Hỏi thăm chút các bạn

lilama45_1

Thành Viên [LV 0]
Các bạn cho tôi hỏi một chút : cái van có lò xo trong hình phải là van an toàn không? nhờ các bạn hướng dẫn cách chọn mấy cái van này với. Thanks.
Resize_of_DSC01178.JPG
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

volamtruyenky viết:
Đúng đó bạn. Còn cách chọn van này thì theo kinh nghiệm thôi

Chào bạn, bạn có thể cho t6i biết một chút về cách chọn van này không? tôi là dân điện nên chẳng biết gì.
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

Bạn tham khảo bảng chọn size ống và van cho bơm cứu hỏa trích trong tiêu chuẩn NFPA20 đính kèm. (Trong tiêu chuẩn gọi là Relief valve)

Theo mình bơm cứu hỏa lắp trong hình có 2 điểm không đúng lắm:
1. Bầu giảm ở đầu hút bơm phải là loại lệch tâm mới đúng (ở đây dùng loại đồng tâm)
2. Van xả tự động phải lắp theo phương thẳng đứng chứ không nằm ngang như trong hình.
Các bạn thấy sao?

 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

resize_of_dsc01178_001.jpg


mình đã edit lại cho mọi người có thể hiểu hơn về các thiết bị trong hình trên.
còn vấn đề khi chọn size cho relief valve thì không phải theo kinh nghiệm gì hết cái này rất đơn giản vì relief valve đóng vai trò là valve giảm áp ( giảm bớt áp suất trong đường ống bằng cách cho áp hồi về bể chứa )
còn vấn đề kích thước size của relief valve thì nó sẽ theo đúng như tiêu chuẩn mà bác @exlife86 đã nói.nhưng người ta chỉ quan tâm đến áp suất.
Trên relief valve thì có cây ty dùng dể điều chỉnh áp suất giới hạn của relief valve (1-20kgf/cm2)
còn vấn đề exlife86 thắc mắc mình sẽ trả lời luôn.
1 mình không hiểu vấn đề mà bạn nói Bầu giảm là cái nào?
nếu như cái màu đen trên hình thì cái đó là khớp nối mềm dùng để giảm chấn khi bơm hoạt động.
2 van xã áp (relief valve) không nhất thiết là phải gắn thẳng đứng hay nằm ngang.
cái quan trọng nhất là đường xã (drain) phải theo hướng kết nối với ống xã(hồi).cách này thi công sao cho tiết kiệm và khả thi nhất,
vì chức năng hoạt động của van xã áp không phụ thuộc vào phương lắp đặt mà nó chỉ phụ thuộc vào áp suất trong đường ống có gắn van xã áp và giá trị cài đặt của van xã áp.
3.cài đặt giá trị cho van giảm áp rất quan trọng.trước khi set người ta phải tính giá trị hoạt động an toàn tại vị trí thấp nhất.
cái này phụ thuộc vào độ cao cột áp.
mình có cách này dùng để set cho van giảm áp như sau:
- tính áp suất tại điểm bất lợi nhất ( theo TCVN 3kgf/cm2 )
- suy ra giá trị tại diểm thấp nhất ( tại vị trí lắp đặt van )
- lấy giá trị tại điểm thấp nhất + hệ số an toàn (25%) = giá trị cài đặt
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

1. Bầu giảm là đoạn ống giảm nối giữa đầu hút của bơm và khớp nối mềm đó. Khi dùng giảm đồng tâm sẽ tạo ra túi khí ở phần trên của ống hút. Khi bơm vận hành túi khí này có thể làm bơm không hút nước lên được. Các bạn tham khảo đoạn trích trong NFPA20 đính kèm.

http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2009-08/Pump_suction__NFPA20.pdf

