Cột áp bơm nước lạnh chiller

binhjuki

Thành Viên [LV 1]
Mấy anh cho em hỏi tí, em có đọc trên diễn đàn là về việc tính cột áp cho bơm nước lạnh chiller là k cần tính tổn thất độ cao cho tòa nhà do đường hút và đường đẩy của bơm nối thông nhau trong một vòng nên áp suất tĩnh là như nhau, vậy giờ em sử dụng hai hệ bơm, một hệ dùng để đẩy và một hệ dùng để hút nước lạnh về chiller, vậy tùy vào đó ta phân chia cột áp cho hai hệ là:
Đối với hệ bơm đặt trên cao thì hệ đẩy em chỉ tính tổn thất cho chiller và các dàn fcu và ahu (xa nhất) bao gồm trở lực ma sát và cục bộ, tê cút... còn hệ bơm hút thì cột áp là chênh lệch độ cao là 1m ống/1mH2O cách của em nói có giống như mấy anh nói hay k
vì em thấy có công trinh chỉ dùng một hệ bơm cho đi và về.MOng mấy anh giải thích jum em. Thanks all.
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

bạn đang thiết kế hay bạn làm đồ án, bài tập vậy ?
theo như các công trình tôi đã thi công cho tòa nhà 7 tầng, và 9 tầng, thì hệ thống chỉ dùng 1 bơm là đủ, trong cả 2 trường hợp đặt dưới đẩy lên, và đặt trên đẩy xuống.
về mặt áp suất tĩnh, nói thêm để bạn hiểu. khi hệ thống ống nước đặt cho nhà cao tầng, thì áp đo thành ống tại tầng 1 và tầng 7 chênh nhau tới 3,5 kg/cm2, chứ không phải là bằng nhau như bạn hiểu. đấy là thực tế thi công, nếu bạn đọc trong sách không có thì tham khảo số này nhé.
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

Ah,nhu vay theo em hieu thi tuỳ vào trường hợp đẩy lên hay đẩy xuống mà cột áp bơm tính cho hệ mộtcụm bơm mà ta tính cột áp thuỷ tĩnh cho bơm mà k phải bị triệt tiêu tổn thất giữa đường đẩy và đường hút đúng đúng k anh, cho em hỏi thêm thì hệ một cụm bơm với hệ hai cụm bơm như em nói thì hệ nào dùng tốt hơn anh
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

thực tế khi tính bơm bạn vẫn cần tính tổn thất áp trên đường ống, ví như bạn đưa lạnh đi gần hay xa thì bơm cũng khác nhau, hoặc dùng ít ống mà ống to khác với nhiều ống mà ống bé. còn trường hợp nhà cao tầng thì cần tính thêm lực đẩy lên cao. tuy nhiên thủy động học có khác chút, đó là đẩy lên bạn tốn lực thì nước hồi về có động năng nên giảm bớt hao tốn đó. nhưng không có nghĩa là không mất chút nào để đẩy lên.
về điều bạn hỏi 1 bơm hay 2 bơm, theo tôi, nếu 2 bơm giống nhau thì cũng chỉ như 1 bơm thôi. trừ phi 2 bơm có cấu tạo khác nhau hay chức năng hoạt động khác nhau.
thân
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

bạn đang thiết kế hay bạn làm đồ án, bài tập vậy ?
theo như các công trình tôi đã thi công cho tòa nhà 7 tầng, và 9 tầng, thì hệ thống chỉ dùng 1 bơm là đủ, trong cả 2 trường hợp đặt dưới đẩy lên, và đặt trên đẩy xuống.
về mặt áp suất tĩnh, nói thêm để bạn hiểu. khi hệ thống ống nước đặt cho nhà cao tầng, thì áp đo thành ống tại tầng 1 và tầng 7 chênh nhau tới 3,5 kg/cm2, chứ không phải là bằng nhau như bạn hiểu. đấy là thực tế thi công, nếu bạn đọc trong sách không có thì tham khảo số này nhé.

