Cần giúp Hòa chung bơm

letoan.utc

Thành Viên [LV 0]
Chào các bác Như tiêu đề em viết, Bây giờ muốn hòa chung các bơm khác công suất, lưu lượng và cộp áp. Liệu có hòa được không. Nếu hòa được thì phải tình như thế nào ạ. Hòa vào thì tổng lưu lượng, áp suất tính ra sao. Mong được các bác chỉ bảo
 
Chủ đề độc quá, trong trường hợp này theo mình thì cách giải quyết như thế này
1,- Trước hết phải tính đc áp lực và lưu lượng cần dùng là bao nhiêu
- Kiểm tra đường đặc tính của các bơm, nếu bơm nào không đáp ứng đc áp lực yêu cầu thì loại.
- Với các bơm đáp ứng đc áp lực yêu cầu thì xem lưu lượng tại áp lực đó là bao nhiêu và cộng tổng lại so sánh với lưu lượng yêu cầu. Nếu ít hơn thì lắp thêm, lớn hơn thì ok.
* Còn bạn muốn tính chính xác thì show cho mọi người sơ đồ nguyên lý, mặt bằng, thông số, số lượng, ... thì các pro trên diễn đàn mới có cơ sở mà tính đc
 
em cũng không biết thế nào, mới đăng lên đây mong các bác chỉ giáo. giờ em có các con bơm 7,5Kw lưu lượng 37 m3/h, 4 con 4Kw mỗi con lưu lượng 21 m3/h, 3 con 3Kw mỗi con lưu lượng 18 m3/h. Mà yêu cầu của em cần có lưu lượng tổng đầu vào lớn hơn 130 m3/h. cột áp thì chỉ cần đẩy cao 3m là được. mà theo em biết. hòa chung bơm thì chỉ tăng lưu lượng, không tăng áp.
Các bác cho em ý kiến ạ
 
em cũng không biết thế nào, mới đăng lên đây mong các bác chỉ giáo. giờ em có các con bơm 7,5Kw lưu lượng 37 m3/h, 4 con 4Kw mỗi con lưu lượng 21 m3/h, 3 con 3Kw mỗi con lưu lượng 18 m3/h. Mà yêu cầu của em cần có lưu lượng tổng đầu vào lớn hơn 130 m3/h. cột áp thì chỉ cần đẩy cao 3m là được. mà theo em biết. hòa chung bơm thì chỉ tăng lưu lượng, không tăng áp.
Các bác cho em ý kiến ạ
Mình có đọc topic và thấy ý của bạn thắc mắc rất lạ! Có lẽ bạn không phải là dân cấp nước mà là dân điện! Trong cấp điện, để hòa hai biến áp hay hai máy phát điện là vấn đề rất khó khăn. Hòa lưới trong điện phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện như đồng áp, đồng pha. Tuy nhiên với cấp nước thì câu chuyện nó theo hướng khác bạn ạ!
Bơm nước là dùng để bơm nước lên cao. Bạn bơm nước từ A -->B với lưu lượng Q và cỡ ống là D nào đó thì ống luôn có trở lực ma sát gây ra sụt áp dọc đường. Như thế để vượt qua các sụt áp dọc đường, bơm phải có một cột áp không nhỏ hơn tổng sụt áp dọc đường. Vì thế, bơm nước luôn có các đại lượng đặc chưng sau:
- Lưu lượng bơm.
- Cột áp đẩy H1
- Cột áp hút H2
Cột áp hút của bơm luôn cao hơn áp chân không là -10m H2O. Nếu bạn hút nước từ độ sâu nào đó, bạn phải hiểu độ sâu đó luôn nhỏ hơn 10 mét. Nếu hút nước ở độ sâu H2, cao độ bơm nước đạt tới sẽ là H1-H2. Cột áp đẩy ở đây được hiểu khi mức nước là bằng với bơm. Ở ngõ ra của bơm, người ta thường gắn van 1 chiều để tránh hiện tượng nước chảy ngược.
Vấn đề hòa bơm của bạn chính từ cái van 1 chiều này mà ra. Một hệ thống rất nhiều bơm, khi có 1 bơm chạy, áp đường nước đẩy của toàn hệ thống sẽ tăng lên và có khi bằng H1-H2. Khi đó, bơm thứ hai muốn chạy được, nó cần phải tạo mức năng lượng cao hơn bình thường để đẩy được van 1 chiều. Vì thế, nếu bạn vận hành hệ thống bơm bất kỳ, dòng điện cho bơm sau lúc khởi động luôn cao hơn bơm đầu tiên. Với hiện tượng như thế, các bơm muốn hòa nhau vào cùng hệ thống gần như phải có cùng cột áp lớn hơn cột áp tính toán H1-H2 ít nhất 10%. Ngoài ra, động cơ bơm thường được chọn dư công suất ít nhất 20%.
Như vậy, vấn đề của bạn sẽ là bạn có thể chọn các bơm khác nhau về lưu lượng nhưng cột áp bơm phải thỏa mãn cao hơn cột áp tính toán 10% là đủ. Ví dụ hệ thống của bạn tính toán là 130 m3/h và cột áp tính là 15 mét, bạn cứ chọn bơm bằng phần mềm chính hãng, ví dụ các bơm chọn là 1 con 20m3/h, 1 con 30 m3/h, 1 con 35 m3/h và một con 45 m3/h với cùng cột áp 15 mét nước. Sau đó bạn nhìn đặc tính xem áp thực đạt tại lưu lượng chọn có đạt khoảng 18 mét nước không. Nếu đạt, các bơm đó thỏa mãn việc hòa chung trong hệ bơm. Còn động cơ bơm, tất nhiên nhà sản xuất đã dự phòng dư sẵn 20% công suất rồi!
 
Trường hợp này giống một phần với Bơm bù áp trong chữa cháy cũng bù lượng nước thất thoát, bơm bù áp thường cao hơn bơm chính 5-10m cột nước, lưu lượng nhỏ so với bơm chính
 
Back
Bên trên