2. Về nguyên tắc lắp van xả áp theo phương đứng hay ngang thì không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của van, nhưng theo tài liệu hướng dẫn của 1 nhà sản xuất van mà mình đọc được thì van xả áp, van an toàn nên lắp theo phương thẳng đứng có lẽ để tránh cặn bẫb, bavớ lọt vào bề mặt tiếp xúc của van gây hiện tượng rò rỉ, hư hỏng.
3. Về nguyên tắc van an toàn nhằm đảm bảo áp suất trong hệ thống không vượt quá áp suất cho phép của tất cả các thiết bị lắp trên toàn bộ hệ thống. Như vậy cần căn cứ vào cột áp bơm, vị trí lắp bơm và van xả, áp suất điểm thấp nhất mà tính ra áp suất cài đặt van (Vì không phải lúc nào van xả và bơm cũng lắp ở vị trí thấp nhất.
Phải vậy không các bác?
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

chào bác exlife86
theo như tiêu chuẩn NFPA20-2.9.6.(1-5) (installation)
thì vấn đề bác đưa ra chính xác.nhưng vấn đề quan trọng là khi lắp đặt trên đường ống hút phải đảm bảo không bị rò rỉ không khí từ ngoài vào trong ống hút (làm giảm áp suất hút của bơm)
còn đối với bơm chữa cháy là loại bơm áp suất cao nên áp suất hút là rất lớn nên air pocket sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến áp suất hút và cũng ít quan tâm đến vần đề này nếu đảm bảo trên trên đường ống hút không bị rò rỉ không khí.

*còn vấn đề chọn relief valve thì ta có thể chọn theo lưu lượng của bơm vì relief nên gắn ở đầu đẩy của bơm và nằm trong khoảng từ check valve đến section discharge (đầu đẩy)( distance = 5*Diameter pipe)
theo lưu lượng ta có cách chọn relief như sau:
rate : 2500 GPM (9462 L/M) --> minimum 3/4 inch (D19mm)
: 3000 - 5000 GPM (11355-18925 L/M) --> minimum 1 inch (D25.4mm)
cách chọn này áp dụng theo tiêu chuẩn NFPA 20.
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

nguyendinhan_GS viết:
*còn vấn đề chọn relief valve thì ta có thể chọn theo lưu lượng của bơm vì relief nên gắn ở đầu đẩy của bơm và nằm trong khoảng từ check valve đến section discharge (đầu đẩy)( distance = 5*Diameter pipe)
theo lưu lượng ta có cách chọn relief như sau:
rate : 2500 GPM (9462 L/M) --> minimum 3/4 inch (D19mm)
: 3000 - 5000 GPM (11355-18925 L/M) --> minimum 1 inch (D25.4mm)
cách chọn này áp dụng theo tiêu chuẩn NFPA 20.

Chào bác nguyendinhan_GS và các bác
Cách tính này trong NFPA20 là tính cho circulation relief valve (Mục 2-6). Van này dùng để tạo một dòng chảy nhỏ qua bơm nhằm bảo vệ đầu bơm không bị nóng khi bơm chạy trong tình trạng các van, vòi đều đóng (size van nhỏ thôi). Còn mục 2-13 mới nói về Relief valve dùng cho bơm diesel mà ta đang đề cập. Bảng 2-20 (đã upload trên đây) đã chỉ rõ cách chọn size van và đường ống cho bơm.
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

bác nói đúng rồi nhưng vấn đề circulation relief valve là ta xác định giá trị minimum thôi.
còn vấn đề mà bác nói sinh ra nhiệt trên đầu bơm thì mình chưa hình dung ra được.
vấn sinh nhiệt trên relief do dòng chảy qua tiết diện quá nhỏ nên sinh ra ma sát giữa nước và mặt cắt tiết diện.
còn vấn đề sinh nhiệt trên đầu bơm mình nghĩ bác nên tìm hiểu lại vấn đề này.
bơm có thể sinh ra nhiệt do trường hợp bơm chạy quá tải( động cơ dẫn động chạy quá tải sinh ra nhiệt).
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