Hi, bác

Mình góp ý một chút
- Áp suất tỉnh đảm bảo 100% là bằng nhau trong một mạch kín (thực tế và lý thuyết cũng vậy).
- Áp suất bạn đo bằng áp kế là đo áp suất tỉnh + áp suất động học (do lưu tốc, trở lực tại đó) dĩ nhiên nó sẽ khác nhau.
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

Vậy mấy anh có thể cho em một cách tính chuẩn xác về cách tính cột áp cho bơm được không ah với các trường hợp mà em nêu cảm ơn mấy anh nhiều
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

Hi, bác

Mình góp ý một chút
- Áp suất tỉnh đảm bảo 100% là bằng nhau trong một mạch kín (thực tế và lý thuyết cũng vậy).
- Áp suất bạn đo bằng áp kế là đo áp suất tỉnh + áp suất động học (do lưu tốc, trở lực tại đó) dĩ nhiên nó sẽ khác nhau.

bạn nói đúng, nhưng điều đó tôi đã giải thích rồi.
với 1 mạch kín, thì nước hồi về có động năng nên việc tính áp suất khác, nhưng nếu cấp nươc sinh hoạt, tức là không có nước hồi về, thì việc tính lực đẩy lên tầng cao không thể bỏ qua.
ngoài ra, khi bạn chạy máy bơm cho mạch kín, việc tạo áp suất ban đầu để đẩy nước lên không thể không tính, vì áp suất đó phải thắng quán tính nước trong ống thì mới đẩy lên được, có nước lên thì mới có nước về. sao vậy, vì trong ống áp suất tại các điểm không giống nhau, và nước có độ co giãn theo áp suất nữa. tại điểm cao nhất, có thể áp suất gần bằng không.
tuy nhiên, các máy bơm nước thông dụng hiện nay thường tạo được áp suất tới 3-3,5 kg/cm2. như vậy dư sức đẩy lên tầng 5-7. bởi vậy, thực tế ít khi phải tính đến áp suất theo chiều cao ống nước với nhà 5 tầng trở lại, cao hơn chút cũng không đòi hỏi nhiều về tính toán. chủ yếu tính lưu lượng và trở lực ống thôi.
thân
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

Vậy mấy anh có thể cho em một cách tính chuẩn xác về cách tính cột áp cho bơm được không ah với các trường hợp mà em nêu cảm ơn mấy anh nhiều

Mình cho là, trong trường hợp bạn hỏi ở bài post đầu.Áp suất cột áp bơm được tính dựa trên tổng tổn thất áp suất trên toàn hệ ống kín.
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

Tóm tắt bài toán của binhjuki . " Tính chọn áp suất bơm cho hệ thống tuần hoàn nước lạnh chiller cho toà nhà cao tầng" (giả thiết là hệ kín, điền đầy nước)

Giải đáp là:

Vì đây là một hệ ống kín nên không bị ảnh hưởng bởi áp suất tĩnh (độ cao), do đó, áp suất đẩy của bơm chỉ cần lớn hơn trợ lực ma sát trên đường đi và trở lực cục bộ gây ra bởi thiết bị là hệ thống sẽ tuần hoàn.

Giải thích:

Để giải thích, bài toán của binhjuki được đơn giản hoá bằng bằng hình dưới bài post.
Đánh giá sánh áp suất tĩnh tại điểm A (đẩy) và điểm B (hút). Nếu đặt vấn đề như binhjuki, tách hệ kín làm 2 hệ, đẩy và hút(ở bài post đầu) thì có vẻ như là áp suất tại A phải lớn hơn cột áp gây ra bởi độ cao của toà nhà để tuần hoàn nước. Tuy nhiên, điều này là sai.

Điểm B cũng chịu áp suất tĩnh gây ra bởi cột nước hồi về, do đó áp suất tĩnh tại A(đẩy) và B (hút) là bằng nhau.

