Thảo luận Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Vậy ở VN đã có nơi nào sử dụng hệ thống Hi-Fog này chưa? và có công ty nào chuyên phân phối, lắp đặt hệ thống này ko? Vô website của công cty Toàn Cầu gì đó mà sao không thấy có thông tin về việc cung cấp hệ thống này??
Cho mình hỏi thêm tý :D. Hệ thống FM200 và hệ thống Inergen cái nào nên sử dụng cho công trình có không gian rộng lớn và có khả năng mở rộng sau này nữa? Lý do?

Hiện Công ty cổ phần Kỹ thuật điện Toàn Cầu cung cấp hệ thống này. Bạn có thể liên hệ theo địa chỉ bẹn dưới.

Global Electrical Technology Corporation
2nd floor, ITD Building, No. 1, Sang Tao Street, E.Office
Tan Thuan Export Processing Zone, Dist. 7, HCMC, SR. Vietnam
Tel: +84 8 3770 1055 Fax: +84 8 3770 1056
Mob: +84 908 261 057 Web: www.toancau.vn

FM200 có áp suất nén thấp nên không thể sử dụng cho không gian rộng lớn. Khả năng mở rộng cũng rất hạn chế và hầu như không mở rộng được trừ khi thiết kế lại đường ống.

Inergen có thể sử dụng dụng được cho không gian rộng hơn, có thể mở rộng được có giới hạn.

Hi-fog sử dụng cho không gian không giới hạn, khả năng mở rộng cũng hầu như không giói hạn.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Hi-FOG vượt qua cuộc thử nghiệm địa chấn, chứng minh hệ thống chữa cháy phun sương có thể chịu được động đất với cường độ lên đến 1G lực (1G of force).
Tại SHLAND, MA, USA, 14 tháng 6, công ty Marioff khu vực Bắc Mỹ thông báo hệ thống HI-FOG sử dụng bơm điện SPU-6 đã vượt qua cuộc thử nghiệm về tiêu chuẩn động đất. Cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng một hệ thống 3.5 tấn có thể chịu được các chấn động của cơn động đất cường độ 1G lực (tương đương phản lực 35 tấn) mà vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
http://www.hvacr.vn/diendan/threads/14641

 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Các bác chuyên gia cho tôi hỏi, tại sao bác Nily lại bảo là Singapo cấm sử dụng FM200? Nếu sử dụng FM200 cho các phòng kĩ thuật nhỏ thì vẫn OK mà, có nguy hiểm gì?
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Các bác chuyên gia cho tôi hỏi, tại sao bác Nily lại bảo là Singapo cấm sử dụng FM200? Nếu sử dụng FM200 cho các phòng kĩ thuật nhỏ thì vẫn OK mà, có nguy hiểm gì?

Vâng ạ, bên Singapore chính thức cấm sử dụng FM200 vì tính độc, cản trở người thoát nạn và phá hủy môi trường sống của nó, giờ toàn dùng nitơ thôi ạ. Tuy nhiên FM200 rẻ hơn Nitơ mà ở VN thì môi trường có nghĩa lý gì đâu nên FM200 vẫn dùng phổ biến lắm.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Vâng ạ, bên Singapore chính thức cấm sử dụng FM200 vì tính độc, cản trở người thoát nạn và phá hủy môi trường sống của nó, giờ toàn dùng nitơ thôi ạ. Tuy nhiên FM200 rẻ hơn Nitơ mà ở VN thì môi trường có nghĩa lý gì đâu nên FM200 vẫn dùng phổ biến lắm.
Oh hay nhỉ, sao search trên internet, chỗ nào cũng thấy bảo là FM200 ko độc hại, ko phá hủy tầng ozon, vậy là sao nhỉ???? chỗ nào cũng ghi là clean agent fire protection system mà.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Theo mình, hiện trên thế giới đã giảm sử dụng FM200 do nguồn cung khí thô đã cạn, việc tổng hợp để sản xuất khó khăn hơn, chi phí sản xuất gia tăng nhanh chóng. Ngoài ra áp suất nén trong bình thấp 24 bar nên chỉ ứng dụng được cho server room loại nhỏ. một số nhà sản xuất khác cố gắng nâng áp suất nén trong bình lên 124 bar nhưng không thành công trong việc giảm giá thành, hơn nữa họ phải sử dụng thêm bình nitrogen lắp ngoài làm cho hệ thống phức tạp, giảm độ tin cậy.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)



Bạn có thể tham khảo thông số như bên dưới, lượng nước sử dụng thực tế chỉ bằng 1/10 so với hệ thống sprinkler thông thường.

