đầu sprinkler phòng cao 20m

hthanh02016

Thành Viên [LV 0]
Các bác cho e hỏi, e đang thiết kế 1 công trình có đầu sprinkler cho 1 sảnh khách sạn có chiều cao gần 20m, theo tcvn thì phòng 20m vẫn bố trí đầu sprinkler,nhưng nếu lắp đầu sprinkler ở chiều cao như thế e nghĩ khi có cháy thì rất lâu đầu sprinkler mới hoạt động?như vậy liệu có cách nào bố trí đầu sprinkler chữa cháy hiệu quả ở chiều cao như vậy không? xin mọi người cho ý kiến.
 
Mấy cái nhà xưởng chỉ có 1 tầng và cao chót vót, có cái cũng cao tới 20m mà vẫn lắp sprinkler sát mái là chuyện thường (loại 68oC)
Nên cái sảnh của bạn cũng ko vấn đề gì.
Nếu cảm thấy vẫn không yên tâm thì thử đàm phán hạ trần xuống xem sao, 20m thì quả là cao thật
 
Các bác cho e hỏi, e đang thiết kế 1 công trình có đầu sprinkler cho 1 sảnh khách sạn có chiều cao gần 20m, theo tcvn thì phòng 20m vẫn bố trí đầu sprinkler,nhưng nếu lắp đầu sprinkler ở chiều cao như thế e nghĩ khi có cháy thì rất lâu đầu sprinkler mới hoạt động?như vậy liệu có cách nào bố trí đầu sprinkler chữa cháy hiệu quả ở chiều cao như vậy không? xin mọi người cho ý kiến.
Khí nóng bốc lên, khí lạnh chìm xuống! Nguyên tắc về khí nhiệt động học rất cơ bản đó bạn. Như thế, bạn để các đầu spinkler ở trên cao thì tại càng dễ nhạy. Năng lượng nóng bốc lên cao bị trần hay sàn cản lại nên lớp không khí gần trần sẽ rất nóng và khi nhiệt độ đạt thì đầu spinkler sẽ nổ thôi!
 
TCVN cho phép chiều cao bố trí chữa cháy tự động tối đa là 20m.
Và lưu lượng diện tích tính toán như sau:
7336.png

- Nếu so sánh với barng2 thì trên khi chiều cao trên 10m thì lưu lượng tính toán nhỏ hơn nhiều, nhưng diện tích tính toán thì lớn hơn tý.
(Mình vừa làm thiết kế cho 1 công trình ở Hưng Yên, cũng dùng bảng này để thuyết phục mấy ông trên sở để giảm lưu lượng bơm)
- Có điều mình không hiểu sao lượng nước yêu cầu lại nhỏ hơn bảng 2 tuy cùng 1 nguy cơ? Nếu ai đã làm nhà xưởng, nhà kho theo
FM Global thì thấy nó ngược ngược ý, họ yêu cầu lưu lượng lớn hơn nhiều.
- Và đầu phun dùng phải là loại phản ứng nhanh (kích hoạt sớm) vì khi có cháy như bạn nguyenledung nói nhưng chiều cao cao thì lượng nhiệt bị thất thoát nhiều, thời gian để lên đến đầu phun chậm.
 
TCVN cho phép chiều cao bố trí chữa cháy tự động tối đa là 20m.
Và lưu lượng diện tích tính toán như sau:View attachment 14964
- Nếu so sánh với barng2 thì trên khi chiều cao trên 10m thì lưu lượng tính toán nhỏ hơn nhiều, nhưng diện tích tính toán thì lớn hơn tý.
(Mình vừa làm thiết kế cho 1 công trình ở Hưng Yên, cũng dùng bảng này để thuyết phục mấy ông trên sở để giảm lưu lượng bơm)
- Có điều mình không hiểu sao lượng nước yêu cầu lại nhỏ hơn bảng 2 tuy cùng 1 nguy cơ? Nếu ai đã làm nhà xưởng, nhà kho theo
FM Global thì thấy nó ngược ngược ý, họ yêu cầu lưu lượng lớn hơn nhiều.
- Và đầu phun dùng phải là loại phản ứng nhanh (kích hoạt sớm) vì khi có cháy như bạn nguyenledung nói nhưng chiều cao cao thì lượng nhiệt bị thất thoát nhiều, thời gian để lên đến đầu phun chậm.
Bác cho e hỏi chỗ diện tích có 4 cột mà toàn ghi nhóm 1: Các tòa nhà và phòng ốc. thế là làm sao ạ. Em cám ơn
 
ah, các cột lưu lượng là theo nhóm nguy cơ cháy, phần diện tích 4 cột tương ứng theo thứ tự với nhóm nguy cơ cháy. Nó là nhóm Các tòa nhà và phòng ốc vd như chung cư, trường học, bệnh viện, nhà xưởng....
 
Bên mình là nhà đại diện cung cấp các thiết bị chữa cháy, đầu chữa cháy sprinkler của Hàn Quốc tại Việt Nam nếu bạn có nhu cầu về giá or hỗ trợ kỹ thuật thì hãy LH vs mình:
SDT 0989 347 503
Gmail: [email protected]
 
Bác @pccc.tranvan và mọi người cho em hỏi nhờ chút là khối tích công trình được tính như thế nào? dài x rộng x cao (điểm cao nhất của mái) như thế có đúng không ạ?
 
Back
Bên trên