Thảo luận Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Mình chưa thấy nhiều ứng dụng hệ phun sương trong lĩnh vực thiết bị điện tử độ nhậy cao. Thông thường, hệ thống phun sương được ứng dụng chữa cháy cho các khu vực đi dây điều khiển, dây cáp điện. & đặc biệt ứng dụng trong công nghiệp, thậm chí một số máy móc khi hoạt động cũng cần có hệ thống này để hạ nhiệt.

Mình có kiểm tra website của Hi-Fog thì thấy phần nhiều các chứng nhận FM, CDs .. cho hệ thống sử dụng trong công nghiệp và chữa cháy khu vực dưới sàn nâng trong các data central.

Tham khảo thêm : http://www.hvacr.vn/diendan/threads/3379

Chào bạn, lúc mình kinh doanh FM200 6 năm trước nhiều người cũng nói như vậy về FM200. Ở VN chưa có nhiều người sử dụng không có nghĩa trên thế giới không có người sử dụng. Trên thế giới đã sử dụng nhiều năm nay và mình cũng đã post khá nhiều danh sách Data Center.
Sử dụng Hi-fog tức là bước cùng công nghệ với thế giới vậy.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Chào bạn, lúc mình kinh doanh FM200 6 năm trước nhiều người cũng nói như vậy về FM200. Ở VN chưa có nhiều người sử dụng không có nghĩa trên thế giới không có người sử dụng. Trên thế giới đã sử dụng nhiều năm nay và mình cũng đã post khá nhiều danh sách Data Center.
Sử dụng Hi-fog tức là bước cùng công nghệ với thế giới vậy.

Mình không phủ nhận nhưng các thông tin bạn đưa chưa đủ thuyết phục. Bạn đã hiểu các data Centre lớn có các yêu cầu rất khắt khe về nhiệt độ, thông gió, độ ẩm, chất lượng không khí, quy chế vận hành ....

Mình cũng đã tìm hiểu qua về các hệ thống watermist giống như Hi-fog, vì chính hãng mình cũng có cung cấp các hệ thống watermist và mình nghĩ watermist sẽ phù hợp với các ứng dụng cụ thể hơn là giải pháp chung cho toàn bộ khu server, hoặc nếu áp dụng cho toàn bộ khu vực server thì hệ thống này sẽ đòi hỏi thêm nhung trang thiết bị gì khác không. bạn có thể nêu kỹ hơn như :

- thời gian dập tắt đám cháy, khả năng kiểm soát các đám cháy
- mức độ thiệt hại nếu có
- Lượng nước cầN THIẾT để dập tắt được đám cháy cũng như độ ẩm không khí do hệ thống tạo ra.
- Khi hệ thống kích hoạt, các yêu cầu điều khiển của hệ thống với các hệ thống thông gió, điều hoà, điện ....
- Các giải pháp hạn chế rủi ro - vì theo mình biết thì hệ thống watermist là hệ thống áp lực cao - áp lực đường ống và đầu phun lên đến khoáng 60 - 100bar - các đường ống này giá thành tương đối cao và khó thi công. Nếu sử dụng các ống thông dụng thì áp lực thử nghiệm cũng chỉ lên đến 50bar. áp lực thông thường chỉ 10 - 16 bar. Và khi lắp đặt thì mạng đường ống cấp nước này thường chạy khắp khu vực server.
- Khi các nguồn cháy bên ngoài làm hỏng hệ thống điện hoặc máy bơm thì phương án dự phòng ntn?
- Các máy bơm này đều là máy bơm áp lực cao, các đầu phun nước hạt rất nhỏ, vậy thông thường trang bị hệ thống lọc nước trước ntn?
- Và thêm nữa, bạn có thể giới thiệu các chứng chỉ quốc tế về PCCC của hệ thống cho lĩnh vực data Centre không, vì mình chỉ tìm đc các chứng chỉ của hệ thống cho ứng dụng chữa cháy khu vực dưới sàn nâng

Mình cũng bắt đầu tìm hiểu về hệ thống chữa cháy FM200, đặc tính của các hệ thống FM200 , ưu điểm cũng như hạn chế của các hệ thống FM200 do các hãng khác nhau cung cấp, từ những năm 2005 và đến cuối 2006 thì mình đã được lắp đặt các hệ thống này cho một số data centre nhỏ ở Viêtnam và cho đến bây giờ thì hầu hết các data centre lớn ở VN đều sử dụng hệ thống FM200. Mình thấy việc ứng dụng các hệ thống mới thường khó khăn vì hạn chế chủ yếu : chi phí cho hệ thống, thông tin về hệ thống mới thường hạn chế do các tài liệu chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, vì vậy việc giới thiệu, cung cấp thông tin như bạn đang làm là vô cùng hữu ích. Thanks!
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Một số ý bạn đưa ra, mình sẽ giải thích bên dưới:

Mình không phủ nhận nhưng các thông tin bạn đưa chưa đủ thuyết phục. Bạn đã hiểu các data Centre lớn có các yêu cầu rất khắt khe về nhiệt độ, thông gió, độ ẩm, chất lượng không khí, quy chế vận hành ....