HI-FOG.jpg

Về thời gian phun, hệ thống chỉ được thiết kế theo tiêu chuẩn, tức là phun trong vòng 30 phút, trong thời gian này vẫn đảm bảo dập tắt đám cháy mà không làm hư hại thiết bị.
Chào bạn mình thấy hệ thống này cũng khá hay. Nhưng vẫn có một số điểm mình vẫn còn thắc mắc như sau:
1. Thời gian chữa cháy từ 10 đến 30 phút thì các thiết bị đã bị cháy mất rồi.
2. Hệ thống này cần một hệ bơm, các bình khí Nito, vậy bình khí nito ở đây là để tạo áp đây nước thành hơi phải không? Xác định số lượng bình nito như thế nào?
3. Một hệ thống này bảo vệ được bao nhiêu phòng. bao nhiêu tầng? khoảng cách từ hệ bơm đến khu vực bảo vệ là bao nhiêu?
4. Nếu tính lượng nito trong bình, cylinder, hệ bơm, đường ống inox, nhiều sprinkler hơn hệ khí vậy hệ thống này có giá thành so với hệ khí ra sao?
5. Thông thường hệ khí thì người ta tính toán lượng khí đủ cho phòng, hoặc nếu dùng selector valve cho nhiều phòng thì các valve sẽ được tích hợp sẵn áp suất kích hoạt của mỗi valve tương ứng với từng phòng là bao nhiêu bình. Như vậy khi phun đủ số bình đó đảm bảo đám cháy sẽ được dập tắt, và hệ thống ngừng xả. Còn hệ thống của bạn khi đám cháy tắt rồi nhưng vẫn xả, như vậy sẽ rất phí phạm.
 
Ðề: Giải pháp chữa cháy cho phòng thiết bị máy tính và viễn thông (p1)

Một số ý bạn đưa ra, mình sẽ giải thích bên dưới:



=> Công ty mình bên cạnh hệ thống Hi-Fog của Marioff, mình còn cung cấp máy lạnh chính xác Stulz, nguồn & UPS Riello, theo bạn thì mình có hiểu rõ về các yêu cầu khắc khe về Data Center không? Công ty bạn chỉ kinh doanh về Fire, bạn đã bao giờ làm về máy lạnh chính xác và UPS chưa? Bạn cho rằng bạn hiểu rõ các yêu cầu khắc khe của Data Center hơn mình chăng?



=> Những cái bạn nghĩ là không đúng. Theo bạn các dự án Data Center của Marioff trên toàn thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Phần Lan, Thái Lan, Malaysia ở đâu ra? Bạn có thể lên website Marioff, tải phần brochure Data Center xem các thông tin đó là thật hay không? Các references mình đã post khá nhiều, thiết nghĩ không cần phải giải thích nữa.



=> Thời gian dập tắt cháy đã nêu rõ, bạn tìm lại thông tin trên các bài viết.



=> Bạn cho rằng FM200 không gây thiệt hại? Bạn đọc lại các thông tin bên trên đi, xem thử mức độ thiệt hại như thế nào?



=> Bạn tìm lại thông tin trên các bài viết.



=> Không như FM200, hệ thống có thể chữa cháy trong bất cứ trường hợp nào. Nếu bạn muốn kết nối vào hệ thống BMS thì OK. Tất cả các điều khiển đều có thể thực hiện qua BMS. Nếu Data Center không sử dụng BMS, Hi-Fog có thể kết nối bất cứ hệ thống nào.



=> Bạn có biết ưu điểm của Hi-fog là gì không: dễ lắp đặt. Đây là những điểm nổi bật mà trong tất cả các bài giới thiệu về Hi-fog mình đều nêu rõ. Bạn nghĩ áp lực cao sẽ gây khó khan khi lắp ống? Một lần nữa những cái bạn nghĩ hoàn toàn không đúng.



=> Bạn cho rằng FM200 có bình ac-quy dự phòng sẽ an toàn hơn Hi-fog? Thứ nhất nếu muốn kích hoạt bằng điện: tương tự FM200. Thứ hai không muốn kích hoạt bằng điện: sử dụng dụng bơm khí nén. Đây là ưu điểm tuyệt vời của Hi-fog mà không hệ thống nào có. Hi-fog có thể kích hoạt mà không phụ thuộc bất cứ nguồn cung cấp điện, diesel nào.



=> Bạn tìm lại thông tin trên các bài viết.



=> Bạn có thể lên website Marioff, tải phần brochure Data Center xem Hi-Fog có những chứng nhận gì. CEA, FM và VdS, theo bạn có đủ uy tín chưa?



