Hỏi về tủ điều khiển bơm chữa cháy?

Ðề: Hỏi về tủ điều khiển bơm chữa cháy?

Hi!
mình gốp vài ý kiến về tủ điều khiển bơm chữa cháy.

dùng ba tủ điều khiển riêng là hoàn toàn hợp lý.

các bác tính toán cao siêu quá.nghĩ đơn giản thôi!

1.jokey pump:bơm bù áp: ví dụ khi thiết kế hệ thống áp suất 8-10 bar.thì bơm jokey pump cut in 8 bar cut out 10 bar.bơm tự động start lấy tín hiệu công tắt áp suất hệ thống.thiết kế mạch điện đơn giản.

2.AC pump.pump tự start lấy tín hiệu công tắt áp suất hệ thống nếu như áp hệ thống giảm xuống 6 bar(ví dụ khi thiết kế hệ thống áp suất 8-10 bar).có nghĩa là nước trong hệ thống bị mất.ta ngừng pump bằng tay tại tủ điều khiển.trứơc khi ngừng áp hệ thống phải lớn hơn 6 bar. nguồn cung cấp cho pump 400v 3 pha.

3.diesel pump.tự động start lấy tín hiệu công tắt áp suất hệ thống nếu như áp hệ thống giảm xuống 4 bar(ví dụ khi thiết kế hệ thống áp suất 8-10 bar).
tại sao phải dủng thêm diesel pump.nguyên tắt chửa cháy khu vực nào cháy phải cô lập nguồn điện.trước khi phun nước.
diesel pump:tự động start và start tại tủ điều khiển or tại động cơ.ngứng tại tại tủ điều khiển or tại động cơ.trứơc khi ngừng áp hệ thống phải lớn hơn 4 bar.

tất nhiên là dùng chung hay riêng đều thiết lập áp lực riêng cho từng bơm rồi!
nhưng theo e nghĩ thế này:
- Hệ thống PCCC là hệ thống quan trọng và ưu tiên nên thường bắt buộc để chế độ Auto nên việc chia ra các tủ khác nhau ko mang nhiều mục đích sử dụng
- Về các bơm chung 1 tủ điện thì dẽ dàng giám sát chéo nhau,nên ko có chuyện 3 bơm chạy cùng 1 lúc.(VD có sự cố áp xuống 0kg thì khi đó ko thể để bơm bù bơm đến 10 bả đc.nếu để 3 bơm Auto 3 bơm sec chạy cùng lúc vì ko có giới hạn bơm này chạy bơm kia dừng)
- nếu muốn có thể lắp thêm rất nhiều Panel mở rộng chỉ bao gồm đèn và nút nhấn điểu khiển ở rất nhiều nơi hoạt động song song với tủ bơm chính.như thế vưà tiết kiệm vừa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật!
 
Ðề: Hỏi về tủ điều khiển bơm chữa cháy?

non-submersible+pump+-+pressure+booster+pumps+-.jpg
 
Ðề: Hỏi về tủ điều khiển bơm chữa cháy?

Hi Anh,
Anh đang thiết kế hệ thống PCCC nhà máy vậy Anh cho cáp chống cháy Tai Sin bên em tham gia với nhé.
Em Tâm Sales Excutive Công ty điện Lim Kim Hai
SĐT: 0906 403 279
Email: [email protected]
 
Giá 2.899.000VNĐ

Hãy bắt đầu cuộc sống thông minh hòan tòan mới mẻ với Galaxy Y cho những bạn trẻ năng động luôn muốn tự do kết nối vô hạn. Điện thoại samsung Galaxy Y S5360 - một chiếc điện thoại thông minh Android với những ứng dụng thú vị, khả năng tải dữ liệu nhanh hơn, kết nối Wifi "chuẩn" hơn trên một giao diện gần gũi và dễ sử dụng hơn. Truy cập các ứng dụng web và internet di động chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ. Những tính năng thông minh đều được tích hợp trong Galaxy Y như màn hình 3 inch và bàn phím QWERTY ảo nhưng Galaxy Y vẫn giữ được vẻ gọn gàng trong thiết kế. Hãy bước vào cuộc sống thông minh mới cho một cuộc sống tốt hơn.
Đặt mua :điện thoại cảm ứng giá rẻ samsung galaxy y s5360
chủ đề:
điện thoại cảm ứng
điện thoại giá rẻ
anhvumobile.vn - giá online luôn luôn rẻ
 
Ðề: Hỏi về tủ điều khiển bơm chữa cháy?