=> Công ty mình bên cạnh hệ thống Hi-Fog của Marioff, mình còn cung cấp máy lạnh chính xác Stulz, nguồn & UPS Riello, theo bạn thì mình có hiểu rõ về các yêu cầu khắc khe về Data Center không? Công ty bạn chỉ kinh doanh về Fire, bạn đã bao giờ làm về máy lạnh chính xác và UPS chưa? Bạn cho rằng bạn hiểu rõ các yêu cầu khắc khe của Data Center hơn mình chăng?

Mình cũng đã tìm hiểu qua về các hệ thống watermist giống như Hi-fog, vì chính hãng mình cũng có cung cấp các hệ thống watermist và mình nghĩ watermist sẽ phù hợp với các ứng dụng cụ thể hơn là giải pháp chung cho toàn bộ khu server,

=> Những cái bạn nghĩ là không đúng. Theo bạn các dự án Data Center của Marioff trên toàn thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Phần Lan, Thái Lan, Malaysia ở đâu ra? Bạn có thể lên website Marioff, tải phần brochure Data Center xem các thông tin đó là thật hay không? Các references mình đã post khá nhiều, thiết nghĩ không cần phải giải thích nữa.

hoặc nếu áp dụng cho toàn bộ khu vực server thì hệ thống này sẽ đòi hỏi thêm nhung trang thiết bị gì khác không. bạn có thể nêu kỹ hơn như :
- thời gian dập tắt đám cháy, khả năng kiểm soát các đám cháy

=> Thời gian dập tắt cháy đã nêu rõ, bạn tìm lại thông tin trên các bài viết.

- mức độ thiệt hại nếu có

=> Bạn cho rằng FM200 không gây thiệt hại? Bạn đọc lại các thông tin bên trên đi, xem thử mức độ thiệt hại như thế nào?

- Lượng nước cầN THIẾT để dập tắt được đám cháy cũng như độ ẩm không khí do hệ thống tạo ra.

=> Bạn tìm lại thông tin trên các bài viết.

- Khi hệ thống kích hoạt, các yêu cầu điều khiển của hệ thống với các hệ thống thông gió, điều hoà, điện ....

=> Không như FM200, hệ thống có thể chữa cháy trong bất cứ trường hợp nào. Nếu bạn muốn kết nối vào hệ thống BMS thì OK. Tất cả các điều khiển đều có thể thực hiện qua BMS. Nếu Data Center không sử dụng BMS, Hi-Fog có thể kết nối bất cứ hệ thống nào.

- Các giải pháp hạn chế rủi ro - vì theo mình biết thì hệ thống watermist là hệ thống áp lực cao - áp lực đường ống và đầu phun lên đến khoáng 60 - 100bar - các đường ống này giá thành tương đối cao và khó thi công. Nếu sử dụng các ống thông dụng thì áp lực thử nghiệm cũng chỉ lên đến 50bar. áp lực thông thường chỉ 10 - 16 bar. Và khi lắp đặt thì mạng đường ống cấp nước này thường chạy khắp khu vực server.

=> Bạn có biết ưu điểm của Hi-fog là gì không: dễ lắp đặt. Đây là những điểm nổi bật mà trong tất cả các bài giới thiệu về Hi-fog mình đều nêu rõ. Bạn nghĩ áp lực cao sẽ gây khó khan khi lắp ống? Một lần nữa những cái bạn nghĩ hoàn toàn không đúng.

- Khi các nguồn cháy bên ngoài làm hỏng hệ thống điện hoặc máy bơm thì phương án dự phòng ntn?

=> Bạn cho rằng FM200 có bình ac-quy dự phòng sẽ an toàn hơn Hi-fog? Thứ nhất nếu muốn kích hoạt bằng điện: tương tự FM200. Thứ hai không muốn kích hoạt bằng điện: sử dụng dụng bơm khí nén. Đây là ưu điểm tuyệt vời của Hi-fog mà không hệ thống nào có. Hi-fog có thể kích hoạt mà không phụ thuộc bất cứ nguồn cung cấp điện, diesel nào.

- Các máy bơm này đều là máy bơm áp lực cao, các đầu phun nước hạt rất nhỏ, vậy thông thường trang bị hệ thống lọc nước trước ntn?

=> Bạn tìm lại thông tin trên các bài viết.

- Và thêm nữa, bạn có thể giới thiệu các chứng chỉ quốc tế về PCCC của hệ thống cho lĩnh vực data Centre không, vì mình chỉ tìm đc các chứng chỉ của hệ thống cho ứng dụng chữa cháy khu vực dưới sàn nâng

=> Bạn có thể lên website Marioff, tải phần brochure Data Center xem Hi-Fog có những chứng nhận gì. CEA, FM và VdS, theo bạn có đủ uy tín chưa?