=> Mình hiểu rồi, bạn không có thông tin về Hi-fog nên muốn tìm hiểu chứ gì? Theo bạn thì bạn có cung cấp thông tin cho đối thủ cạnh tranh không? Bạn có thể đăng ký một nick khác, gửi cho mình một công trình và yêu cầu thông tin, khi đó mình sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn. Chẳng những vậy, mình còn đến tận nơi để giải thích một cách đầy đủ nhất.

Sau khi đọc một số giới thiệu của bạn, mình có cảm giác là bạn có khá nhiều tài liệu tiếng Anh về FM200 và bạn đang cố gắng dịch ra tiếng Việt để giới thiệu, cố gắng chứng tỏ mình rất am hiểu về FM200. Một số đoạn dịch lủng củng, một số đoạn ý lặp lại. Sau khi đọc xong không hiểu mục đích của bạn là gì, giới thiệu cho kỹ sư thiết kế hay giới thiệu cho khách hàng. Ở Toàn Cầu chúng tôi gọi đó là translator. Kỹ sư chúng tôi không làm việc này. Cái chúng tôi làm là chọn lọc các điểm nổi bật của hệ thống và những điểm giới thiệu trên web chỉ phục vụ việc cung cấp thông tin cho khách hàng, những giám đốc, trưởng phòng hoặc chủ đầu tư có khả năng quyết định mà không quan tâm nhiều đến chi tiết kỹ thuật. Những kỹ sư quan tâm đến kỹ thuật có thể đặt câu hỏi và chúng tôi đã giải đáp mọi thắc mắc, hơn nữa với những người thật sự quan tâm, chúng tôi sẽ tới tận nơi để giải thích.

Trở lại các ý kiến của bạn, mình sẽ trích ra như bên dưới, một số đoạn tiếng Anh được lấy từ NFPA2001, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất Kidde (Danh tiếng của Kidde so với Fike có lớn hay không để nhà phân phối Kidde giải thích với bạn. Mình chỉ biết Kidde đã nổi tiếng rất lâu trong lĩnh vực cháy, họ là công ty thuộc tập đoàn UTC lớn nhất thế giới về Fire & Security).



=> Bạn nói rằng FM200 (HFC-227ea) an toàn, vậy bạn thử mở NFPA2001 xem mức độ an toàn của FM200 như thế nào?

NOAEL-LOAEL.jpg

Rõ ràng FM200 chỉ an toàn ở một nồng độ nhất định, không phải là 100% an toàn như Hi-Fog.

NOAEL no observed adverse effect level (mức độ không ảnh hưởng): 9%
LOAEL lowest observed adverse effect level (mức độ thấp nhất có ảnh hưởng): > 10.5%

Safeforhuman.jpg

Như vậy với nồng độ 12%, bạn chỉ được phép có mặt trong phòng 1.67 phút.

“Although FM-200 is considered non-toxic to humans in concentrations necessary to extinguish most fires, certain safety considerations should be observed when applying and handling the agent. Unnecessary exposure to the agent or the decomposition products should be avoided.“

Lời khuyên: Đừng nên thiết kế vượt quá nồng độ này

Có thể bạn nói thiết kế cho server room chỉ dưới 7% nên không lo ngại. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp (nêu bên dưới) hãy xem bạn có kiểm soát được nồng độ thiết kế hay không?

“When FM-200 is exposed to temperatures over approximately 700 °C (1300 °F), products of decomposition (halogen acids) are formed.”

Ngoài ra, khi nhiệt độ cháy 700 độ C, hợp chất do FM200 tạo thành là halogen acids, có thể gây hại rất mạnh cho người và thiết bị.

Lời khuyên: Hãy dập tắt càng nhanh càng tốt để nhiệt độ không lên tới 700 độ C.



=> Với dẫn chứng trên, rõ ràng là không phải muốn lấy tỷ lệ bao nhiêu % cũng được, trên mức cho phép (>10.5%) FM200 không còn là chất khí an toàn nữa.

Ngoài ra, thông thường thiết kế Data Center sẽ sử dụng sàn nâng có đục lỗ để hệ thống máy lạnh chính xác có thể thổi hơi lạnh từ dưới lên trên. Khi đó, nếu FM200 phun, nồng độ dưới sàn nâng lúc nào cũng thấp hơn trên mặt sàn, bạn sẽ giải quyết vấn đề nồng độ này như thế nào? Bên trên thì dư, bên dưới thì thiếu? Khi nồng độ FM200 trên phòng vượt ngưỡng 10.5%, phòng server có còn an toàn không? Nếu bên dưới không đủ nồng độ, không dập tắt được cháy bạn sẽ giải quyết thế nào? Khi nhiệt độ lên quá 700 độ C, acid sẽ tạo thành trong phản ứng cháy, bạn giải quyết thế nào?