tất nhiên là dùng chung hay riêng đều thiết lập áp lực riêng cho từng bơm rồi!
nhưng theo e nghĩ thế này:
- Hệ thống PCCC là hệ thống quan trọng và ưu tiên nên thường bắt buộc để chế độ Auto nên việc chia ra các tủ khác nhau ko mang nhiều mục đích sử dụng
- Về các bơm chung 1 tủ điện thì dẽ dàng giám sát chéo nhau,nên ko có chuyện 3 bơm chạy cùng 1 lúc.(VD có sự cố áp xuống 0kg thì khi đó ko thể để bơm bù bơm đến 10 bả đc.nếu để 3 bơm Auto 3 bơm sec chạy cùng lúc vì ko có giới hạn bơm này chạy bơm kia dừng)
- nếu muốn có thể lắp thêm rất nhiều Panel mở rộng chỉ bao gồm đèn và nút nhấn điểu khiển ở rất nhiều nơi hoạt động song song với tủ bơm chính.như thế vưà tiết kiệm vừa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật!

Tôi thấy AnhKhoaJP nói chưa thực đúng và chính xac.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng bơm với các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau, trên phương diện thiết kế thì một hệ thống chữa cháy bao gôm : VD: bao gồm Electric fire pump; Diesel fire pump; Jockey pump
Ba bơm này sẽ hoạt động theo yêu cầu áp lực cài đặt trên đường ống do tư vấn thiết kế đưa ra.
Riêng bơm chữa cháy thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN thì thường làm một tủ điều khiển cho ba bơm nhưng với bơm chữa cháy cho các công trình lớn như Building, cao ốc văn phòng , chung cư cao cấp, nhà máy điện, trạm 500kv... thì cầnd thiết kế theo tiêu chuẩn QT đó là NFPA 20 và đực hai tổ chức kiểm định và chứng nhận cuối cùng cho hệ thống đó là UL and FM
thì không bao giờ cho phép thiết kế một tủ điều khiển cho ba bơm cả, nhưng đặc biệt một điều là họ thiết kế riêng biệt ba tủ đk cho ba bơm nhưng áp lực cài đặt rát tốt và trong tủ này có hệ thống giam sát BMS về trung tâm,
Tôi thấy hệ thống bơm thiết kế theo tiêu chuẩn này khá hay và an toàn cho các công trình cần đến nó, tuy giá thành có cao nhưng so với bao hành bảo trì cho hệ thống này là rất ít, hệ thống hoạt động ổn định không như mấy ông cung cấp bơm và tủ của châu á hoặc việt nam đang còn kém chất lượng lám, mới làm xong đã hỏng rồi.

DSCN9656.jpg

Petrolimex Gas.jpg
Tôi chỉ có chia sẻ thế thôi.
 
Hỏi về thống báo cháy địa chỉ

Chào các Anh!
Các Anh giúp em với, số là thế này, em đang thi công hệ báo cháy, gặp vấn đề với nhà cung cấp thiết bị, hiện giờ em đã nhập về đủ các đầu báo nhiệt và báo cháy của hãng Cooper, nhưng Tủ báo cháy trung tâm gặp tí vấn đề. Em muốn hỏi các Anh thế này:
Em có thể kết nối các đầu báo, nút nhấn khẩn Cooper (địa chỉ) với tủ báo cháy trung tâm của hãng khác không (hochiki, horing, siemens...) được không?
- Nếu được các Anh nào có biết hay đã từng làm thì truyền kinh nghiệm cho em với.
- Nếu không, Anh nào biết nhà cung cấp Cooper (trừ Mỹ Phương) tại miền Nam giúp em với.
Chân thành cảm ơn!
Chào anh, anh cần mua thiết bị gì và số lượng bao nhiêu.
 
Em đang thiết kế hệ thống PCCC cho nhà máy cơ khí. hệ thống chữa cháy của nhà máy là hệ thống cấp nước ngoài nhà và trong nhà. Em sử dụng 03 bao gồm 1 bơm điện, 1 bơm Diesel, 1 bơm điện bù áp. Thông thường 3 bơm này sẽ dùng chung 1 tủ điều khiển bơm, nhưng chủ đầu tư yêu cầu tách riêng ra mỗi bơm 1 tủ. Hiện tại em không biết cấu của tủ điều khiển bơm bao gồm những bộ phận gì? (ví dụ: bộ sạc bình tự động, nguồn điện cung cấp cho tủ, cách khởi động bơm từ tủ,....) và tủ điều khiển bơm điện khác gì so với tủ điều khiển bơm Diesel. Em nhờ các bác giúp đỡ em với vì bị chủ đầu tư dập quá trời luôn.