Mình cũng bắt đầu tìm hiểu về hệ thống chữa cháy FM200, đặc tính của các hệ thống FM200 , ưu điểm cũng như hạn chế của các hệ thống FM200 do các hãng khác nhau cung cấp, từ những năm 2005 và đến cuối 2006 thì mình đã được lắp đặt các hệ thống này cho một số data centre nhỏ ở Viêtnam và cho đến bây giờ thì hầu hết các data centre lớn ở VN đều sử dụng hệ thống FM200. Mình thấy việc ứng dụng các hệ thống mới thường khó khăn vì hạn chế chủ yếu : chi phí cho hệ thống, thông tin về hệ thống mới thường hạn chế do các tài liệu chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, vì vậy việc giới thiệu, cung cấp thông tin như bạn đang làm là vô cùng hữu ích. Thanks!

=> Mình hiểu rồi, bạn không có thông tin về Hi-fog nên muốn tìm hiểu chứ gì? Theo bạn thì bạn có cung cấp thông tin cho đối thủ cạnh tranh không? Bạn có thể đăng ký một nick khác, gửi cho mình một công trình và yêu cầu thông tin, khi đó mình sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn. Chẳng những vậy, mình còn đến tận nơi để giải thích một cách đầy đủ nhất.

Sau khi đọc một số giới thiệu của bạn, mình có cảm giác là bạn có khá nhiều tài liệu tiếng Anh về FM200 và bạn đang cố gắng dịch ra tiếng Việt để giới thiệu, cố gắng chứng tỏ mình rất am hiểu về FM200. Một số đoạn dịch lủng củng, một số đoạn ý lặp lại. Sau khi đọc xong không hiểu mục đích của bạn là gì, giới thiệu cho kỹ sư thiết kế hay giới thiệu cho khách hàng. Ở Toàn Cầu chúng tôi gọi đó là translator. Kỹ sư chúng tôi không làm việc này. Cái chúng tôi làm là chọn lọc các điểm nổi bật của hệ thống và những điểm giới thiệu trên web chỉ phục vụ việc cung cấp thông tin cho khách hàng, những giám đốc, trưởng phòng hoặc chủ đầu tư có khả năng quyết định mà không quan tâm nhiều đến chi tiết kỹ thuật. Những kỹ sư quan tâm đến kỹ thuật có thể đặt câu hỏi và chúng tôi đã giải đáp mọi thắc mắc, hơn nữa với những người thật sự quan tâm, chúng tôi sẽ tới tận nơi để giải thích.

Trở lại các ý kiến của bạn, mình sẽ trích ra như bên dưới, một số đoạn tiếng Anh được lấy từ NFPA2001, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất Kidde (Danh tiếng của Kidde so với Fike có lớn hay không để nhà phân phối Kidde giải thích với bạn. Mình chỉ biết Kidde đã nổi tiếng rất lâu trong lĩnh vực cháy, họ là công ty thuộc tập đoàn UTC lớn nhất thế giới về Fire & Security).

Ngoài tính chất không phá hủy tầng ozone, FM-200 còn được chứng nhận là một chất khí sạch, không gây ô nhiễm môi trường. FM-200 được chứng nhận không có độc tính, không gây hại cho con người. Thuộc tính LC50 của FM200 lớn hơn 800,000 ppm được đánh giá đối với người bị bệnh tim nhậy cảm qua các thử nghiệm được chấp nhận bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ.
Đặc biệt, FM-200 không tác động đến sức khỏe của con người, nhất là đối với những người mắc các chứng bệnh về hô hấp.
FM-200 không tạo ra phản ứng hóa học với các loại vật liệu thông thường, sẽ không phá hủy các trang thiết bị trong khu vực chữa cháy bằng FM-200.

=> Bạn nói rằng FM200 (HFC-227ea) an toàn, vậy bạn thử mở NFPA2001 xem mức độ an toàn của FM200 như thế nào?

NOAEL-LOAEL.jpg

Rõ ràng FM200 chỉ an toàn ở một nồng độ nhất định, không phải là 100% an toàn như Hi-Fog.

NOAEL no observed adverse effect level (mức độ không ảnh hưởng): 9%
LOAEL lowest observed adverse effect level (mức độ thấp nhất có ảnh hưởng): > 10.5%

Safeforhuman.jpg

Như vậy với nồng độ 12%, bạn chỉ được phép có mặt trong phòng 1.67 phút.

“Although FM-200 is considered non-toxic to humans in concentrations necessary to extinguish most fires, certain safety considerations should be observed when applying and handling the agent. Unnecessary exposure to the agent or the decomposition products should be avoided.“

Lời khuyên: Đừng nên thiết kế vượt quá nồng độ này

Có thể bạn nói thiết kế cho server room chỉ dưới 7% nên không lo ngại. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp (nêu bên dưới) hãy xem bạn có kiểm soát được nồng độ thiết kế hay không?

“When FM-200 is exposed to temperatures over approximately 700 °C (1300 °F), products of decomposition (halogen acids) are formed.”

Ngoài ra, khi nhiệt độ cháy 700 độ C, hợp chất do FM200 tạo thành là halogen acids, có thể gây hại rất mạnh cho người và thiết bị.