Tóm lại, trong một hệ tuần hoàn cấp nước lạnh cho chiller, áp suất của bơm chỉ cần thắng trở lực của hệ thống, bất chấp độ cao của toà nhà.


closepipingsystem.jpg


Mình chỉ có đọc sách thôi, chưa sờ vào bơm bao giờ, nên any comment are welcome!

P. T. L
 
Ðề: Cột áp bơm nước lạnh chiller

ngoài ra, khi bạn chạy máy bơm cho mạch kín, việc tạo áp suất ban đầu để đẩy nước lên không thể không tính, vì áp suất đó phải thắng quán tính nước trong ống thì mới đẩy lên được, có nước lên thì mới có nước về. sao vậy, vì trong ống áp suất tại các điểm không giống nhau, và nước có độ co giãn theo áp suất nữa. tại điểm cao nhất, có thể áp suất gần bằng không.

Hi, bác

Lúc mồi nước vào bơm người ta mồi nước cả hai đầu chứ không phải là một đầu. Thường khi đó nếu hệ có van bypass người ta sẽ mở van thông nhau để cân bằng cột áp trước khi bơm, chứ không ai để bơm thế mà bơm thẳng đâu.

Nếu mồi có một phía thì :) bơm phải size lớn rất nhiều, không cần thiết.

Còn về nước bị "co giãn" thì đảm bảo với bạn là "gần như không co giãn do áp suất như không khí". Với cột áp nước 11km cũng không có nhận thấy bất kỳ sự co giãn nào (có bài về thực tế này khi người ta khảo sát vực 11km bằng tiềm thuỷ cầu)

Điểm cao nhất của mạch hở áp suất tất nhiên bằng áp suất môi trường ngoài vì lúc đó không còn cột áp.

Còn mạch kín, không có khái niệm điểm cao nhất.

Nếu mạch hở thì tuỳ thuộc độ chênh lệch giữa hai mạch (hiệu ứng bình thông nhau).

Thân chào
 
các anh chỉ dùm em. Khi tính tổn thất áp suất động trên đướng ống chiller thì có phải tính cả đường cấp và hồi không. Thanks!
 
Trong quá trình sử dụng hệ thống điều hòa chiler nếu cần xử lý vấn đề về cáu cặn, rong tảo thì anh gọi em nhé!
Làm sạch cáu cặn, rong tảo trong hệ thống giải nhiệt bằng nước tuần hoàn hở (Thiết bị trao đổi nhiệt, tháp giải nhiệt và hệ thống van, đường ống) - hệ thống điều hòa Chile, máy công nghệ, chức năng:

- Loại bỏ cặn đã bám trong hệ thống.

- Chống tái tạo lại cặn.

- Diệt rêu, tảo trên tháp và trong nước tuần hoàn.

- Không phải xả bỏ nước (khi chưa dung hóa chất)

- Không cần xử lý nước đầu vào.

- Không cần sử dụng hóa chất (ảnh hưởng tới tuổi thọ thiết bị).

- Không còn phải dừng hệ thống để bảo trì định kỳ.

- Tiết kiệm nhân công vận hành.

- Không lo lắng đến kỳ bảo trì chưa, không lo lắng hệ thống cặn bám thế nào rồi.
- Tiết kiệm điện

- Tăng tuổi thọ thiết bị trao đổi nhiệt. 1. link catalog


http://www.mee-vietnam.com/Water Treatment.pdf

2 Thông tin tham khảo thêm, em gửi anh link video dự án: https://www.youtube.com/channel/UClp711bken8vekEJvRjXuog

nếu xác định được với chi phí đầu tư phù hợp, bên em sẽ có thể đặt thiết bị trước chạy thử khoảng 30-45 ngày, đảm bảo chứng minh sự hoàn hảo của thiết bị.

Liên hệ: 0988 35 7768

Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác của anh!
 
Back
Bên trên