Thảo luận Hút khói hành lang ... Như thế nào mới là chuẩn???

LeMinhhnvn

Thành Viên [LV 1]
Tình hình là em đang thi công 1 công trình của Vinacomin, tòa nhà cao 12 tầng, 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn 770 m2, giới hạn chiều dài hành lang dài nhất là 37m.
Theo hồ sơ thiết kế phê duyệt vào năm 2009 (chưa xuất hiện TCVN 5687 : 2010) nên chủ đầu tư có nhờ mình tính, thiết kế bổ sung cho họ hệ thống hút khói hành lang). Và mình đã thiết kế, tính toán đầy đủ, đảm bảo như các thiết kế trước đây mình từng làm và được các đơn vị có thẩm quyền (về PCCC) thẩm định.
Nhưng, Tại đây em va phải 1 đơn vị PCCC (nghe nói là Trung tâm PCCC Hoàng Mai ở gần đó). Họ đến và đề nghị chủ đầu tư nhường quyền thi công toàn bộ hạng mục thông gió PCCC (bao gồm tăng áp thang bộ + Thông gió tầng hầm + Hút khói hành lang) cho họ. Cái này thì khỏi bàn, mình đương nhiên phải ok nhường lại cho họ, tạo điều kiện cho chủ đầu tư thôi (hì :D).
1. Tuy nhiên, sau khi đơn vị PCCC này phê duyệt hồ sơ thiết kế và đưa vào thi công thì mình nhận ra 1 số điểm bất thường của thiết kế này như sau:
+ Thiết kế hệ thống hút khói hành lang của tòa nhà với công suất quạt hút đặt là 9000 m3/h - 500Pa;
+ Tại mỗi tầng trổ 1 nhánh hút khói với kích thước 400x200 (có van chặn lửa). Nhưng trên mỗi nhánh này lại có tới 3 miệng hút khói 600x600;
+ Ống gió rẽ nhánh ra cửa hút xa nhất trong hành lang có kích thước 200x100 nối 1 ống mềm D150 gắn vào cửa gió nói trên;
Thiết kế trên theo đơn vị PCCC nói trên đưa ra là dựa trên TCVN 5687 : 2010.
2. Sau khi nhận bản thiết kế này (chủ đầu tư nhờ xem :D), mình phản hồi họ như sau: (cái này cũng nhờ các pác ngâm cứu và cho ý kiến dùm :D)
+ Tính toán công suất quạt hút với thông số: 9000 m3/h - 500 Pa, chỉ đảm bảo hút với điều kiện 2 van khói mở 1 lúc (các van còn lại đóng). Vậy nếu xảy ra cháy đồng thời tại 3 tầng trở lên thì sao???
+ Trong TCVN 5687 :2010, mục 6.6 có quy định, nguyên văn như sau: " Cửa hút khói cần phải bố trí trên giếng thải khói, dưới trần hành lang hay trần sảnh. Cho phép đấu nối cửa hút khói vào giếng thải khói qua một ống nhánh hút. Chiều dài hành lang do một cửa hút khói đảm nhận thường lấy không lớn hơn 30m.
Trên nhánh hút khói của hành lang hay sảnh cho phép đấu nối không quá hai cửa hút khói trên một tầng.

Vậy tại sao đơn vị PCCC lại thiết kế tới 3 cửa hút khói trên 1 nhánh rẽ mỗi tầng (trong khi hành lang dài nhất chỉ có 37m, nơi ngắn nhất là 10m - sảnh, có diện tích không tới 100 m2)???
+ Với kích thước ống gió mềm D150 gắn vào cửa hút khói trên (x3 cửa), không đảm bảo lưu lượng hút mỗi tầng theo tính toán là 4500 m3/h, không kể tầng 1 - nơi thoát ra ngoài nhà là 12000 m3/h (nếu đảm bảo thì tốc độ gió trong ống này lên tới 25 - 30 m3/h ---->> ống gió mềm như thế nào chịu được tốc độ này =)).)???
3. Đơn vị PCCC trên trả lời mình như sau:
+ Quạt gió chọn nói trên chỉ tính với 2 van chặn lửa mở đồng thời và không giải thích j thêm;
+ Mỗi nhánh hút tại mỗi tầng chọn 3 cửa vì sợ hành lang rộng =)) nên thêm cửa để hút tốt hơn (cái này thì TCVN 5687 :2010 vứt đi rồi :D). (mình nói thẳng là các ông vẽ thêm ra để tính tiền cho nhiều đúng hem --->>> cười =)).)
+ Ống gió mềm, ống gió nhánh nêu trên, bé để hút cho khỏe, hjx.
Các pác cho ý kiến dùm xem cái đơn vị PCCC nói trên (chắc đại diện cho các đơn vị thẩm tra PCCC khác) có phải mất dạy lắm ko :D=))
 
Theo em những gì được biết thì em xin mạn phép đưa ra ý kiên của mình như sau. Đúng hay sai thì e cũng chưa chắc lắm ạ.
1. Tính số đám cháy xảy ra đồng thời theo tiêu chuẩn pccc tùy vào loại công tình. Trong th này bằng 2 là đúng rồi.
2. Thiết kế 2 hay 3 cửa thì cũng nên xem cụ thể mặt bằng kiến trúc.
3. Làm gì có chuyện ống bé hút cho khỏe. Trả lời linh tinh quá. :)) Em không chắc là ống gió mềm chịu được nhiệt độ của khói là khoảng 300 độ. Hình như có tc quy định về vật liệu dẫn khói thì phải.
 