Lời khuyên: Hãy dập tắt càng nhanh càng tốt để nhiệt độ không lên tới 700 độ C.

Lượng FM-200 cần để dập cháy trong các ứng dụng chữa cháy chỉ bằng 6,25% đến 9% thể tích môi trường.
Thông thường khi tính toán nhanh bạn có thể lấy khối tích nhân với hệ số khí theo từng tỷ lệ % rồi tính dôi ra là được.

=> Với dẫn chứng trên, rõ ràng là không phải muốn lấy tỷ lệ bao nhiêu % cũng được, trên mức cho phép (>10.5%) FM200 không còn là chất khí an toàn nữa.

Ngoài ra, thông thường thiết kế Data Center sẽ sử dụng sàn nâng có đục lỗ để hệ thống máy lạnh chính xác có thể thổi hơi lạnh từ dưới lên trên. Khi đó, nếu FM200 phun, nồng độ dưới sàn nâng lúc nào cũng thấp hơn trên mặt sàn, bạn sẽ giải quyết vấn đề nồng độ này như thế nào? Bên trên thì dư, bên dưới thì thiếu? Khi nồng độ FM200 trên phòng vượt ngưỡng 10.5%, phòng server có còn an toàn không? Nếu bên dưới không đủ nồng độ, không dập tắt được cháy bạn sẽ giải quyết thế nào? Khi nhiệt độ lên quá 700 độ C, acid sẽ tạo thành trong phản ứng cháy, bạn giải quyết thế nào?

Lời khuyên: Thiết kế nồng độ dưới sàn nên cao hơn bên trên.

Tuy nhiên cao bao nhiêu là đủ? Cao quá phần mềm sẽ báo lỗi, bạn giải quyết thế nào? Bạn có chắc việc bù nồng độ dưới sàn sẽ đảm bảo đủ nồng độ cho sàn sau khi thất thoát lên trên?

Bạn có thể cho rằng FM200 sẽ kích hoạt tắt hệ thống lạnh chính xác khi phun. Tuy nhiên như vậy cũng không giải quyết được vấn đề, bạn sẽ bịt lỗ sàn nâng như thế nào? Nếu không áp suất chênh lệch vẫn sẽ dẫn đến nồng độ chênh lệch giữa trên và dưới sàn.

Hơn nữa:
“The enclosure shall be of adequate integrity to retain the design concentration (to aminimum height of the lowest insurable / fire risk) for a minimum of 10 minutes.“

Như vậy bạn có đảm bảo giữ kín phòng trong 10 phút không, hay đó là việc của xây dựng, bạn không kiểm soát được? Nếu vì lý do gì đó cửa phòng không đóng khi phun thì hệ thống có hiệu quả không? Khi có người trong phòng, hệ thống kích hoạt, tất nhiên người sẽ chạy ra ngoài, cửa phòng mở, chuyện gì sẽ xảy ra? Đám cháy vẫn cháy.

Ứng dụng cho Phòng trưng bày nghệ thuật, viện bảo tàng.
Đảm bảo thời gian xả hết khí trong < 10 giây, thời gian xả khí từ đầu phun đầu cho đến cuối cùng trong hệ thống.

=> Bạn nói rằng FM200 sử dụng được cho bảo tàng, bạn hãy cho mình một số reference? Ai cũng hiểu là trong trường hợp này chỉ có thể sử dụng nước, có thể là sprinkler thong thường, hoặc Hi-Fog để giảm thiệt hại do nước gây ra. Có thể bạn cho rằng thời gian dập tắt cháy nhanh là ưu điểm của bạn. Bạn thử chứng minh cho mình FM200 đã được thiết kế cho khu vực rộng lớn trên 1500 m2 hoặc một tòa nhà Data Center 7 tầng, thử cho mình xem thời gian phun có dưới 10s không? Nếu không dưới 10s thì có đảm bảo đúng tiêu chuẩn không?

Một số nhà cung cấp cứ “tính dôi ra là được” nên thời gian phun không đạt, áp suất trong ống không đạt, kích thước ống không đúng. Chủ đầu tư nếu biết được không biết họ sẽ nghĩ sao?

Quan điểm mình thấy nhiều người tập trung vào là việc nước sẽ gây thiệt hại cho thiết bị trong server, trong khi FM200 thì không? Vậy mình hỏi bạn mục đích của hệ thống chữa cháy nói chung là bảo vệ người hay bảo vệ thiết bị? Mạng người so với thiết bị cái nào quan trọng hơn? Nếu bạn cho rằng thiết bị quan trọng hơn người thì nên quay lại so sánh FM200 với Novec, đứng nên so sánh với Hi-fog. Mình nghe nói cái Novec này hay lắm.

