Cần giúp [HELP] GẤP QUÁ ANH EM ƠI

nguyentrongnguyen

Thành Viên [LV 0]
Các bác cho em hỏi công tính tính cột áp HT Sprinkler với ạ

3. Cột áp H = H1 + H2 +H3 (tính theo kinh nghiệm trong bí kíp mình thôi nghen:79:).
H1: là tổng của cột áp xa nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống sprinkler (đầu phun sprinkler xa nhất đó). Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao.
H2: cột áp để phun nước tại sprinkler (thường lấy sprinkler phun xa 5 mét).
H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ).
Giả sử: khoảng cách từ bơm sprinkler đến đầu phun sprinkler độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m => cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
H2 lấy bằng 5 mét
H3 = Ha + Hb = A x L x QxQ(bình phương nên mình nhân vậy) + 10%*Ha
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395x(40+20)x28,8x28,8 +10%*Ha = 2 mét nước
Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước.

Các bác cho em hỏi công thức tính H3

H3 = 0,00003395x(40+20)x28,8x28,8 +10%*Ha = 2 mét nước

Ha ở đây là gì ạ
 
Theo TCVN mà tính bạn, cái "Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao" không biết ông nào đưa ra nhưng sai bét.
Mình ít khi tính theo TCVN mà toàn theo NFPA vì nó khoa học hơn, nhưng cũng có công trình tính theo TCVN cho đơn giản bạn tham khảo:
 

Đính kèm

  • TMKT PCCC.pdf
    190.1 KB · Xem: 652
Theo TCVN mà tính bạn, cái "Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao" không biết ông nào đưa ra nhưng sai bét.
Mình ít khi tính theo TCVN mà toàn theo NFPA vì nó khoa học hơn, nhưng cũng có công trình tính theo TCVN cho đơn giản bạn tham khảo:
Cảm ơn anh, em có 2 thắc mắc muốn hỏi đại ca 2 tí
1. Bọn e hay làm nhà công nghiệp, khi tính bể chữa cháy bọn e thường trừ đi 54m3 ( 54m3 này đang tính đến trường hợp chữa cháy trong 3h thì khi đó nước từ đồng hồ ống DN90 vẫn cấp vào bể). Vậy bọn a hay làm nhà dân dụng có trừ đi 54m3 đó ko.
2. Trong TC 4513-Bảng 4 (Trang 8) có nói đến chiều cao cần thiết của cột nước phun dày đặc là 6m, a có thể giải thích hộ e cái đó được ko ạ
 
Cảm ơn anh, em có 2 thắc mắc muốn hỏi đại ca 2 tí
1. Bọn e hay làm nhà công nghiệp, khi tính bể chữa cháy bọn e thường trừ đi 54m3 ( 54m3 này đang tính đến trường hợp chữa cháy trong 3h thì khi đó nước từ đồng hồ ống DN90 vẫn cấp vào bể). Vậy bọn a hay làm nhà dân dụng có trừ đi 54m3 đó ko.
Có công trình trừ có công trình không bạn, nếu công trình có hồ bơi thì nước cấp từ hồ bơi cũng được dùng để thay phần dự trữ. Tuy nhiên yêu cầu dự trữ 3h bạn phải có sẵn 1h còn 2h kia là cấp từ ống DN90.
2. Trong TC 4513-Bảng 4 (Trang 8) có nói đến chiều cao cần thiết của cột nước phun dày đặc là 6m, a có thể giải thích hộ e cái đó được ko ạ
Cột nước phải phun cao 6m, cột nước này là dày đặc chứ không phải phần đã bung ra phun tới. Mình thường tính phun cao 12m tại cột áp tự do tại đầu lăng (13mm) là 25 cho cuộn vòi d50-25m, bạn tham khảo trong tiêu chuẩn này có bảng quy định đó
 
Các bác cho em hỏi công tính tính cột áp HT Sprinkler với ạ

3. Cột áp H = H1 + H2 +H3 (tính theo kinh nghiệm trong bí kíp mình thôi nghen:79:).
H1: là tổng của cột áp xa nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống sprinkler (đầu phun sprinkler xa nhất đó). Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao.
H2: cột áp để phun nước tại sprinkler (thường lấy sprinkler phun xa 5 mét).
H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ).
Giả sử: khoảng cách từ bơm sprinkler đến đầu phun sprinkler độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m => cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
H2 lấy bằng 5 mét
H3 = Ha + Hb = A x L x QxQ(bình phương nên mình nhân vậy) + 10%*Ha
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395x(40+20)x28,8x28,8 +10%*Ha = 2 mét nước
Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước.

Các bác cho em hỏi công thức tính H3

H3 = 0,00003395x(40+20)x28,8x28,8 +10%*Ha = 2 mét nước

Ha ở đây là gì ạ

Ha trong công thức tính H3 là tính trở lực cục bộ. Bài viết này chỉ nên áp dụng tính các đường ống cấp nước nhỏ vì chủ yếu tính theo kinh nghiệm.
Quan trọng nhất vẫn là H1 (Cao trình) và H3 (Trở lực ma sát + Cục bộ) để chọn bơm.
 
Back
Bên trên