Yêu cầu các bơm của em là: KHởi động tự động và bằng tay. Đèn báo trạng thái hoạt động của các bơm.
^:)^


Mình chưa hiểu mục đích của chủ đầu tư tại sao muốn chia làm 3 tủ điều khiển riêng như vậy, nhưng mình nghĩ bạn nên tư vấn với chủ đầu từ về việc thiết kế chỉ cần 1 tủ điều khiển bơm thôi.
Vì bạn bạn có 3 bơm trong đó có 1 bơm bù nên mình nghĩ hệ thống PCCC của bạn thiết kế chắc sẽ chạy tự động, hệ thống chữa cháy có duy trì áp lực trong đường ống.
1. Nếu chủ đầu tư muốn tách 3 tủ, vẫn tách được nhưng linh kiện cho 3 bơm tách ra so với đặt chung một tủ không đổi => tăng chi phí.
Mặt khác do thiết kế tự động nên bạn vân phải đảm bảo tính liên động cho 3 tủ với nhau, tức là bơm bù duy trì áp khi áp tụt sẽ tự cháy, tụt áp tới mức thấp hơn bơm 1 chạy, tụt áp thấp hơn nữa bơm 2 (diezen) sẽ chạy.
2. Một tủ điều khiển bơm theo quy định phải có 2 nguồn cấp và đấu trước attomat tổng, nếu chia 3 chi phí đầu tư cũng tăng lên nhiều.
3. Về thẩm mĩ và tính thuận lợi trong quá trình sử dụng thì một tủ vừa tiết kiệm diện tích vừa dẽ dàng thao tác trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng, bảo trì ...

Vì vậy, tính khả thi cho 1 tủ sẽ thích hợp hơn.
 
Chào các anh/chị,

Em đang thiết kế HTCC Chữa cháy nước vách tường, em sử dụng 1 máy bơm điện vừa bù áp vừa bơm chữa cháy luôn được không ạ? Các anh chị tư vấn giúp em phần tủ điện mình cần các thiết bị gì và sơ đồ đấu nối tủ nhé.
Nguyên lý hoạt động: Khi áp suất đường ống giảm, công tắc giám sát áp lực khởi động máy bơm. khi đủ áp lực trong đường ống đủ thì công tắc giám sát áp lực sẽ ngắt máy bơm.

Xin cảm ơn!!!
 
Chào các anh/chị,

Em đang thiết kế HTCC Chữa cháy nước vách tường, em sử dụng 1 máy bơm điện vừa bù áp vừa bơm chữa cháy luôn được không ạ? Các anh chị tư vấn giúp em phần tủ điện mình cần các thiết bị gì và sơ đồ đấu nối tủ nhé.
Nguyên lý hoạt động: Khi áp suất đường ống giảm, công tắc giám sát áp lực khởi động máy bơm. khi đủ áp lực trong đường ống đủ thì công tắc giám sát áp lực sẽ ngắt máy bơm.

Xin cảm ơn!!!
Không dung chung bơm bù áp và chữa cháy được nhé bạn.
 
Chào các anh/chị,

Em đang thiết kế HTCC Chữa cháy nước vách tường, em sử dụng 1 máy bơm điện vừa bù áp vừa bơm chữa cháy luôn được không ạ? Các anh chị tư vấn giúp em phần tủ điện mình cần các thiết bị gì và sơ đồ đấu nối tủ nhé.
Nguyên lý hoạt động: Khi áp suất đường ống giảm, công tắc giám sát áp lực khởi động máy bơm. khi đủ áp lực trong đường ống đủ thì công tắc giám sát áp lực sẽ ngắt máy bơm.