Với các phòng server nhỏ, các lỗi trên sẽ ít khi xảy ra, bạn nên tập trung vào thị phần của mình hơn là đưa ra những quan điểm gây tranh cãi. Thị phần của FM200 là server room, Hi-Fog là Data Center, thiết nghĩ đây là điều rất rõ ràng. Bạn bán FM200 nên bạn cho FM200 tốt, mình bán Hi-fog nên cho Hi-fog tốt, đó là điều bình thường, cũng không nên tranh cãi làm gì.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

chào anh chủ topic. Mình đã đọc bài viết của anh và thấy 1 số ưu điểm của hệ thống này là: tiết kiệm nước và lắp đặt dễ dàng. Vậy anh cho mình hỏi lưu lượng nước tại đầu phun là bao nhiêu? Độ dày của đường ống?
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

chào anh chủ topic. Mình đã đọc bài viết của anh và thấy 1 số ưu điểm của hệ thống này là: tiết kiệm nước và lắp đặt dễ dàng. Vậy anh cho mình hỏi lưu lượng nước tại đầu phun là bao nhiêu? Độ dày của đường ống?

Chào bạn,

Lưu lượng nước tại đầu phun là
- Đầu phun kín (sprinkler): 8-57 lpm
- Đầu phun hở (spray): 4.5-73 lpm

Độ dày ống theo từng kích thước:

kichthuocong.jpg
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Cho mình hỏi bên bạn có làm báo giá dự toán cũng như thiết kế về hệ thống Hi-FOG này không? có gì cho mình xin ít catalogue về hệ thống này nhé.
Mail: [email protected]
ĐT; 0973735386
Mình làm về ME tại Tổng công ty XD Sông Hồng thuộc tập đoàn XD Công nghiệp nhẹ.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Chào bạn, mình đã gửi mail cho bạn, bạn check mail nhé. Bên mình làm luôn cả thiết kế & báo giá.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

- Đã là áp lực cao thi có đảm bảo là an toàn với con người không .
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Một số thông tin thêm cho bạn:

Trong CX2 Datacenter ở KL sử dụng 2 hệ chữa cháy: FM200 và water mist.
Hệ thống water mist HI-FOG trong công trình này bao gồm 2800 đầu phun, 17 van, và bơm điện bảo vệ đến 95% diện tích công trình (9000m2, gồm 2 toà nhà tổng cộng 11 tầng) gồm các khu vực:
- phòng server.
- sàn nâng.
- phòng máy phát điện.
- phòng điện.
- phòng ups.
- văn phòng và khu vực công cộng.

Còn FM200 chỉ vảo vệ khu vực còn lại theo yêu cầu số ít khách hàng thuê đặt server ở đây.

Trong TIA-942 cho phép sử dụng hệ thống sprinkler tác động trước (cả 4 TIER), hệ thống chữa cháy bằng khí sạch chỉ yêu cầu từ TIER3 trở lên.

Còn NFPA thì bạn tham khảo NFPA75 Standard for the Protection of Electronic Computer/Data Processing Equipment (Chương 6) có yêu cầu hệ chữa cháy sprinkler tự động.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Hệ thống này cũng khá tốt nhưng em xin được giới thiệu về hệ thống chữa cháy khí nitơ để các bác tham khảo :
- Hệ thống chữa cháy phun sương vẫn có khả năng làm hỏng thiết bị điện tử, đối với thiết bị đắt tiền, đây là 1 sự lãng phí lớn. HT chữa cháy khí nito hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thiết bị cả.
- Hệ thống chữa cháy phun sương vẫn tạo 1 lớp sương mù, nếu đám cháy xảy ra ở lối thoát nạn của khu vực bảo vệ, người thoát nạn sẽ gặp khó khăn để thoát ra. Hệ CC Nito không màu, không mùi, không ảnh hưởng gì đến tầm quan sát của người thoát nạn. Nito bị nến dưới dạng khí ở nhiệt độ thường nên không có chuyện ngưng đọng hơi nước như các khí khác. Nồng độ nito sau khi phun đảm bảo dập tắt đám cháy nhưng vẫn đủ oxi cho người thoát nạn.
- Hệ thống CC nito cũng rất đơn giản cho việc bảo trì và nạp lại khí sau khi phun do nhà máy nạp khí nito ở VN đã có.

Em cũng là người thiết kế PCCC nên rất mong được thảo luận cùng mọi người.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

- Hệ thống chữa cháy phun sương vẫn có khả năng làm hỏng thiết bị điện tử, đối với thiết bị đắt tiền, đây là 1 sự lãng phí lớn. HT chữa cháy khí nito hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thiết bị cả.

=> Theo tiêu chuẩn phun trong 10 phút, hi-fog không làm hỏng thiết bị. Vấn đề này đã nói rất nhiều trong các topic trước bạn tham khảo bên trên.



- Hệ thống chữa cháy phun sương vẫn tạo 1 lớp sương mù, nếu đám cháy xảy ra ở lối thoát nạn của khu vực bảo vệ, người thoát nạn sẽ gặp khó khăn để thoát ra.

=> Hi-fog không cản tầm nhìn mà ngược lại, Hi-fog còn có khả năng hút & thẩm thấu khói độc, giúp bảo vệ người.

Hệ CC Nito không màu, không mùi, không ảnh hưởng gì đến tầm quan sát của người thoát nạn. Nito bị nến dưới dạng khí ở nhiệt độ thường nên không có chuyện ngưng đọng hơi nước như các khí khác. Nồng độ nito sau khi phun đảm bảo dập tắt đám cháy nhưng vẫn đủ oxi cho người thoát nạn.