Ống gió mềm mà cậu vẫn hay dùng trong ĐHKK thì đương nhiên không chịu được 300 độ C rồi (ở đây người ta vẫn dùng cái đấy). Nhưng có loại ống mềm chịu được hơn 300 độ C đấy. Dùng cái j là do mình mà.
 
+ Ống gió mềm, ống gió nhánh nêu trên, bé để hút cho khỏe, hjx.

<<<==== cái này chắc chủ thớt thêm vào cho vui, chứ làm gì có ông nào trả lời như thế :D[-O<
 
Em xin ý kiến chút:
1. Do hiện tại TCVN và các QC hiện hành về phần này chưa rõ ràng về cách tính toán số tầng cháy, bội số trao đổi khi cháy nên chuyện đơn vị thiết kế 2 hay 3 tầng cháy 1 lúc thì nó vẫn mang tính cảm quan lắm( hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài).
2. Nếu lưu lượng hút mỗi tầng là 4.500CMH, mỗi tầng 3 miệng hút nên lưu lượng qua mỗi miệng là 1.500CM,có ống mềm D150 thì vận tốc qua ống mềm mới vào khoảng 4.86m/s. Vận tốc này vẫn okie mà anh. ( trong TCVN 5687-2010 có quy định ko quá 3 miệng cho 1 nhánh, nhưng cái này không rõ lý do vì sao8->)
Vận tốc qua van dập lửa là 15.63m/s. ( tương đương bão cấp 6 :D). Vẫn chấp nhận được ( đó là lý do sao quạt có cột áp khủng khiếp so với lưu lượng như thế!!!)
3. Lý do giải thích "ống bé hút cho khỏe" đó là ko có kiến thức " thủy lực đại cương" anh ạ 8-}
Tóm lại là thiết kế này vẫn chấp nhận được, quan trọng là bên PCCC họ okie. Theo kinh nghiệm của em thì thiết kế này ko vấn đề gì với bên PCCC ạ.
P/S: trước có 1 hồ sơ em làm tính bội số trao đổi cho hút khói hành lang là 10 ACH. Bác bên PCCC bảo phải là 20ACH. Em hỏi xin viện chứng việc đó. Bác ấy cười âu yếm lắm :-??
Em biết thừa rồi, chỉ có tiêu chuẩn " in hình Bác" thôi ^^
 
Em mình được biết thì áp dụng tiêu chuẩn BS hay CP thì hút khói hành lang chỉ hút với 1 tầng duy nhất tại tầng có cháy, vận tốc tại cửa ra không quá 5m/s ( gây cản trở cho người thoát nạn nếu lớn hơn 5m/s) độ dày ống gió là 1,2mm cho tất cả ống gió. quạt phải chịu được nhiệt độ 250 dộ trong 2 giờ. Không lắp đặt van ngăn lửa trên đường ống hút khói( cái này trái với TCVN 5687 nhưng e thấy không lắp fire damper là đúng. còn cái nữa là chưa có TCVN nào qui định độ dày ống gió với hút khói. TCVN 5687 chỉ qui định ống gió với nhiệt độ <80 độ, nhưng khi qua đơn vị thí nghiệm thì cầu chì của fire damper lại 80 độ là đứt, nên thuonwgf thiết kế họ lấy độ dày theo 5687 e thấy cũng ko hợp lý. còn dộ dày theo Smagn thì lại theo Pa, cái này cũng ko đảm bảo nhiệt độ của khói là 300 độ.
 
Mình cũng đang đau đầu với cái công trình mình đang thi công. Các bác cho ý kiến xem thế nào.
Do kết cấu và kiến trúc sai khác so với bản vẽ, nên phải bóp nhỏ ống và cửa gió. Quạt hút khói hành lang LL: 32.000 CMH, nhưng cửa gió chỉ có đủ kích thước 1100x150 và ống gió 800x200. Liệu có bay cửa ko các bác.
 
Minh đang chuẩn bị thi công 1 công trình liên quan đến hệ thống tăng áp hút khói. Nhưng theo bản vẽ thẩm duyệt thì trục hút khói hành lang và trục tăng áp cầu thang bộ xây bằng gạch kích thước rất lớn và lưu lượng, cột áp theo mình là rất nhỏ.
Hiện tại Chủ đầu tư yêu cầu tính toán lại thậm chí phải thay bằng ống tôn để đảm bảo hút khói hành lang đảm bảo.
Tòa nhà có 19 tầng cần hút khói hành lang từ tầng 2-19. mình gửi bản vẽ đính kèm nhờ các bạn chỉ giúp tính toán, thay đổi sao cho đảm bảo hút khói hành lang.
 