Xin cảm ơn!!!
Vấn đề bạn hỏi thực ra nằm trong các tiêu chuẩn và quy định hết rồi. Chung quy các quy định và tiêu chuẩn Việt Nam đều có các ý sau:
- Tùy theo công trình mà phải trang bị hệ vách tường, hệ Sprinkler và hệ Drencher.
- Tùy theo công trình và tác vụ mà chọn hệ ngâm nước hay hệ khô (không có nước trong đường ống).
Công trình của bạn thiết kế chỉ có hệ vách tường ngậm nước thực ra là công trình có khối tích tương đối nhỏ. Vì thế nếu tra tiêu chuẩn, hệ vách tường sẽ phải cấp nước cho 2 đám cháy, mỗi đám cháy phải chữa bằng hai đầu vòi nhỏ loại 12.7mm. Về lưu lượng vòi 12.7 mm, tiêu chuẩn cũng có quy định rồi. Thực tế, cũng có một số công thức tính toán và nói chung vòi 12.7mm có lưu lượng tính là 2.5 l/s và cột áp ra khỏi vòi yêu cầu khoảng 21m H2O để tạo tia nước phun cao khoảng 12m (Cái cột áp 21 m này là theo tiêu chuẩn, còn thực tế công thức mà mình biết thì với 21m H2O, khi để lăng phun nghiêng 45 độ, cao độ lăng phun theo tay người cầm khoảng 1.4 mét thì tia nước phun cao đến hơn 11 mét và tầm xa tia nước khoảng 35 mét).
Như thế với hai lưu ý trên, bạn phải làm hệ bơm sao cho:
- Áp đầu lăng phun phải đạt 21 mét H2O.
- Lưu lượng bơm phải đạt bằng 4 lần lưu lượng 1 lăng phun tức là 10 l/s
- Lượng nước trữ cho bơm phải đạt 3 giờ tức hồ nước phải chứa ít nhất 54 m3.
Do vậy bạn sẽ thấy là:
- Bơm điện chữa cháy phải chọn là lưu lượng 10l/s. Cột áp bơm tính toán phải đạt sau khi thỏa áp lăng phun là 21 mét H2O.
- Bơm diesel nếu có thiết kế, cũng phải thỏa điều kiện này.
- Bơm bù áp thực sự là có tranh cãi rất nhiều giữa Cảnh sát PCCC với nhau. Theo luồng chung của Cảnh sát PCCC, cột áp bơm bù áp phải lớn hơn bơm điện cũng như diesel ít nhất 10%. Theo mình thì 10% cũng là quá lơn rồi. Thực tế, các bơm bù áp đa số chọn loại đa tầng cánh nên áp lực của bơm này trong phần mềm chọn khá cao, thường cột áp dư của bơm đa tầng cánh lên đến 30% (tất nhiên là khi lưu lượng rất thấp) nên bạn có thể chọn cột áp bơm bù áp bằng với bơm điện cũng ổn.
- Lưu lượng cho bơm bù áp cũng gây tranh cãi. Thực tế, lưu lượng này không cần cao lắm nếu xét đến hệ thống đường ống là kín tuyệt đối. Nó chỉ chạy khi áp xuống thấp và cắt khi áp lên mức dự trữ trong ống. Bạn cũng có thể chọn bơm bù áp có lưu lượng bằng 1 vòi phun để khi có cháy xảy ra, có thể dùng 1 vòi là chữa cháy được. Còn nếu tính kỹ, bạn phải tính thể tích nước chứa trong toàn bộ đường ống chữa cháy, ví dụ tổng chứa nước trong đường ống khoảng 10 m3, số nước cần bù sẽ không quá 1% thể tích nước tứ khoảng 100 lít. Thời gian bơm bù chạy khoảng ít nhất 5 phút. Khi đó lưu lượng chọn là 20 l/min hay khoảng 1.2 m3/h. Lưu lượng này thường rất nhỏ nên gần như bạn chọn lưu lượng bù áp cỡ nào cũng đủ. Tuy nhiên, vì bơm chạy phải có tính giải nhiệt các bộ phận làm kín trong bơm nên thời gian bơm chạy phải ít nhất hơn 2 phút để không làm hỏng bơm.
Về tủ điện khiển, mình có một bài trong topic này rồi. Ở đây mình nói thêm về các công tắc áp lực để bạn tiện thiết kế. Các công tắc áp lực thường có cấu tạo sau:
- Một công tắc điện khô loại SPDT (SPDT là công tắc 1 NO và 1NC với 1 chân chung) dùng cho khiển.
- Một nút chỉnh áp ngưỡng (trên mặt in là Range) và một nút chỉnh lệch áp (Difference). Ví dụ Range là 2~10kgF/cm2, Difference là 1~5 kgF/cm2. Bạn chỉnh Range là 7 tức là 70 mét nước và Difference là 2 tức 20 mét nước. Khi đó, Bơm sẽ chạy khi áp nhỏ hơn 70 - 20 = 50 mét nước và dừng khi đạt 70 mét nước.
Việc chọn công tắc áp lực cho bơm bù áp phải rất chính xác và rõ ràng hai áp lực đang chỉnh phải nhỏ hơn cột áp cực đại của bơm bù áp. Mức chỉnh Range cũng chính là mức áp trữ trong hệ thống PCCC mà bạn tính toán.
Như thế, ở mức áp cao từ 50~70 mét nước, chỉ có bơm bù áp chạy. Khi bơm bù áp không cung cấp đủ nước chữa cháy, áp lực chắc chắn sẽ giảm hơn 50 mét nước, khi đó bơm điện sẽ hoạt động. Thường thì khi bơm điện hoạt động, áp lực nước sẽ đủ, nhưng bơm điện phải được thiết kế cho chữa cháy nên khi chạy là sẽ không dừng lại và chỉ dừng lại khi có người đến tắt nó tức không cần dùng nữa.
Trong quá trình chữa cháy nếu bơm điện bị hỏng, cột áp sẽ tiếp tục sụt giảm và lúc đó sẽ vận hành bơm điện số hai hoặc bơm diesel.
Qua phân tích, bạn đã thấy là hệ PCCC cần ít nhất ba công tắc áp lực và chỉnh mức cho ba công tắc này là rất quan trọng. Công tắc cho bù áp giả sử là 50~70 mét nước, công tắc thứ hai phải chọn range là 70 và difference là 25 để 45 mét nước là tác động bơm và công tắc thứ ba chọn range là 70 mét và Difference là 35 mét để 35 mét nước là tác động bơm. Các công tắc thứ hai và thứ ba khi tác động, dù đã đủ áp dự trữ, bơm cũng không dừng lại nên phải có tiếp điểm nối tắt hai công tắc này nếu nó tác dụng.
Mấy ý kiến nhỏ này hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được cách điều khiển bơm của hệ PCCC như thế nào!
 
