Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cảm ơn bác Herot, hiện bên em vẫn chưa có thiết kế sử dụng dạng water to water. thiết kế đang sử dụng ở Sheraton HN là dạng air to water, khí lạnh họ đưa vào phòng giặt là để cải thiện điều kiện làm việc cho phòng giặt là.
Bác cho em địa chỉ mail em gửi bác cái catalog về sản phẩm của bên em để b tham khảo. Nếu có ai cần thì cho địa chỉ mail mình gửi cho.

Bên bác Khatthuc chuyên cung cấp Heat Pump àh ?.
Thật ra tôi cũng chưa làm công trình nào hoàn thành phần Heat Pump đến nơi đến chốn cả, cũng mới chỉ ở bước concept thôi nhưng thấy rõ được ưu điểm của HP này lắm lắm.:D
Bác Up catalog của thiết bị công ty bác lên đây cho mọi người cùng tham khảo với nhé.
Cám ơn bác nhiều.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Muốn dùng hot water từ chiller thì có 2 dạng:
1) Sử dụng desuperheater: Nếu sử dụng cái này hiệu suất của chiller có tăng 1 chút ít. Công suất nước nóng thu được khoảng từ 10 đến 13% công suất lạnh, cái này người ta gọi là free hot water vì mình chỉ cần yêu cầu đặt thêm cái bình desuperheater là đủ.
2) Sử dụng Double bundle condenser: tức là condenser sẽ bự lên có thể gấp đôi tùy theo yêu cầu công suất nước nóng nhưng trong cùng 1 bình, được chia làm 2 cụm ống nước, 1 bên là sẽ chạy ra cooling tower để giải nhiệt còn 1 bên là chạy vào hệ thống nước nóng của tòa nhà. Như vậy công suất của nước nóng sẽ từ 20% dến 120% công suất tải lạnh. Với thiết kế này tốt nhất là dùng bơm biến tần cho chu trình nước chạy vào cooling tower để tiết kiệm năng lượng vì thiệt ra lượng nhiệt nóng của tòa nhà khi sử dụng không phải là hằng số nên dùng biến tầng sẽ cân bằng cho hệ thông. Nhược điểm của hê thống này là hiệu suất của chiller giảm đáng kề khoảng 20% đên 30%.
- Đối với heatpump thì nên sử dụng air to water heatpump vì lúc này condenser coil sẽ trở thành evaporator như vậy nhiệt độ bảo hòa đầu hút sẽ cao hơn trong khi nhiệt độ bão hòa đầu đẩy thì không đổi cho nên công nén sẽ nhỏ hơn. Với lại khỏi phải dùng cooling tower làm gì cho rườm rà. Nhưng nhươc điểm của nó lại là không gian lắp đặt. Đối với 1 số công trình nếu không có không gian chúng ta có thể đat nó trong phòng kĩ thuật nhưng quạt thì dùng loại high static pressure để thổi vào đường ông và cho ra ngoài.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

lâu lắm mới lại gặp pac khatthuc, pax khoẻ chứ.
topic của pax nghe rất hay, nhưng em thấy nhiều suy diễn sau có vẻ không vệ sinh lắm. nước nóng trong hệ thống của chill nói chung không đạt tiêu chuẩn ăn uống, còn nếu tắm rửa em cũng chẳng dùng loại đó đâu. bọn em thỉnh thoảng rách việc đi rửa ctower, trông nó mới ghê làm sao, rêu phong, bọ gậy, rồi cả giun đỉa ... đó là chưa kể hoá chất chống đóng cặn. ngoài ra đấu nối nước sử dụng vào còn làm ảnh hưởng lượng nước cấp cho giải nhiệt, vì nếu nước bổ sung nhỏ hơn nước rút ra dùng, thì có khi hỏng cả chill. thêm nữa nước ở chill ra nhiệt độ có thể chưa đạt nhiệt cần thiết để sử dụng. bài toán nói trên có thể là một chương to đấy, chứ không nói vắn tắt được.
chắc là pax có sẵn câu trả lời nhưng chưa giới thiệu cái hệ thống đó phải không.thôi thì đã công nói thì nói hết cho ae mở rộng kiến thức kiến ngủ gì đó nhi. chúc pax luôn phát tài
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