=> Theo tài liệu của nhà sản xuất Kidde, nito bị nén dưới dạng lỏng áp suất 150, 200bar. Do đó khi phun ra dưới dạng khí, quá trình chuyển đổi pha khiến nito rất lạnh, có thể gây đông cứng người nếu bị phun trực tiếp => gây chết người.

Ngoài ra do thiết kế ở nồng độ 50%, khi phun ra nito làm giảm nồng độ oxy trong phòng xuống 14%, ngưỡng gây ngạt. Khi đám cháy xảy ra, nồng độ oxy sẽ giảm, lượng CO và CO2 sinh ra tiếp tục làm giảm nồng độ oxy xuống ngưỡng 12%. Tại ngưỡng này, con người sẽ bất tỉnh ngay lập tức mà không thể thoát ra khỏi khu vực cháy => gây chết người.

Hơn nữa, nếu mở cửa thoát ra ngoài, ngay lập tức nồng độ nito để dập cháy sẽ giảm dưới nồng độ cần thiết, khiến đám cháy không thể dập tắt. Một số vấn đề khi thiết kế đối với hệ thống khí, nito cũng không giải quyết được chẳng hạn giảm nồng độ phun dưới sàn tương tự như FM200, bạn tham khảo thêm phần trên.



- Hệ thống CC nito cũng rất đơn giản cho việc bảo trì và nạp lại khí sau khi phun do nhà máy nạp khí nito ở VN đã có.

Thiết kế nito không đơn giản vì bạn phải giải quyết vấn đề nồng độ dưới sàn. Vấn đề giảm áp khi phun cũng rất quan trọng. Nếu bạn thiết kế không có họng thoát khí giảm áp hoặc họng giảm áp có kích thước không đúng, mọi thiết bị trong phòng sẽ bị thổi bay. Như vậy nito làm hư thiết bị rất nặng nề. Hơn nữa, do yêu cầu nồng độ khá cao, lượng bình khí sẽ rất nhiều, bạn sẽ cần nhiều không gian cho phòng chứa nito, đặc biệt khi bạn phải thiết kế có dự phòng. Chính lượng thiết bị nhiều như vậy làm cho hệ thống phức tạp, không hề đơn giản.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Vâng ạ, cảm ơn bác đã góp ý. Em ở công ty Cổ Phần Bình An - Đại lý độc quyền của hãng Nohmi Bosai - Nhật Bản. Em xin có ít ý kiến như sau :
- Bình nitơ của Nohmi được nén dưới áp suất 20 Mpa, dạng khí nên phun ra hoàn toàn không có hiện tượng hay hậu quả của việc chuyển pha gì cả.
- Khi thiết kế em luôn luôn tính cả lỗ thoát áp suất tự động cho phòng.
- Nồng độ oxy khi phun đã được nghiêm cứu và kiểm định theo chuẩn Nhật Bản, cực kỳ an toàn cho người kể cả phun chữa cháy xong, người ở nguyên trong phòng vẫn đủ oxy để thở.
...
Nói chung cãi nhau thì vô tận, có điều ở bên Singapore đã cấm hoàn toàn sử dụng FM200 và khuyến khích sử dụng Nitơ cho các công trình quan trọng. Ở Việt Nam bên em đã cung cấp và trực tiếp thi công nhiều công trình lớn sử dụng Nitơ như sân bay Tân Sơn Nhất, trung tâm dữ liệu dự phòng của NTT (Nhật) và VNPT, nhà máy Honda, các phòng máy chủ thì ...

Nếu bác nào cần thiết kế, tư vấn thì liên hệ em ạ.

Một lần nữa cảm ơn các bác.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Vâng ạ, cảm ơn bác đã góp ý. Em ở công ty Cổ Phần Bình An - Đại lý độc quyền của hãng Nohmi Bosai - Nhật Bản. Em xin có ít ý kiến như sau :
- Bình nitơ của Nohmi được nén dưới áp suất 20 Mpa, dạng khí nên phun ra hoàn toàn không có hiện tượng hay hậu quả của việc chuyển pha gì cả.
- Khi thiết kế em luôn luôn tính cả lỗ thoát áp suất tự động cho phòng.
- Nồng độ oxy khi phun đã được nghiêm cứu và kiểm định theo chuẩn Nhật Bản, cực kỳ an toàn cho người kể cả phun chữa cháy xong, người ở nguyên trong phòng vẫn đủ oxy để thở.
...
Nói chung cãi nhau thì vô tận, có điều ở bên Singapore đã cấm hoàn toàn sử dụng FM200 và khuyến khích sử dụng Nitơ cho các công trình quan trọng. Ở Việt Nam bên em đã cung cấp và trực tiếp thi công nhiều công trình lớn sử dụng Nitơ như sân bay Tân Sơn Nhất, trung tâm dữ liệu dự phòng của NTT (Nhật) và VNPT, nhà máy Honda, các phòng máy chủ thì ...