Vấn đề bạn hỏi thực ra nằm trong các tiêu chuẩn và quy định hết rồi. Chung quy các quy định và tiêu chuẩn Việt Nam đều có các ý sau:
- Tùy theo công trình mà phải trang bị hệ vách tường, hệ Sprinkler và hệ Drencher.
- Tùy theo công trình và tác vụ mà chọn hệ ngâm nước hay hệ khô (không có nước trong đường ống).
Công trình của bạn thiết kế chỉ có hệ vách tường ngậm nước thực ra là công trình có khối tích tương đối nhỏ. Vì thế nếu tra tiêu chuẩn, hệ vách tường sẽ phải cấp nước cho 2 đám cháy, mỗi đám cháy phải chữa bằng hai đầu vòi nhỏ loại 12.7mm. Về lưu lượng vòi 12.7 mm, tiêu chuẩn cũng có quy định rồi. Thực tế, cũng có một số công thức tính toán và nói chung vòi 12.7mm có lưu lượng tính là 2.5 l/s và cột áp ra khỏi vòi yêu cầu khoảng 21m H2O để tạo tia nước phun cao khoảng 12m (Cái cột áp 21 m này là theo tiêu chuẩn, còn thực tế công thức mà mình biết thì với 21m H2O, khi để lăng phun nghiêng 45 độ, cao độ lăng phun theo tay người cầm khoảng 1.4 mét thì tia nước phun cao đến hơn 11 mét và tầm xa tia nước khoảng 35 mét).
Như thế với hai lưu ý trên, bạn phải làm hệ bơm sao cho:
- Áp đầu lăng phun phải đạt 21 mét H2O.
- Lưu lượng bơm phải đạt bằng 4 lần lưu lượng 1 lăng phun tức là 10 l/s
- Lượng nước trữ cho bơm phải đạt 3 giờ tức hồ nước phải chứa ít nhất 54 m3.
Do vậy bạn sẽ thấy là:
- Bơm điện chữa cháy phải chọn là lưu lượng 10l/s. Cột áp bơm tính toán phải đạt sau khi thỏa áp lăng phun là 21 mét H2O.
- Bơm diesel nếu có thiết kế, cũng phải thỏa điều kiện này.
- Bơm bù áp thực sự là có tranh cãi rất nhiều giữa Cảnh sát PCCC với nhau. Theo luồng chung của Cảnh sát PCCC, cột áp bơm bù áp phải lớn hơn bơm điện cũng như diesel ít nhất 10%. Theo mình thì 10% cũng là quá lơn rồi. Thực tế, các bơm bù áp đa số chọn loại đa tầng cánh nên áp lực của bơm này trong phần mềm chọn khá cao, thường cột áp dư của bơm đa tầng cánh lên đến 30% (tất nhiên là khi lưu lượng rất thấp) nên bạn có thể chọn cột áp bơm bù áp bằng với bơm điện cũng ổn.
- Lưu lượng cho bơm bù áp cũng gây tranh cãi. Thực tế, lưu lượng này không cần cao lắm nếu xét đến hệ thống đường ống là kín tuyệt đối. Nó chỉ chạy khi áp xuống thấp và cắt khi áp lên mức dự trữ trong ống. Bạn cũng có thể chọn bơm bù áp có lưu lượng bằng 1 vòi phun để khi có cháy xảy ra, có thể dùng 1 vòi là chữa cháy được. Còn nếu tính kỹ, bạn phải tính thể tích nước chứa trong toàn bộ đường ống chữa cháy, ví dụ tổng chứa nước trong đường ống khoảng 10 m3, số nước cần bù sẽ không quá 1% thể tích nước tứ khoảng 100 lít. Thời gian bơm bù chạy khoảng ít nhất 5 phút. Khi đó lưu lượng chọn là 20 l/min hay khoảng 1.2 m3/h. Lưu lượng này thường rất nhỏ nên gần như bạn chọn lưu lượng bù áp cỡ nào cũng đủ. Tuy nhiên, vì bơm chạy phải có tính giải nhiệt các bộ phận làm kín trong bơm nên thời gian bơm chạy phải ít nhất hơn 2 phút để không làm hỏng bơm.
