Đính kèm

  • Untitled.png
    Untitled.png
    151.1 KB · Xem: 321
Back
Bên trên