Nếu bác nào cần thiết kế, tư vấn thì liên hệ em ạ.

Một lần nữa cảm ơn các bác.


Trong công nghiệp, nito lỏng được sản xuất bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Nitơ dạng khí được sản xuất nhanh chóng bằng cách cho nitơ lỏng ấm lên và bay hơi. Chẳng lẽ bạn có cách khác sản xuất trực tiếp khí nito mà ít tốn kém? Áp suất 20 MPA = 200 bar, như vậy bình khí của bạn cũng như các loại của các nhà sản xuất khác, cũng là nito lỏng trong bình và hóa hơi khi giảm áp. Ngoài ra nito là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các mô sống khi tiếp xúc với nó.

Trên trang web bạn có ghi: Nồng độ khí O2 còn lại sau khi phun là 12,5%, http://www.binhan.com.vn/index.php?...id=19&option=com_virtuemart&Itemid=27&lang=en, rõ ràng bạn sắp tới ngưỡng gây chết người rồi, nếu tính luôn lượng CO & CO2 sinh ra thì bạn hoàn toàn có thể xuống dưới 12%.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Trong công nghiệp, nito lỏng được sản xuất bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Nitơ dạng khí được sản xuất nhanh chóng bằng cách cho nitơ lỏng ấm lên và bay hơi. Chẳng lẽ bạn có cách khác sản xuất trực tiếp khí nito mà ít tốn kém? Áp suất 20 MPA = 200 bar, như vậy bình khí của bạn cũng như các loại của các nhà sản xuất khác, cũng là nito lỏng trong bình và hóa hơi khi giảm áp. Ngoài ra nito là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các mô sống khi tiếp xúc với nó.

Bác thật là sách vở, nhà máy nạp khí nito 99.99% ở Quế Võ Bắc Ninh nén vào chai nito của bên em ở nhiệt độ thường, áp suất 20 Mpa, 1 bình 83l chứa 14,2 m3 nito, bình này sản xuất ở Nhật Bản, nạp được áp suất 30 Mpa nhưng ở VN tiêu chuẩn cho nạp 20 thôi. Phun ra là khí hết chẳng có làm lạnh với đông cứng gì cả. Giá nạp cũng rất ok, còn nhà máy sản xuất kiểu gì em không cần biết.

Trên trang web bạn có ghi: Nồng độ khí O2 còn lại sau khi phun là 12,5%, http://www.binhan.com.vn/index.php?...id=19&option=com_virtuemart&Itemid=27&lang=en, rõ ràng bạn sắp tới ngưỡng gây chết người rồi, nếu tính luôn lượng CO & CO2 sinh ra thì bạn hoàn toàn có thể xuống dưới 12%.

Nồng độ oxy còn 10% vẫn an toàn với con người, dưới 10% mới là nguy hiểm nhưng nếu bác biết nồng độ oxy trên đỉnh everest là 6.5% mà vẫn có bao nhiêu chú đứng chụp ảnh thì dưới 12% là không vấn đề gì. Mà cái này đã được thừa nhận ở Nhật rồi bác ạ.
Em không bảo hệ thống của bác là không hiệu quả nhưng nếu bác nói nó hơn hệ thống CC nito trong các công trình phòng server, phòng máy ...thì em không đồng tình lắm ạ.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Bác thật là sách vở, nhà máy nạp khí nito 99.99% ở Quế Võ Bắc Ninh nén vào chai nito của bên em ở nhiệt độ thường, áp suất 20 Mpa, 1 bình 83l chứa 14,2 m3 nito, bình này sản xuất ở Nhật Bản, nạp được áp suất 30 Mpa nhưng ở VN tiêu chuẩn cho nạp 20 thôi. Phun ra là khí hết chẳng có làm lạnh với đông cứng gì cả. Giá nạp cũng rất ok, còn nhà máy sản xuất kiểu gì em không cần biết.



Nồng độ oxy còn 10% vẫn an toàn với con người, dưới 10% mới là nguy hiểm nhưng nếu bác biết nồng độ oxy trên đỉnh everest là 6.5% mà vẫn có bao nhiêu chú đứng chụp ảnh thì dưới 12% là không vấn đề gì. Mà cái này đã được thừa nhận ở Nhật rồi bác ạ.
Em không bảo hệ thống của bác là không hiệu quả nhưng nếu bác nói nó hơn hệ thống CC nito trong các công trình phòng server, phòng máy ...thì em không đồng tình lắm ạ.

OK, nhà máy sản xuất kiểu gì thì để nhà máy trả lời.

Còn cái vụ trên chụp hình trên đỉnh Everest, bạn có biết để lên đỉnh vận động viên phải luyện tâp trong mấy tháng không? Họ phải leo từ chân núi lên khoảng giữa, sống ở đó cả tháng để quen với điều kiện thiếu oxy. Sau đó mới leo từ từ lên núi trong mấy ngày. Chưa kể trong túi họ bao giờ cũng có bình oxy dư phòng, khi nào không chịu nổi phải lấy ra thở và leo xuống. Bạn có xem thống kê mỗi năm có bao nhiêu người chết vì muốn leo lên Everest chưa? Vào "http://wiki.answers.com/Q/How_many_people_die_on_Mount_Everest_per_year", bạn sẽ thấy. Đó là vận động viên đã qua luyện tập nhé, còn người thường thì chưa biết như thế nào.