lâu lắm mới lại gặp pac khatthuc, pax khoẻ chứ.
topic của pax nghe rất hay, nhưng em thấy nhiều suy diễn sau có vẻ không vệ sinh lắm. nước nóng trong hệ thống của chill nói chung không đạt tiêu chuẩn ăn uống, còn nếu tắm rửa em cũng chẳng dùng loại đó đâu. bọn em thỉnh thoảng rách việc đi rửa ctower, trông nó mới ghê làm sao, rêu phong, bọ gậy, rồi cả giun đỉa ... đó là chưa kể hoá chất chống đóng cặn. ngoài ra đấu nối nước sử dụng vào còn làm ảnh hưởng lượng nước cấp cho giải nhiệt, vì nếu nước bổ sung nhỏ hơn nước rút ra dùng, thì có khi hỏng cả chill. thêm nữa nước ở chill ra nhiệt độ có thể chưa đạt nhiệt cần thiết để sử dụng. bài toán nói trên có thể là một chương to đấy, chứ không nói vắn tắt được.
chắc là pax có sẵn câu trả lời nhưng chưa giới thiệu cái hệ thống đó phải không.thôi thì đã công nói thì nói hết cho ae mở rộng kiến thức kiến ngủ gì đó nhi. chúc pax luôn phát tài
Thanks doquan đã hỏi thăm.
Thứ nhất nước nóng trong hệ thống ở 60 độ C và nước đưa vào hệ thống là nước đạt tiêu chuẩn cấp nước của khách sạn chứ ko phải nước lấy từ ao hồ nên chuyện hệ thống có rêu phong, bọ gậy hay cái gì gì đó của bác là không thể. Hơn nữa nước nóng này cấp đi là dùng luôn chứ không phải cấp đi để trao đổi nhiệt và tốc độ nước đi trong ống cũng tương đối lớn (> 1m/s) nên chuyện rêu phong hay mất vệ sinh kia của bác thì bác cứ yên tâm.
Một điều nữa hệ thống của bên mình ko sử dụng nước từ Chiller mà lấy nước trực tiếp từ hệ thống cấp nước sinh hoạt của khách sạn sau đó cấp nhiệt và đưa đến các hộ dùng nhiệt luôn (các phòng khách sạn). Còn việc chưa đạt nhiệt để sử dụng bạn nên xem lại sơ đồ nhiệt mình up lên. Khi tính toán chọn thiết bị mình cũng phải tính lượng nước nóng mà khách sạn sử dụng trong giờ cao điểm (hệ số sử dụng đồng thời 0,6-0,9).
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Bên bác Khatthuc chuyên cung cấp Heat Pump àh ?.
Thật ra tôi cũng chưa làm công trình nào hoàn thành phần Heat Pump đến nơi đến chốn cả, cũng mới chỉ ở bước concept thôi nhưng thấy rõ được ưu điểm của HP này lắm lắm.:D
Bác Up catalog của thiết bị công ty bác lên đây cho mọi người cùng tham khảo với nhé.
Cám ơn bác nhiều.
Sorry bác herot em cũng muốn up lên cho mọi người xem nhưng ko up trực tiếp được, còn up qua trang khác thì em chưa biết up lên trang nào.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

đúng rồi, có thế mới đúng chứ phải không pax khat. em vẫn nghĩ nước giải nhiệt từ chill ra chỉ có đổ đi thôi, còn muốn dùng lại cho việc sưởi ấm chắc còn phải lọc sạch, không thì tắc ống chả bõ công thông. pax đúng là sáng suốt. hehe
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Muốn dùng hot water từ chiller thì có 2 dạng:
1) Sử dụng desuperheater: Nếu sử dụng cái này hiệu suất của chiller có tăng 1 chút ít. Công suất nước nóng thu được khoảng từ 10 đến 13% công suất lạnh, cái này người ta gọi là free hot water vì mình chỉ cần yêu cầu đặt thêm cái bình desuperheater là đủ.
2) Sử dụng Double bundle condenser: tức là condenser sẽ bự lên có thể gấp đôi tùy theo yêu cầu công suất nước nóng nhưng trong cùng 1 bình, được chia làm 2 cụm ống nước, 1 bên là sẽ chạy ra cooling tower để giải nhiệt còn 1 bên là chạy vào hệ thống nước nóng của tòa nhà. Như vậy công suất của nước nóng sẽ từ 20% dến 120% công suất tải lạnh. Với thiết kế này tốt nhất là dùng bơm biến tần cho chu trình nước chạy vào cooling tower để tiết kiệm năng lượng vì thiệt ra lượng nhiệt nóng của tòa nhà khi sử dụng không phải là hằng số nên dùng biến tầng sẽ cân bằng cho hệ thông. Nhược điểm của hê thống này là hiệu suất của chiller giảm đáng kề khoảng 20% đên 30%.
- Đối với heatpump thì nên sử dụng air to water heatpump vì lúc này condenser coil sẽ trở thành evaporator như vậy nhiệt độ bảo hòa đầu hút sẽ cao hơn trong khi nhiệt độ bão hòa đầu đẩy thì không đổi cho nên công nén sẽ nhỏ hơn. Với lại khỏi phải dùng cooling tower làm gì cho rườm rà. Nhưng nhươc điểm của nó lại là không gian lắp đặt. Đối với 1 số công trình nếu không có không gian chúng ta có thể đat nó trong phòng kĩ thuật nhưng quạt thì dùng loại high static pressure để thổi vào đường ông và cho ra ngoài.

