Thảo luận Cùng bàn về hệ thống hút khói hành lang

Có một điều hơi vô lý của TCVN của mình là: Đòi hỏi khi cửa mở của tăng áp buồng thang, áp suất trong buồng thang đòi hỏi vẫn phải duy trì tối thiểu 20Pa, đo tại điểm ra của buồng thang. Trong khi đó các tiêu chuẩn nước ngoài chỉ nói P = 10 Pa.
Vậy đã có anh em nào test gió trong trường hợp này đạt được con số 20Pa chưa?
Tôi đo của một vài công trình đã làm nhưng không bao giờ đạt. Kể cả 10Pa cũng khó, cuối cùng phải xì ít tiền cho PCCC mới đạt. :)


Mình nghĩ bạn tính thiếu công suất quạt và cột áp hay sao ấy chứ.
Nếu mở 2 - 3 cửa một lúc chắc chắn đạt mà. Mình chưa phải chi tiền cho PCCC vì không đạt áp suất cả. Mình ở Hà Nội.
 
Mình nghĩ bạn tính thiếu công suất quạt và cột áp hay sao ấy chứ.
Nếu mở 2 - 3 cửa một lúc chắc chắn đạt mà. Mình chưa phải chi tiền cho PCCC vì không đạt áp suất cả. Mình ở Hà Nội.
Mình ko tính, mà mình thi công theo bản vẽ, thi công theo các thông số của đơn vị tư vấn thiết kế nước ngoài họ đưa ra. Nếu vậy thì có khả năng bị xì gió trong riser, tuy nhiên cũng đã ktra kỹ riser rồi.
 
có 2 cách tính hút khói
Lưu lượng hút khói = bội số trao đổi (20 lần/h)x thể tích hành lang
cách 2 theo TCVN 5687
còn tính với tăng áp
Lưu lượng tăng áp= lưu lượng rò rỉ qua cua dong+ lưu lượng qua cửa mở ( 3 cửa mở với chung cư và tất cả các cửa mở với bệnh viện khách sạn) với độ chênh áp là 20pa khi cửa mở
Lưu luong tăng áp = lưu lượng rò rỉ qua tất cả các cửa đóng ( với độ chênh áp là 50Pa)
so sánh 2 lưu lượng đó lưu lượng nào lớn hơn thì lấy đó làm lưu lượng tăng áp.
Tiêu chuẩn nào quy định lấy ACH = 20 vậy bác ?
 
Điều vô lý thứ 2 của tiêu chuẩn của mình là: Quy chuẩn việt nam/ QCVN-06: 2010/BXD có khá nhiều thông số và nhiều điểm xung đột với TVCN 5687-2010. Vậy cái nào chính thức được áp dụng? Tôi thấy TCVN hay QCVN của mình rất lởm khởm, vì không đồng nhất quan điểm thiết kế.
Theo mình được biết TC thì để tham chiếu, không có tính bắt buộc. Nhưng QC thì là bắt buộc do quốc gia ban hành. Do đó QC thì cao hơn TC
 
Hút khói hành lang tính bội số trao đổi 20 lần là đúng rồi.
Vận tốc trong ống có thể đạt 17 m/s ( tiêu chuẩn BS_EN_12101_6_2005).
Phải hiểu là khi cháy, cần phải cấp gió hoặc hút gió càng nhanh càng tốt để tăng áp hoặc hút khói, vì vậy vận tốc gió trong ống lớn hơn bt là hiểu được.
Vận tốc hút khói <= 5m/s ( TCVN 5687_2010).
Vận tốc ra của miệng gió tăng áp cầu thang: Thiết kế mở đều các miệng gió, đảm bảo lưu lượng ra càng nhiều và càng nhanh càng tốt để đảm bảo áp suất khi đóng cửa có thể đạt đến 50Pa trong 5 phút, khi mở cửa tối thiểu phải đạt 20Pa. Vậy vận tốc gió qua cửa cũng sẽ lớn hơn bt đều ok.
Mình thấy các bạn mình đi thi công công trình nhà nước thì cứ hút khói là 20 lần air change - cái này cơ sở chưa rõ ràng lắm, nhưng mà bên PCCC bảo là theo lượng khói+nhiệt đám cháy phát sinh là đúng, đúng cho cả tầng hầm. Giá trị bội số của họ là có cơ sở khi lấy = 9 lúc có cháy. Tài liệu cụ thể thì mình chưa sắp xếp. hihi.
+ Còn vận tốc gió trong ống cao 10-15 m/s là bt khi có cháy. (1.5 lần bt)
+ Vận tốc hút khói <= 5m/s ( TCVN 5687_2010) - thì mình nghĩ là vận tốc gió trên mặt cắt ngang không gian chạy nạn thì đúng hơn. Miệng hút khói đặt trên cao, nếu có vận tốc hút lớn thì phương tác dụng của lực cũng vuông góc vs đường chạy, chiếu xuống là bằng 0.
+ Còn về thời gian đạt áp 50Pa dư, thì mình nghĩ chỉ dưới 1'30'' thôi. 5' là nhiều rồi. :)
 
Có bạn nào biết về tăng áp cho mình hỏi chút.
+ Khi tính lưu lượng gió tràn qua cửa mở, nếu cửa 2 cánh thì chỉ tính 1 cánh, hay tính cả 2 cánh.
 
Có bạn nào biết về tăng áp cho mình hỏi chút.
+ Khi tính lưu lượng gió tràn qua cửa mở, nếu cửa 2 cánh thì chỉ tính 1 cánh, hay tính cả 2 cánh.
Hỏi vớ vẩn.
Tính lưu lượng gió tràn qua cửa mở là tính qua diện tích mở, vậy thì 1 cánh hay 2 cánh thì quan trọng gì, số cánh là để tính trở lực thôi.
 
