Thảo luận Cùng bàn về hệ thống hút khói hành lang

Xikar

Thành Viên [LV 0]
Chào các bác
- Em đang nghiên cứu về hệ thống hút khói hành lang, thấy tiêu chuẩn cứ loạn cả lên.
Nếu tính theo 5687 thì công thức tính theo tiết diện cửa thoát hiểm, mà cửa thoát hiểm thì dự án nào chả giống nhau, kích thước không lệch nhau là mấy.
- Do đó nếu hành lang rộng , dài hay nhỏ thì mà cửa như nhau thì cho ra 1 kết quả.
Em lên Sở PCCC thì họ nói cứ tính thành bội số 20 lần, cái này tuy chả có tiêu chuẩn gì nhưng mà lại có lý.
- Phần lưu lượng thì coi như ổn nhưng đến phần kích thước ống và cửa.
Em toàn tính theo duct checker, vận tốc gió 13~15m/2, vận tốc gió qua cửa ~8m/s
Tuy nhiên khi gặp CDT họ hỏi cái vận tốc này lấy đâu ra gì ớ người, vì tiêu chuẩn VN thì không quy định, tiêu chuẩn nước ngoài thì em cũng chưa rõ cái phần mềm này lấy thông số ở đâu.

Vậy mong các bác trong diễn đàn chỉ giúp em về vận tốc gió trong ống và qua cửa trong các tiêu chuẩn nước ngoài để em có cớ cãi lại CDT với :D
Cảm ơn các bác
7dJAYWz.jpg

YE4DC3x.jpg
 
Bạn xem theo tài liệu Hướng dẫn thiết kế Điều hòa không khí và thông gió - PGS.TS Nguyễn Đức Lợi,
Hoặc theo file đính kèm lấy theo Tài liệu của Carrier.
+ Về vận tốc cửa gió ra có thể lấy nhỏ hơn 5m/s như theo TC 5687-2010 hoặc Singapore cũng được.
8m/s thì cao quá mà lại tăng trở lực chọn quạt >>> Tăng giá tiền đầu tư.
 

Đính kèm

  • Recommend velocity.png
    Recommend velocity.png
    123.8 KB · Xem: 212
Bạn xem theo tài liệu Hướng dẫn thiết kế Điều hòa không khí và thông gió - PGS.TS Nguyễn Đức Lợi,
Hoặc theo file đính kèm lấy theo Tài liệu của Carrier.
+ Về vận tốc cửa gió ra có thể lấy nhỏ hơn 5m/s như theo TC 5687-2010 hoặc Singapore cũng được.
8m/s thì cao quá mà lại tăng trở lực chọn quạt >>> Tăng giá tiền đầu tư.
Bác có thể cho em xin tài liệu của Carrier được ko bác.
Tuy nhiên vấn đề là theo sách của thầy Lợi hay Carrier thì nó vẫn không phải là 1 tiêu chuẩn chính thống.
Nếu đưa ra gặp phải chủ đầu tư cứng thì họ vẫn gạt những hướng dẫn này ra vì nó chưa phải là tiêu chuẩn.
 
8m/s là sai rồi, vận tốc tại cửa theo tiêu chuân phải bé hơn 5m/s khi có xự cố để không cản trở người chạy nạn . Theo CP 13 nhé
 
Mà cho mình thắc mắc tí, bội số 20 lần của pccc chữa cháy đưa ra là bội số của thể tích lồng thang hoặc buồng đệm hả bạn. Mình chưa hiểu được cách tình này. Mong được giải đáp:-/
 
Mà cho mình thắc mắc tí, bội số 20 lần của pccc chữa cháy đưa ra là bội số của thể tích lồng thang hoặc buồng đệm hả bạn. Mình chưa hiểu được cách tình này. Mong được giải đáp:-/
Cái này là PCCC nói cứ làm như thế đi, thú thật mình cũng k hiểu họ lấy cơ sở ở đâu
 
Cái này là PCCC nói cứ làm như thế đi, thú thật mình cũng k hiểu họ lấy cơ sở ở đâu
Ý mình là bộ số 20 lần tức là tổng thể tích lồng thang x 20 lần phải không bạn. Vì mình muôn hiểu nó để pccc nó bắt thì mình còn biết mà làm

Gửi từ Redmi Note 2 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
 
Mà cho mình thắc mắc tí, bội số 20 lần của pccc chữa cháy đưa ra là bội số của thể tích lồng thang hoặc buồng đệm hả bạn. Mình chưa hiểu được cách tình này. Mong được giải đáp:-/
có 2 cách tính hút khói
Lưu lượng hút khói = bội số trao đổi (20 lần/h)x thể tích hành lang
cách 2 theo TCVN 5687
còn tính với tăng áp
Lưu lượng tăng áp= lưu lượng rò rỉ qua cua dong+ lưu lượng qua cửa mở ( 3 cửa mở với chung cư và tất cả các cửa mở với bệnh viện khách sạn) với độ chênh áp là 20pa khi cửa mở
Lưu luong tăng áp = lưu lượng rò rỉ qua tất cả các cửa đóng ( với độ chênh áp là 50Pa)
so sánh 2 lưu lượng đó lưu lượng nào lớn hơn thì lấy đó làm lưu lượng tăng áp.
 