Nói về hệ thống Heat Recovery của chiller dùng cung cấp nước nóng thì 3H còn thiếu một dạng là Dual Condenser, loại này thì cách ly rõ ràng được 2 phần riêng biệt là nước đi lên tháp và nước nóng cho người sử dụng. Về Double Bundle thì nên sử dụng thêm Heat Exchanger để cách ly khu vực tháp và nước nóng sử dụng, do đó tốn thêm 1 hệ bơm và hệ thống dường như phức tạp hơn chút ít :-"
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Đây là cataloge Heatpump mọi người có thể tìm hiểu thêm.

http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2009-10/Gioi_thieu_HP.pdf

Còn đây là một số thông số ai thiết kế hệ thồng nước nóng trung tâm có thể tham khảo.

http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2009-10/HP_1255417140.JPG

Nếu ai có thông tin gì về các công trình sử dụng nước nóng trung tâm cho mình xin để tiếp thị sản phẩm với nhé! thanks mọi người.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Double bundle condenser là 1 dạng rút gọn của dual condenser vì không cần làm 2 bình ngưng làm gì, cả 2 bình kết hop lại thành 1 bình. 2 phần trong bình ngưng này cũng được tách riếng biệt như là 2 bình ngưng vậy vì môi chất lạnh bên ngoài ống còn nước lại ở trong ống, nên phần water box mình chi cần chia làm 2 là đủ. Ưu điểm của cái này là tiết kiệm đươc vật liệu sử dụng và không gian đăt bình.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cảm ơn các bạn đã đưa ra 1 chủ đề hay để thảo luận. Tôi đã có kinh nghiệm 6 năm và trực tiếp thiết kế, thi công khoảng 50 khách sạn từ 3 - 4* về hệ thống cấp nước nóng trung tâm cho khách sạn nên cũng hiểu biết về lĩnh vực này đôi chút. Nếu bạn nào cần học hỏi kinh nghiệm, tôi sẵn sàng chia sẻ với mọi người.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Chào Herot! Tôi rất ngưỡng mộ Herot về kiến thức, đặc biệt qua các bài viết về phần mềm Trace 700,. Tuy nhiên, tôi bổ sung thêm 1 số ý kiến với Herot về việc: "hiệu suất của heatpump đè bẹp boiler"
Điều herot nhận định là không sai. Vì không có hệ thống nào tạo ra hiệu suất đến trên 300% như heat pump cả. Tuy nhiên heat pump cũng gặp khá nhiều hạn chế:
1. Rất khó lắp đặt sử dụng ở những vùng thời tiết đặc biệt lạnh, như sapa chẳng hạn. Vì có thể gây đóng băng dàn lạnh. Nếu không thì, lượng nhiệt tận dụng được từ ngoài trời cũng rất thấp Q = G.Cp.deltaT do nhiệt độ ngoài trời xuống thấp và khả năng phải bổ sung bằng điện trở là cao. Hầu hết các supplier đều bó tay khi chủ đầu tư nhờ tư vấn lắp điều hoà sưởi ấm ở vùng đất này.
2. Vào những ngày trời lạnh, nhu cầu sử dụng nước nóng lên cao thì khi đó nhiệt độ ngoài trời thấp, tải nước nóng sẽ khó đáp ứng được vào thời gian này hoặc nếu lấy dự phòng cao khi thiết kế thì sẽ tăng vốn đầu tư và chi phi vận hành.
3. Hầu hết các khách sạn 3* trở lên, bắt buộc phải có boiler để cấp steam cho xông hơi, bể sục, đặc biệt là giặt là công suất lớn.
Chính vì những lý do trên, lý tưởng nhất là kết hợp giữa heat pump và boiler với điều kiện phân chia vốn đầu tư và phân chia thời gian vận hành hợp lý nhất để vừa tiết kiệm chi phí đầu tư và tiết kiệm chi phí vận hành nữa. Nên chạy nước nóng bằng heat pump vào giờ thấp điểm nhất để trả tiền điện thấp. Khi vào giờ cao điểm sử dụng boiler để đun nước nóng vừa đáp ứng tải nước nóng nhanh hơn heat pump vừa tốn ít điện vì công suất điện chạy boiler rất nhỏ chỉ vài kW.