Lời khuyên: Thiết kế nồng độ dưới sàn nên cao hơn bên trên.

Tuy nhiên cao bao nhiêu là đủ? Cao quá phần mềm sẽ báo lỗi, bạn giải quyết thế nào? Bạn có chắc việc bù nồng độ dưới sàn sẽ đảm bảo đủ nồng độ cho sàn sau khi thất thoát lên trên?

Bạn có thể cho rằng FM200 sẽ kích hoạt tắt hệ thống lạnh chính xác khi phun. Tuy nhiên như vậy cũng không giải quyết được vấn đề, bạn sẽ bịt lỗ sàn nâng như thế nào? Nếu không áp suất chênh lệch vẫn sẽ dẫn đến nồng độ chênh lệch giữa trên và dưới sàn.

Hơn nữa:
“The enclosure shall be of adequate integrity to retain the design concentration (to aminimum height of the lowest insurable / fire risk) for a minimum of 10 minutes.“

Như vậy bạn có đảm bảo giữ kín phòng trong 10 phút không, hay đó là việc của xây dựng, bạn không kiểm soát được? Nếu vì lý do gì đó cửa phòng không đóng khi phun thì hệ thống có hiệu quả không? Khi có người trong phòng, hệ thống kích hoạt, tất nhiên người sẽ chạy ra ngoài, cửa phòng mở, chuyện gì sẽ xảy ra? Đám cháy vẫn cháy.



=> Bạn nói rằng FM200 sử dụng được cho bảo tàng, bạn hãy cho mình một số reference? Ai cũng hiểu là trong trường hợp này chỉ có thể sử dụng nước, có thể là sprinkler thong thường, hoặc Hi-Fog để giảm thiệt hại do nước gây ra. Có thể bạn cho rằng thời gian dập tắt cháy nhanh là ưu điểm của bạn. Bạn thử chứng minh cho mình FM200 đã được thiết kế cho khu vực rộng lớn trên 1500 m2 hoặc một tòa nhà Data Center 7 tầng, thử cho mình xem thời gian phun có dưới 10s không? Nếu không dưới 10s thì có đảm bảo đúng tiêu chuẩn không?

Một số nhà cung cấp cứ “tính dôi ra là được” nên thời gian phun không đạt, áp suất trong ống không đạt, kích thước ống không đúng. Chủ đầu tư nếu biết được không biết họ sẽ nghĩ sao?

Quan điểm mình thấy nhiều người tập trung vào là việc nước sẽ gây thiệt hại cho thiết bị trong server, trong khi FM200 thì không? Vậy mình hỏi bạn mục đích của hệ thống chữa cháy nói chung là bảo vệ người hay bảo vệ thiết bị? Mạng người so với thiết bị cái nào quan trọng hơn? Nếu bạn cho rằng thiết bị quan trọng hơn người thì nên quay lại so sánh FM200 với Novec, đứng nên so sánh với Hi-fog. Mình nghe nói cái Novec này hay lắm.

Với các phòng server nhỏ, các lỗi trên sẽ ít khi xảy ra, bạn nên tập trung vào thị phần của mình hơn là đưa ra những quan điểm gây tranh cãi. Thị phần của FM200 là server room, Hi-Fog là Data Center, thiết nghĩ đây là điều rất rõ ràng. Bạn bán FM200 nên bạn cho FM200 tốt, mình bán Hi-fog nên cho Hi-fog tốt, đó là điều bình thường, cũng không nên tranh cãi làm gì.

Mình thấy bạn trả lời với sự bực tức với khách hàng.

nói về vấn đề mất điện thì không sao, phải có máy phát điện dự phòng chứ. Nếu máy phát điện dự phòng cũng chết thì coi như toi, hệ thống nào cũng vậy à. Mà máy cái phòng Dadataa khi đã mất điện thì lấy đâu ra cháy mà lo vậy, hay có người vào đó đốt.
 
Chào bác dgamepark
Bác có thể giải thích rõ hơn về phạm vi áp dụng của từng loại bơm được không ạ
Và cho e hỏi Diện tích tính toán hoặc số đầu phun tính toán hoạt động đồng thời của hệ phun sương áp lực cao theo NFPA 750 được ko ạ
 
Back
Bên trên