có 2 cách tính hút khói
Lưu lượng hút khói = bội số trao đổi (20 lần/h)x thể tích hành lang
cách 2 theo TCVN 5687
còn tính với tăng áp
Lưu lượng tăng áp= lưu lượng rò rỉ qua cua dong+ lưu lượng qua cửa mở ( 3 cửa mở với chung cư và tất cả các cửa mở với bệnh viện khách sạn) với độ chênh áp là 20pa khi cửa mở
Lưu luong tăng áp = lưu lượng rò rỉ qua tất cả các cửa đóng ( với độ chênh áp là 50Pa)
so sánh 2 lưu lượng đó lưu lượng nào lớn hơn thì lấy đó làm lưu lượng tăng áp.
Bác Tuấn ơi, tiêu chuẩn áp dụng tất cả các cửa mở cho bệnh viện ở đâu thế. Thế thì quạt lớn lắm.
 
có 2 cách tính hút khói
Lưu lượng hút khói = bội số trao đổi (20 lần/h)x thể tích hành lang
cách 2 theo TCVN 5687
còn tính với tăng áp
Lưu lượng tăng áp= lưu lượng rò rỉ qua cua dong+ lưu lượng qua cửa mở ( 3 cửa mở với chung cư và tất cả các cửa mở với bệnh viện khách sạn) với độ chênh áp là 20pa khi cửa mở
Lưu luong tăng áp = lưu lượng rò rỉ qua tất cả các cửa đóng ( với độ chênh áp là 50Pa)
so sánh 2 lưu lượng đó lưu lượng nào lớn hơn thì lấy đó làm lưu lượng tăng áp.
Vậy thì em hiểu rồi. Chư tăng áp mà tính kiểu bội số. Em không hiểu. Còn như a giải thích thì ok rồi. Còn 20 lần em thì em chịu. Chứ theo CP thì chỉ trên 10 khi có cháy thôi mà nhỉ. Em toàn normal 6 ach, cháy 10 ach cho hành lang. Còn điều áp. Cứ CP hay BS mà làm thôi.

Gửi từ Redmi Note 2 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
 
Vậy thì em hiểu rồi. Chư tăng áp mà tính kiểu bội số. Em không hiểu. Còn như a giải thích thì ok rồi. Còn 20 lần em thì em chịu. Chứ theo CP thì chỉ trên 10 khi có cháy thôi mà nhỉ. Em toàn normal 6 ach, cháy 10 ach cho hành lang. Còn điều áp. Cứ CP hay BS mà làm thôi.

Gửi từ Redmi Note 2 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
theo cách giải thik của Sở PCCC là như này,10 lần là chỉ áp dụng cho tầng hầm. ở các tầng trên khói ảnh hưởng nhiều hơn vì vậy cần có sự an toàn và bội số phải cao hơn nên là 20 lần
 
theo cách giải thik của Sở PCCC là như này,10 lần là chỉ áp dụng cho tầng hầm. ở các tầng trên khói ảnh hưởng nhiều hơn vì vậy cần có sự an toàn và bội số phải cao hơn nên là 20 lần
A thấy k hợp lý lắm. Quan trọng nguồn khói ở đâu ra. Như cách tính cho vùng chung (NFPA, IBC, AS, SS...) như: Trung tâm thương mại, hay khu vực lớn (large area) thường tính theo nguồn cháy. ví dụ cho văn phòng (có sử dụng hệ Spinkler) là tầm 1000kW nhiệt (với vậy liệu cháy dạng cứng steady heat). Hành lang thì làm gì mà nhiều khói bằng khi hầm cháy.
 
A thấy k hợp lý lắm. Quan trọng nguồn khói ở đâu ra. Như cách tính cho vùng chung (NFPA, IBC, AS, SS...) như: Trung tâm thương mại, hay khu vực lớn (large area) thường tính theo nguồn cháy. ví dụ cho văn phòng là tầm 1000kW nhiệt (với vậy liệu cháy dạng cứng steady heat). Hành lang thì làm gì mà nhiều khói bằng khi hầm cháy.
a dọc NFPA 92 về hút khói, công thức lằng nhằng, quá nhiều công thức luôn, hôm e nghiệm thu với sở PCCC e cũng hỏi về bội số trao đổi ông phó phòng cũng chỉ bảo lấy 20 lần, còn qui định ở đâu thì ko nói, và ông bảo tính theo lượng nhiệt thì quá khó rồi. e nghĩ vì thật ra văn phòng, hay chung cư đâu thế biết là cháy do chất gì để xác định nhiệt sinh ra.
 
Back
Bên trên