Việc phân phối tải giữa heat pump và boiler này cũng gần giống như phân phối tải lạnh giữa PAU và AHU hoặc FCU vậy.
Trên đây là một vài ý kiến cá nhân của tôi về vấn đề này. Rất mong admin và đồng nghiệp cho ý kiến đóng góp
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Chào Herot! Tôi rất ngưỡng mộ Herot về kiến thức, đặc biệt qua các bài viết về phần mềm Trace 700,. Tuy nhiên, tôi bổ sung thêm 1 số ý kiến với Herot về việc: "hiệu suất của heatpump đè bẹp boiler"
Điều herot nhận định là không sai. Vì không có hệ thống nào tạo ra hiệu suất đến trên 300% như heat pump cả. Tuy nhiên heat pump cũng gặp khá nhiều hạn chế:
1. Rất khó lắp đặt sử dụng ở những vùng thời tiết đặc biệt lạnh, như sapa chẳng hạn. Vì có thể gây đóng băng dàn lạnh. Nếu không thì, lượng nhiệt tận dụng được từ ngoài trời cũng rất thấp Q = G.Cp.deltaT do nhiệt độ ngoài trời xuống thấp và khả năng phải bổ sung bằng điện trở là cao. Hầu hết các supplier đều bó tay khi chủ đầu tư nhờ tư vấn lắp điều hoà sưởi ấm ở vùng đất này.
2. Vào những ngày trời lạnh, nhu cầu sử dụng nước nóng lên cao thì khi đó nhiệt độ ngoài trời thấp, tải nước nóng sẽ khó đáp ứng được vào thời gian này hoặc nếu lấy dự phòng cao khi thiết kế thì sẽ tăng vốn đầu tư và chi phi vận hành.
3. Hầu hết các khách sạn 3* trở lên, bắt buộc phải có boiler để cấp steam cho xông hơi, bể sục, đặc biệt là giặt là công suất lớn.
Chính vì những lý do trên, lý tưởng nhất là kết hợp giữa heat pump và boiler với điều kiện phân chia vốn đầu tư và phân chia thời gian vận hành hợp lý nhất để vừa tiết kiệm chi phí đầu tư và tiết kiệm chi phí vận hành nữa. Nên chạy nước nóng bằng heat pump vào giờ thấp điểm nhất để trả tiền điện thấp. Khi vào giờ cao điểm sử dụng boiler để đun nước nóng vừa đáp ứng tải nước nóng nhanh hơn heat pump vừa tốn ít điện vì công suất điện chạy boiler rất nhỏ chỉ vài kW.
Việc phân phối tải giữa heat pump và boiler này cũng gần giống như phân phối tải lạnh giữa PAU và AHU hoặc FCU vậy.
Trên đây là một vài ý kiến cá nhân của tôi về vấn đề này. Rất mong admin và đồng nghiệp cho ý kiến đóng góp
Đúng như bác Manowar nói Heatpump cũng có những điểm yếu mà điểm yếu nhất khi áp dụng cho các khách sạn ở VN theo em đó là không tạo được hơi.
Bên em đang cung cấp Heatpump, nó có thể hoạt động khi nhiệt độ môi trường giảm xuống đến 5 độ C, mà ở VN vào mùa đông nhiệt độ trong nhà đặc biệt là trong khu vực giặt là của khách sạn chắc chắn không dưới 5 độ C. Em được biết còn có những dòng Heatpump có thể hoạt động ở nhiệt độ môi trường xuống đến -7 độ C.
Ý tưởng sử dụng kết hợp cả 2 hệ thống của bác rất hay và rất hợp lý.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Nhân tiện nhờ các bác chỉ giúp cách tính toán công suất hệ thống cấp nước nóng trung tâm:
1. Nhu cầu nước nóng của tòa nhà trong một ngày đêm (L/ngày), lưu lượng cung cấp (L/s)?
2. Cách tính dung tích bồn chứa nước nóng, bồn giãn nở.
3. Cách tính công suất đun nóng để chọn boiler, heatpump.
4. Cách tính tổn thất nhiệt trên đường ống nước nóng.
Cảm ơn các bác.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