Hỏi vớ vẩn.
Tính lưu lượng gió tràn qua cửa mở là tính qua diện tích mở, vậy thì 1 cánh hay 2 cánh thì quan trọng gì, số cánh là để tính trở lực thôi.

Tại sao lại vớ vẩn vậy bạn khvac:
Với công thức Tổng lưu lượng không khí thổi qua cửa thoát hiểm Q = n x F x v (m3/h). Trong đó F là diện tích của cửa thoát hiểm, n số cửa mở đồng thời, v vận tốc qua cửa. Vậy cửa F = 900x2100 (cửa 1 cánh) có khác cửa F = 1200x2100 (cửa 2 cánh) hay F = 1800x2100 (cửa 2 cánh) không bạn ????????????
 
Tại sao lại vớ vẩn vậy bạn khvac:
Với công thức Tổng lưu lượng không khí thổi qua cửa thoát hiểm Q = n x F x v (m3/h). Trong đó F là diện tích của cửa thoát hiểm, n số cửa mở đồng thời, v vận tốc qua cửa. Vậy cửa F = 900x2100 (cửa 1 cánh) có khác cửa F = 1200x2100 (cửa 2 cánh) hay F = 1800x2100 (cửa 2 cánh) không bạn ????????????
Trong 5687 có ghi là đối với cửa 2 cánh thì tính theo cửa có kích thước lớn hơn đó bạn
 
Tại sao lại vớ vẩn vậy bạn khvac:
Với công thức Tổng lưu lượng không khí thổi qua cửa thoát hiểm Q = n x F x v (m3/h). Trong đó F là diện tích của cửa thoát hiểm, n số cửa mở đồng thời, v vận tốc qua cửa. Vậy cửa F = 900x2100 (cửa 1 cánh) có khác cửa F = 1200x2100 (cửa 2 cánh) hay F = 1800x2100 (cửa 2 cánh) không bạn ????????????
OK sorry bạn nhé. Mình đọc nhầm sang cánh của VCD là 1 cánh hay 2 cánh :). Còn nếu tính số cánh cửa thoát hiểm ( diện tích cửa thoát hiểm), thì như Xikar nói. :)
 
Mình vẫn chưa có được câu trả lời về vận tốc gió trong ống hút khói quy định trong mục nào của tài liệu nào, các bạn @hitboynoluv @khvac @tranquyet1213 có thể chỉ giúp mình dc k
Cái này em cũng đang nghiên cứu. Nếu có 1 công thức liên hệ giữa Vận tốc và trọng lượng riêng là có thể tìm ra được. Vì trong 5687 có nói về vận tốc khói trong mục 6.10
 
Theo TC CP 13 quy định hút khói hành lang hệ số ACH=10. khi tính ta tính cho 3 tầng (tầng có cháy và 2 tầng liền kề).
 
Chào các bác, còn ai theo dõi chủ đề này không ạ? em mới làm mảng này nhưng thấy có nhiều cách tính quá. Không biết nên theo cách nào cho chuẩn.
Em có bài toán như sau:
+ TH1: Hành lang dài 35m, rộng 1.5m, cao 3m
Cách 1: tính theo bội số Q1=35*1.5*3x20ACH
Cách 2: tính theo phụ lục L.1 TCVN5687 =>Q1 (TH này chiều dài hành lang thay đổi lưu lượng vẫn không đổi)
+ TH2: Hành lang dài 50m, rộng 1.5m, cao 3m
Cách 1: Tính theo bội số Q2=50*1.5*3*20ACH
Cách 2: tính theo phụ lục L.1 TCVN5687, tuy nhiên hành lang 50m>45m quy định mục D.4 QC06, như vậy có phải chia hành lang thành 2 đoạn mỗi đoạn 45m tính Q2=Q1*2
+ TH3: Hành lang dài 70m, rộng 1.5m, cao 3m
Cách 1: Tính theo bội số Q3=70*1.5*3*20ACH
Cách 2: tính theo phụ lục L.1 TCVN5687, do hành lang 70m>60m theo mục 3.3.5 QC06. chia hành lang thành 2 đoạn mỗi đoạn 35m, và có cửa ngăn cháy loại 2, như vậy có thể tính Q3=Q1, và dùng van MFD để phân chia 2 khu vực hành lang riêng biệt
Em thấy tính toán theo bội số nhỏ hơn rất nhiều so với tính theo L.1 TCVN.
Các bác cho em ý kiến với ạ.
 
Trong QC 08 mỗi vùng khói chỉ dược 900m2 và hút khói 2 tầng tầng trên và dưới tầng hầm
Với tăng áp cầu thang, cửa chỉ mở 1,2 cửa là dược, đơn vị thí nghiệm bên mình đo toàn đạt >20Pa, chủ yếu là ko đạt tăng áp thang máy thôi bạn ạ
Hello cụ, sorry lại lôi cái post lâu lắc này lên. Nhưng mình có thể thắc mắc chỗ này được ko ?
1. Như bác khvac có nêu : TCVN quy định diện tích hút khói tối đa là 1,600 m2 để tính toán.
QCVN06 quy định diện tích hút khói tối đa là 3,000m2 nhưng không nêu cụ thể tính toán.
QCVN08 là 900m2 ??? Mình nhớ QCVN 08 là chuẩn về mặt nước của BTNMT. Chắc nhầm lẫn.
2. TCVN là tham khảo, QCVN là bắt buộc. Vậy trong trường hợp này ta hiểu như thế nào ? Công thức G=678.8xxxx... được tính cho vùng khói tối đa là 3,000 m2 hay 1,600 m2 ? Nếu theo 1,600 m2 thì QCVN 06 chẳng có nghĩa lý gì sao ?
 
Back
Bên trên