Tiêu chuẩn Nhật vẫn cho, cũng như các tiêu chuẩn NFPA vẫn cho sử dụng CO2 cho 1 số khu vực thiết bị điện công nghiệp (cái này còn gây ngạt nhanh hơn nữa) với một số điều kiện báo động, bảo trì & sử dụng nghiêm ngặt. Điều này khiến cho Nito không còn thuận tiện sử dụng.

Nếu bạn sử dụng nito cho 1 phòng thì có thể được. Trong trường hợp bạn sử dụng cho cả 1 tòa nhà Data Center thì Nito không làm được, đây chính là giới hạn của tất cả các loại khí chữa cháy nói chung.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Tôi thấy hệ thống Hi-fog rất tốt cho việc sử dụng cho toàn bộ tòa nhà. Giá thành hơi cao nhưng chất lượng ok. Còn việc sử dung hệ thống chữa cháy cho các phòng: Máy Phát Điện, Phòng máy biến áp, Phòng tủ điện tổng, phòng it. Theo mình sử dụng hệ thống chữa cháy Nitơ hiệu quả cao hơn và đảm bảo vấn đề máy móc. MÌnh thiết kế hệ thống chữa cháy cho các phòng này sử dụng IG 55 theo NFPA 2001 (50%N2, 50%Ar). Các hệ thống đều có điểm mạnh điểm yếu. Bác nào cũng cho mình là hoàn hảo cả. Theo tôi thì chúng ta cần tư vấn cho khách hàng nhiều loại để CĐT lựa chọn phương án nào thì tốt hơn.
Các hệ thống đều rất Good và việc sử dụng là lựa chọn của CĐT.
ok?
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Phòng máy mà phun nước thì tiêu thiết bị hết...............
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

nếu độ cao của phòng cần bảo vệ là 5m thì các sprinkler của hệ thống Hi-Fog mình đặt như thế nào vậy?

Hi-fog có loại đầu phun cho phép lắp ở cao độ lên tới 12m, với cao độ 5m thì chế độ lắp không có gì đặc biệt.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Phòng máy mà phun nước thì tiêu thiết bị hết...............

Một vài khách hàng vẫn chưa "tiêu" khi sử dụng Hi-fog:

1 AEROPORT de PARIS ADP – Roissy Charles de Gaulle France
2 Airtel Albacete Spain
3 Allianz Raz Barcelona Spain
4 AMEC, Exodus London 28&9 UK
5 Australian Red Cross Sydney, NSW Australia
6 Bacardi-Martini Denmark
7 BAE Systems Waterlooville UK
8 Bahntechnik Brand Erbisdorf GmbH Germany
9 Bank of Norway Norway
10 Bank of Spain Spain
11 Bankgirocentralen Sweden
12 Banque Europeen Belgium
13 BANQUE POPULAIRE Paris 13è France
14 BP Madrid Spain
15 C. Autónoma de Madrid Madrid Spain
16 Celcom (M) Sdn Bhd, Kepong Exchange, K.L. Malaysia
17 Commoditas Pte Ltd Singapore
18 Copenhagens Havn Denmark
19 CSPM Technology Sg. Petani Malaysia
20 Dirección general de tráfico Madrid Spain
21 Diversified Mech. Ltd. USA
22 Electro Post Stockholm AB Sweden
23 Ericsson Sweden
24 Euronet Ltd Budapest Hungary
25 Exodus Telecomm. UK
26 Gérard DAREL / Confection textile Paris 8ème France
27 Global One, Bristol UK
28 I.X. Europe, Düsseldorf Germany
29 IBM, Madrid Spain
30 Intel PG-7, Penang Malaysia
31 Kerridge Computer Company Ltd UK
32 Maersk Oil & Gas Sweden
33 NRMA Newcastle, NSW Australia / New Zealand
34 RADIO FRANCE Paris 16è France
35 Royal Malaysia Air Force, Butterworth Air Base Penang Malaysia
36 Sony Ericsson Mobile Communications AB Sweden
37 TELECITY / Co-Location Aubervilliers France
38 Telecity, Belrive House UK
39 Telecom Malaysia Berhard, Ibusawat Dato Onn Jaafar Malaysia
40 Telefónica Madrid Spain
41 Telekom Malaysia Berhad, Jalan Raja Chulan, K.L. (Up-grading) Malaysia
42 Western Digital, Shah Alam Malaysia
43 Vodafone Madrid Spain
44 CX2 Cyberjaya science township Kuala Lumpur Malaysia
45 Telecity IV Amsterdam Netherlands
46 TCN Eemsdelta Eemshaven Netherlands
47 PTT Bangkok Thailand

Một số khác vẫn đang chờ "tiêu".
 
Back
Bên trên