Khi bơm chạy, ma sát giữa cánh bơm và nước, ma sát giữa trục bơm và ổ trục, ma sát tại đệm kín (phốt) sinh ra nhiệt làm nóng đầu bơm. Bình thường nước đi qua bơm sẽ lấy đi lượng nhiệt này làm mát đầu bơm. Khi bơm chạy mà không có dòng chảy, nhiệt độ của đầu bơm tăng lên, giãn nở nhiệt của trục và đệm kín làm ma sát tăng lên có thể dẫn đến hư hỏng đệm kín gây rò rỉ nước, có khi bó kẹt trục bơm dẫn đến cháy motor do quá tải.
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

chào bác exlife86.
cảm ơn bác đã giải thích nguyên nhân sinh ra nhiệt.
nhưng vấn đề chính sinh nhiệt ở đầu bơm có thể giải thích 1 cách đơn giản là do ma sát giữa nước và thành bơm dựa trên nguyên tắc lực ly tâm tạo ra nhờ sức quay của cách bơm lúc đó đồng thời tạo ra vùng áp suất hút và vùng áp suất đẩy.
cho nên bác để ý rằng khi bơm đang vận hành thì trên thân bơm vẫn sinh ra nhiệt.

thanks
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

Chào các bạn,
Muốn chọn valve này chính xác ta phải biết nguyên nhân nào làm tăng áp hệ thống:
có 3 nguyên nhân làm tăng áp hệ thống:
1. do lưu lượng dự phòng khi ta thiết kế
2. do số lượng đầu spinkler và hose reel chưa sử dụng hết lưu lượng thiết kế:
ví dụ: thiết kế 2lit/s/spinkler head, đồng thời 5 đầu, cuôn vòi 5lit/s/cuộn, đồng thời 2 cuộn... nhận hệ số an toàn, ta được lưu lượng bơm. tuy nhiên khi có cháy số đầu spinkler và số cuộn vòi hoạt động ít hơn thiết kế đẫn đến tăng áp.
3. do thay đổi nhiệt độ, làm nước dãn nở cũng gây ra hiện tượng tăng áp, đối với hệ thống có thể tích nước nhỏ tăng áp do nhiệt độ rất lớn.
Qua 3 lí do trên ta nhận thấy lí do (2) là nghiêm trọng nhất, và lưu lượng xả lớn nhất bao gồm cả nguyên nhân (1)
vậy từ đây ta tính toán được lưu lượng qua valve--> size valve (dự vào Cv)
áp suất hoạt động của valve là áp suất an toàn của hệ thống.
Thân chào
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

chào bác vuthao21.

các vấn đề mà bác đưa chưa cũng chưa chính xác lắm.vì khi thiết kế hệ thống PCCC trước tiên bác phải tính toán tại mỗi khu vực.sau đó cộng tổng lại thì sẽ ra được lưu lượng cần thiết cho mục đích chưa cháy.
cái quan trọng nhất trong bơm chữa cháy đó là bơm tăng áp.vấn đề quan trọng là nằm cho này chứ ko phải lưu lượng của bơm.
và trên đường ống luôn duy trì bởi 1 áp suất cố định bằng cảm biến áp suất để khi sự cố xảy ra thì các hệ thống sprinker và vòi chữa cháy có thể hoạt động được.
khi set giá trị áp suất cố định thì bơm tăng áp sẽ chạy ở trang thái on/off.
khi bơm tăng áp tái khởi động thì hiện tượng nhồi áp xảy ra nên áp xuất trong đường ống tăng nhanh ngoài tầm kiểm soát nên khi đó van an sẽ làm việc đẻ bảo vệ hệ thống đường ống và bơm.