Về tủ điện khiển, mình có một bài trong topic này rồi. Ở đây mình nói thêm về các công tắc áp lực để bạn tiện thiết kế. Các công tắc áp lực thường có cấu tạo sau:
- Một công tắc điện khô loại SPDT (SPDT là công tắc 1 NO và 1NC với 1 chân chung) dùng cho khiển.
- Một nút chỉnh áp ngưỡng (trên mặt in là Range) và một nút chỉnh lệch áp (Difference). Ví dụ Range là 2~10kgF/cm2, Difference là 1~5 kgF/cm2. Bạn chỉnh Range là 7 tức là 70 mét nước và Difference là 2 tức 20 mét nước. Khi đó, Bơm sẽ chạy khi áp nhỏ hơn 70 - 20 = 50 mét nước và dừng khi đạt 70 mét nước.
Việc chọn công tắc áp lực cho bơm bù áp phải rất chính xác và rõ ràng hai áp lực đang chỉnh phải nhỏ hơn cột áp cực đại của bơm bù áp. Mức chỉnh Range cũng chính là mức áp trữ trong hệ thống PCCC mà bạn tính toán.
Như thế, ở mức áp cao từ 50~70 mét nước, chỉ có bơm bù áp chạy. Khi bơm bù áp không cung cấp đủ nước chữa cháy, áp lực chắc chắn sẽ giảm hơn 50 mét nước, khi đó bơm điện sẽ hoạt động. Thường thì khi bơm điện hoạt động, áp lực nước sẽ đủ, nhưng bơm điện phải được thiết kế cho chữa cháy nên khi chạy là sẽ không dừng lại và chỉ dừng lại khi có người đến tắt nó tức không cần dùng nữa.
Trong quá trình chữa cháy nếu bơm điện bị hỏng, cột áp sẽ tiếp tục sụt giảm và lúc đó sẽ vận hành bơm điện số hai hoặc bơm diesel.
Qua phân tích, bạn đã thấy là hệ PCCC cần ít nhất ba công tắc áp lực và chỉnh mức cho ba công tắc này là rất quan trọng. Công tắc cho bù áp giả sử là 50~70 mét nước, công tắc thứ hai phải chọn range là 70 và difference là 25 để 45 mét nước là tác động bơm và công tắc thứ ba chọn range là 70 mét và Difference là 35 mét để 35 mét nước là tác động bơm. Các công tắc thứ hai và thứ ba khi tác động, dù đã đủ áp dự trữ, bơm cũng không dừng lại nên phải có tiếp điểm nối tắt hai công tắc này nếu nó tác dụng.
Mấy ý kiến nhỏ này hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được cách điều khiển bơm của hệ PCCC như thế nào!
Cảm ơn chia sẻ rất bổ ích của anh.Nhân tiện các bác cho e hỏi giả sử công trình có 1 máy phát dự phòng, thì khi thiết kế chữa cháy có thể thiết kế 3 bơm điện được không( trong đó 2 bơm chạy, 1 bơm dự phòng) ?
 
Back
Bên trên