Đính kèm

  • DH-01~02_Liet ke ban ve, so do.dwg
    189.2 KB · Xem: 284
  • DH-03~06_Mat bang.dwg
    682.2 KB · Xem: 304
Minh đang chuẩn bị thi công 1 công trình liên quan đến hệ thống tăng áp hút khói. Nhưng theo bản vẽ thẩm duyệt thì trục hút khói hành lang và trục tăng áp cầu thang bộ xây bằng gạch kích thước rất lớn và lưu lượng, cột áp theo mình là rất nhỏ.
Hiện tại Chủ đầu tư yêu cầu tính toán lại thậm chí phải thay bằng ống tôn để đảm bảo hút khói hành lang đảm bảo.
Tòa nhà có 19 tầng cần hút khói hành lang từ tầng 2-19. mình gửi bản vẽ đính kèm nhờ các bạn chỉ giúp tính toán, thay đổi sao cho đảm bảo hút khói hành lang.
Bên bạn đã thi công chưa. Để mình thiết kế cho. Có gì bạn gọi điện nhé. 099.7788666
 
Ống gió 800x200 thì với lưu lượng 32000m³/h thì vận tốc là 55.56 m/s --> 1/10 tốc độ vũ trụ cấp 1.

Mình nghĩ bạn cần phải họp bàn lại với đơn vị thiết kế và chủ đầu tư.
Chào anh ạ !
E là dân mới vào nghề cái hệ thống thông gió này. Xin được anh chỉ giáo cho :D.
Em muốn hỏi anh cách tính toán chọn quạt cho buồng đệm thang bộ và buồng đệm thang máy. em cũng tham khảo nhiều cách tính nhưng đều thấy ko hợp lý,hầu như đều đẩy cao lưu lượng quạt so với diện tích thật.
Xin ý kiến đại ca :D
 
Xin chào tất cả anh/chị em trong ngành ạ!
Vấn đề của mình cũng nan giải không kém: Tòa nhà 14 tầng, hành lang dài 36m, thiết kế hút 1 tầng cháy.
1. Bản vẽ thiết kế hút khói hành lang bố trí tận 7 miệng 600x600 ( trái tiêu chuẩn 5687-2010 hoàn toàn ) nhưng đã được thẫm duyệt nên phải thi công theo như vậy. Đến khi nghiệm thu thì không có chút áp suất hút nào ở 3 tầng dưới cùng ( Thiết kế quạt 1500 l/s , 500Pa ).
2. Khi không hút được CĐT nhờ kiểm tra lại và đưa ra phương án khắc phục tình huống này.
3. Khi họp trao đổi thì có 1 đơn vị thầu khác bảo rằng : Hệ thống hút khói mà dùng quạt hướng trục là sai nên mới không hút được. ( Trong 5687-2010 có ghi hút khói hành lang là dùng quạt ly tâm, nhưng đại đa số các công trình mình làm cũng có khá nhiều dự án họ dùng quạt hướng trục ).
Xin các vị cao nhân chỉ giáo:
- Có nhất thiết bắt buộc phải dùng quạt ly tâm cho hút khói hành lang không ạ. Nếu dùng quạt hướng trục thì áp dụng theo tiêu chuẩn nào ạ.
- Phải làm thế nào để có được áp hút ở 3 tầng dưới cùng mà vẫn tận dụng không vứt bỏ hệ thống đã thi công.
 
Chỉ trong 10 năm, với những chiến lược xây dựng và phát triển của mình, XM.com đã trở thành một trong những sàn giao dịch Forex lớn nhất thế giới với những con số vô cùng ấn tượng:

  • XM hiện đang phục vụ hơn 2.5 triệu khách hàng đến từ 196 quốc gia.
  • Trên 1.4 tỷ giao dịch đã được thực hiện mà không hề có requote hay từ chối lệnh.
  • Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày khoảng 15 tỷ $.
  • Có quan hệ đối tác ở hơn 120 thành phố trên khắp Thế Giới.
  • Website chính thức của XM có hơn 5 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Liệu sàn XM.com có lừa đảo hay không? XM có phải là sàn môi giới đáng tin cậy? Dựa vào cơ sở nào để có thể đặt niềm tin vào XM?
Đéo hiểu kiểu gì, thế này mà cũng éo được duểtj
 
Bạn thiết kế hút có 1 tầng mà bạn muốn hút tới ba tầng, với lại lúc chạy van SM của tầng có mở k, nếu k mở sao hút.
Bạn hiểu nhằm ý mình viết rồi.
1. Mình mở từng tầng chứ không phải 3 tầng cùng lúc. Nhưng 3 tầng dưới cùng đều không có áp suất hút.
2. Khi test thử tầng tầng nào thì mình chỉ cho van MFD của tầng đó mở, van của các tầng còn lại đều đóng.
3. Bạn có cách nào khắc phục tình huống này không?
 
Back
Bên trên