thanks
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

Chào bạn
Trước hết mình cảm ơn thông tin của bạn
Mình cũng nói cho bạn rỏ là bài viết của mình không phải hướng dẫn tính toán bơm, mà mình chỉ ví dụ để dễ hình dung về hoạt động của valve an toàn.
Nguyên tắc hoạt động của valve an toàn của hệ thống nước là khi quá áp sẽ xả bỏ bớt lưu lượng, vì nước là lưu chất không chịu nén. nên tăng lượng nước sẽ xảy ra quá áp.
Bạn có biết về bơm tăng áp (Jocky pump)?
Lưu lượng của bơm này vào khoảng 5 đến 11m3/h
do đó lưu lượng này quá nhỏ nên valve an toàn không phải để phục vụ bơm này.
Cho mình hỏi bạn một câu nhé:
giả sử bạn tính được lưu lượng bơm chữa cháy là 30l/s, nhưng vào trường hợp cháy ngoài nhà bạn chỉ sử dụng cuộn vòi có 5lit/s. đầu spinkler không mở, do đám cháy ngoài nhà. khi đó bơm bù áp không đám ứng nỗi, bơm chữa cháy phải hoạt động. vậy lưu ưuợng 25lit/s còn lại đi đâu? (bạn đừng có nghỉ là bơm chữa cháy chạy đủ áp sẽ dừng nhé, vì khi có cháy bơm chữa cháy không được dừng tự động)
nếu tính theo bạn thì valve an toàn zise khoảng DN50 là tối đa. khi đó không đáp ứng nỗi lưu lượng còn lại sẽ là vấn đề lớn.
Thân chào
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

chào bác!

còn vấn đề mà jockey pump với lưu lượng 5-11m3/h van an toàn không họat động được có lẽ là bác chưa hiểu lắm về nguyên của van an toàn.
http://upload.hvacr.vn/FILE_2178-8rv
theo công thức áp suất thì P = F1/A ( A là tiết diện mặt cắt)
và đồng thời lưc tác dụng của lò xo là F2 = Kx ( k hệ số đàn hồi,x chiều dài dịch chuyển)
van an toàn hoạt động khi F2
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

những ý kiến, sự phân tích và những nhìn nhận về vấn đề của các bạn theo tôi quả thật là chất lượng. Cảm ơn mọi người...
 
Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

Chào các bác.
ý kiến của bác vuthao21 khá khái quát. Tuy nhiên, tôi xin có vài ý kiến sau đây:
1. Khi chọn bơm chữa cháy chúng ta thường chỉ quan tâm đến lưu lượng và cột áp bơm trong điều kiện làm việc đầy tải theo thiết kế. Khi lưu lượng chữa cháy thấp hơn lưu lượng định mức của bơm thì cột áp thực tế của bơm sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đối với bơm ly tâm thì cột áp bơm đạt cao nhất lúc tất cả các van đều đóng (khi lưu lượng bằng 0). Nếu chúng ta chọn bơm có áp suất lúc đóng van thấp hơn áp suất an toàn của hệ thống thì không cần phải dùng van xả áp ngay cả khi bơm chạy mà không có vòi nào làm việc. Ngoài ra cũng không nên dùng van xả áp để xả bớt phần lưu lượng dự phòng. Xin trích dẫn nguyên văn NFPA20:
2-2.4 The net pump shutoff (churn) pressure plus the maximum static suction pressure, adjusted for elevation, shall not exceed the pressure for which the system components are rated.
A-2-2.4 It is poor design practice to overdesign the fire pump and driver and then count on the pressure relief valve to open and relieve the excess presure. A relief valve is not an acceptable method of reducing system pressure under normal operating conditions and should not be used as such.
2. Cũng theo NFPA20, mình thấy chỉ có 3 trường hợp cần lắp van xả áp (cho bơm ly tâm) như sau:
Mục 2-6.1: circulation relief valve lắp trước van một chiều của bơm để cung cấp dòng nước vừa đủ để bảo vệ bơm không bị quá nóng khi chạy không tải. Van này size nhỏ thôi. (Thật sự tôi chưa thấy bơm chữa cháy nào nào lắp van này cả. Bác nào đã lắp có thể post hình ảnh cho anh em tham khảo với)
Mục 2-13.1: Đối với bơm chữa cháy dùng động cơ diesel mà 121% của áp suất đóng van cộng với áp suất hút tĩnh tối đa (do chiều cao cột nước) vượt quá áp suất an toàn của hệ thống thì cần lắp van xả áp.
Mục 2-19.4 Đối với bơm bù áp ly tâm (centrifugal type presure maintenance pump)có áp suất khi đóng van vượt quá áp suất áp suất làm việc của hệ thống thì cần lắp van xả áp để bảo vệ hệ thống.
Mình hiểu như vậy có đúng không? Mong các bác góp ý. Tuy nhiên, mỗi tiêu chuẩn hoặc phương pháp thiết kế khác nhau cũng có những lập luận và tiêu chí riêng. Vậy nên, nếu thiết kế theo tiêu chuẩn nào thì ta tuân theo đúng qui định của tiêu chuẩn đó là được rồi. Đúng không các bác?
 