1. Bạn chỉ cần quan tấm đến nhu cầu nước nóng của toà nhà trong 1 ngày đêm khi tính tiêu thụ năng lượng, còn tính chọn công suất thì cần tìm nhu cầu tại thời điểm cao điểm nhất. Thông thường đối với khách sạn thì có 2 thời điểm tương đương nhau. Đó là vào buổi trưa và buổi tối. Lưu lượng phụ thuộc vào mức độ xịn của khách sạn, 3,4, hay 5*? Còn thông thường khoảng 200 lít/1 lần tắm ở 30-32 độ C.
2. Dung tích Bồn chứa nước nóng được tính: Nhiệt lượng trữ trong bồn = Tổng lượng nhiệt lớn nhất cần cấp cho khách sạn tại thời điểm cao điểm - Công suất cực đại lò hơi cấp được trong thời điểm cao điểm.
3. Suy ra từ 2.
4. Bạn không cần quan tâm nhiều đến cái này. Trừ khi CDT bắt tính rất kỹ về tiêu thụ năng lượng.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cảm ơn bác manowar rất nhiều.
Mục 4 cần tính tổn thất nhiệt trên đường ống để tính lưu lượng bơm tuần hoàn.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cho mình hỏi trong tính toán cấp nước nong cho khách sạn thì lưu lượng nước nóng thường chọn bao nhiêu % so với lượng nước sử dụng cho 1ng/ngày

VD:Chẳng hạn Trong tiêu chuẩn 4513-1998 có viết :

Với Khách sạn hạng I: thì mỗi người tiêu chuẩn là :100-120 l/ngày(cả nóng+lạnh)-->thì lượng nước nóng sử dụng nó sẽ chiếm bao nhiêu %.

thank!
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Mình không biết thông số bạn đọc có đúng ko? Tuy nhiên mình sẽ phân tích dựa trên thông số của bạn nhé.
Bạn biết đấy. Thông số bạn đọc được 100-120 l/ngày (cả nóng +lạnh) thì nó là hòa trộn của 1 phần nước nóng + 1 phần nước lạnh đúng ko?
Nước lạnh thông thường bạn chọn trung bình là 20oC. Nước nóng thì tùy theo bạn cài đặt tự động ở ? oC. Chẳng hạn là: 65oC. Thông thường là từ 60-70oC.
Ngoài ra, nhiệt độ nước tắm thông thường phù hợp với con nguời khoảng 30 -35oC.
Bạn lập phương trình cân bằng nhiệt với: G-lưu lượng nước ấm để tắm. G1- Lưu lượng nước lạnh. G2-lưu lượng nước nóng. Từ đó bạn sẽ tìm ra.
Thông thường nước nóng b từ 1/3-1/2 phần nước lạnh.
Chúc bạn thành công!
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Các bạn làm ơn cho hỏi có loại bơm tuần hoàn tự động tắt mở theo nhiệt độ không (có sẵn sensor và điều khiển theo nhiệt độ tích hợp trong bơm)? Mình đang làm hệ thống nước nóng, nếu có loại bơm có sẵn chức năng như vậy thì thật tiện lợi: Nhiệt độ nước thấp hơn 55 độ bơm sẽ tự động chạy, chỉ cần bơm lưu lượng nhỏ thôi.

Có bạn nào biết xin vui lòng chỉ chỗ mua (mình đang ở HCM). Thanks nhiều.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Theo mình biết thì không có đâu bạn ạ. Nó chỉ có bơm tích hợp role áp suất điều khiển tăng áp thôi.
 
Back
Bên trên