Ðề: Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

Cảm ơn bác Nguyendinhan_gs. em thấy bác hơi bi rành về PCCC đó. Em cũng làm bên mảng này lên em cũng đồng ý với ý kiến của bác. Em có câu hỏi hỏi bác tý.
Cách sét áp suất của relife valve em cũng chưa hiểu lắm. Giả sử
áp suất trên đường ống chữa cháy của em được duy trì trong mức 7 barg, bơm chữa cháy chính của em có cột áp 8 barg, bơm bù áp 10 barg. Vậy em lên sét van relife ở mức bao nhiêu là an toàn cho đường ống và thiết bị. Nhờ bác cho em ý kiến. Cảm ơn các bác nhiều!
 
Ðề: Trả lời: Hỏi thăm chút các bạn

chào bác exlife86
theo như tiêu chuẩn NFPA20-2.9.6.(1-5) (installation)
thì vấn đề bác đưa ra chính xác.nhưng vấn đề quan trọng là khi lắp đặt trên đường ống hút phải đảm bảo không bị rò rỉ không khí từ ngoài vào trong ống hút (làm giảm áp suất hút của bơm)
còn đối với bơm chữa cháy là loại bơm áp suất cao nên áp suất hút là rất lớn nên air pocket sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến áp suất hút và cũng ít quan tâm đến vần đề này nếu đảm bảo trên trên đường ống hút không bị rò rỉ không khí.

*còn vấn đề chọn relief valve thì ta có thể chọn theo lưu lượng của bơm vì relief nên gắn ở đầu đẩy của bơm và nằm trong khoảng từ check valve đến section discharge (đầu đẩy)( distance = 5*Diameter pipe)
theo lưu lượng ta có cách chọn relief như sau:
rate : 2500 GPM (9462 L/M) --> minimum 3/4 inch (D19mm)
: 3000 - 5000 GPM (11355-18925 L/M) --> minimum 1 inch (D25.4mm)
cách chọn này áp dụng theo tiêu chuẩn NFPA 20.
Ông này nói sai hết cả, nguyên lý hoật động của bơm pccc chưa nắm chắc, theo tiêu chuẩn thiết kế bơm chữa cháy của NFPA 20 thì khi lắp đặt người ta ko tránh khỏi việc lắp đặt đường ống hút vào bơm ko trên một mặt cân bằng cho nên khi bơm hoạt động sẽ có lượng khí người ta gọi là air tràn vào buồng bơm làm cho bơm ông và kêu , nó sẽ ảnh hưởng đến cánh bơm và có thể làm gãy cánh bơm .
Do đó phải lắp ống lẹch tâm ở đầu hút và đồng tâm ở đầu đẩy để tránh bị khí air trong bơm.
Quan trọng nữa là trong NFPA 20 trên đầu bơm cần phải lắp valve xả khí tự động để xả khí trong bơm trước khi hoạt động.

xem file đính kèm nhé
http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2009-11/Anh_lap_dat_bom_pccc_NFPA.rar
 
Back
Bên trên