Thảo luận Mang bầu tháng 9 và công cuộc vượt cạn

muoigentis

Thành Viên [LV 0]
Mang thai tháng thứ 9 cũng là khoảng thời gian hồi hộp và háo hức nhất với mọi mẹ bầu. Không biết em bé của mẹ sẽ dễ thương như thế nào khi chào đời? Giờ đây hầu hết các mẹ đều đã chuẩn bị đồ đi sinh sẵn sàng. Hãy lắng nghe dấu hiệu cơ thể để thích nghi với việc sinh tự nhiên hay sinh mổ trong trường hợp cần thiết.
Mang thai tháng 9 và công cuộc vượt cạn
Bước vào tuần thứ 36, lịch hẹn của mẹ với bác sĩ sẽ nhiều hơn. Giờ đây mẹ và thai nhi cần được kiểm tra hàng tuần, dấu hiệu cho thấy công cuộc sinh nở sắp bắt đầu.
Trong những lần khám thai của tháng này, bác sĩ sẽ kiểm tra về:
  • Cân nặng của mẹ bầu (thời điểm này mẹ sẽ tăng cân rất ít hoặc không tăng nữa)
  • Đo huyết áp cho mẹ.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu và hiện tượng dư đạm trong nước tiểu.
  • Nghe tim thai của bé.
  • Kiểm tra kích thước của tử cung và đo bề cao tử cung.
  • Kiểm tra tư thế ngôi của thai nhi.
  • Xem xét các hiện tượng phù nề của tay chân và hiện tượng giãn tĩnh mạch tại gót chân.
  • Kiểm tra tình trạng của tử cung.
  • Giải đáp các thắc mắc của mẹ bầu về những hiện tượng bất thường hoặc mẹ cảm thấy lo lắng.
shutterstock_400206901-1-600x400.jpg

Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 9?
Các mẹ sẽ thấy mình có một hoặc nhiều hiện tượng dưới đây xuất hiện đồng thời. Một vài hiện tượng vẫn tiếp tục kéo dài từ những tháng bầu bí trước đó. Ngoài ra ở một số mẹ lại xuất hiện thêm các hiện tượng khó chịu khác kèm theo như:
Thay đổi thể chất khi mang thai tháng thứ 9:
  • Bé có thể đạp không mạnh bằng tháng trước do sự chật hẹp của tử cung.
  • Khí hư ra nhiều và có dạng nhầy đặc. Đôi khi có máu hồng nhạt xuất hiện, đặc biệt là sau khi khám âm đạo và quan hệ tình dục.
  • Vẫn bị táo bón
  • Khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
  • Thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và thậm chí là bị ngất.
  • Hay nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai.
  • Chảy máu chân răng những lúc đánh răng.
  • Hiện tượng chuột rút thường xuyên về đêm.
  • Đau lưng nhiều hơn.
  • Đau xương mu.
  • Có hiện tượng phù ở chân, tay và mặt.
  • Ngứa ngáy da bụng.
  • Đau lưng.
  • Thở dễ chịu hơn.
  • Thường xuyên buồn tiểu
  • Mất ngủ và ngủ không được sâu giấc.
  • Có dấu hiệu co thắt tử cung thường xuyên hơn, đôi khi kèm theo hiện tượng đau bụng.
  • Xuất hiện sữa non tại đầu ti.
  • Cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.
  • Chóng đói, ăn khỏe nhưng cũng có mẹ cảm thấy chán ăn vào giai đoạn này. Đọc thêm: Các thực phẩm ngăn ngừa dị tật
Về mặt cảm xúc:
  • Lo lắng, hồi hộp và sợ hãi nhiều hơn.
  • Nhưng cũng thư giãn khi thấy mình đã sắp về đích.
  • Dễ cáu giận.
  • Tưởng tượng và mơ nhiều về thai nhi.
shutterstock_300852248-1-400x400.jpg


Em bé trong bụng mẹ khi mang thai tháng thứ 9
Thai nhi vào tháng thứ 9 trông sẽ như thế nào?
  • Bé dài từ 48-51cm và nặng tầm 2,6-3,6kg.
  • Các bộ phận của cơ thể, kể cả phổi đã hoàn chỉnh, sẵn sàng cho thời điểm bé chào đời.
  • Hầu hết các bé đã quay đầu xuống dưới.
  • Bé chuyển động ít hơn do sự chật hẹp của tử cung.
Trong giai đoạn này, những vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng thứ 9 bao gồm như sau:
Những cú đạp của thai nhi
Nếu so với 2,3 tháng trước, thời điểm nay sẽ có nhiều thay đổi. Bé đạp ít hơn, chủ yếu là uốn người hoặc chuyển động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng có những bé đạp mạnh hơn. Điều này không có gì là bất thường cả. Ở tháng thứ 9, mẹ cần lưu ý những điều sau về cú đạp của con:
  • Kiểm tra mức độ đạp của con bằng cách ghi chép lại sau khi ngủ dậy hoặc sau mỗi lần ăn.
  • Bé cần đạp đủ 10 lần hoặc nhiều hơn thế trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ. Nếu ít hơn 10 lần, mẹ cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân.
  • Ra máu ở âm đạo
Một vài mẹ nhận thấy, sau khi quan hệ với người bạn đời, xuất hiện máu tại âm đạo. Điều này là dấu hiệu sắp sinh hay là hiện tượng bất thường đáng lo ngại? Các mẹ cần chú ý về dấu hiệu ra máu như sau:
– Máu màu hồng nhạt hoặc nâu như những ngày cuối kinh nguyệt, xuất hiện sau khi quan hệ hoặc bác sĩ kiểm tra âm đạo trong vòng 48 tiếng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và cũng không phải là dấu hiệu sắp sinh.
– Nếu ra máu màu đỏ tươi và ra liên tục, rất có thể nhau thai đang gặp vấn đề. Mẹ cần đi khám để được kiểm tra ngay lập tức.
– Trường hợp máu nhạt màu hoặc có màu nâu cùng với các cơn co thắt tử cung, đau bụng, v.v. thì có thể mẹ đang bước vào giai đoạn đau đẻ. Lúc này, mẹ bầu cần chuẩn bị đồ đạc để đi sinh.
Bác sĩ có thể dự đoán chính xác ngày sinh của mẹ bầu không?
Rất khó để xác định điều này. Phần lớn việc khám thai chỉ cho phép bác sĩ dự đoán ngày sinh như bụng mẹ bầu tụt ở mức độ nào, ngôi thai đang ở đâu và mức độ mở của tử cung, v.v. Do đó, mẹ nên chuẩn bị tinh thần cho ngày dự sinh từ 2-3 tuần trước đó.
Nhiều mẹ bầu còn có thể cảm thấy hơi thất vọng khi đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường vì do sự chênh lệch khi tính ngày trứng rụng hoặc tuổi thai nhi. Em bé có thể sinh trước hoặc sau ngày dự sinh tầm 2 tuần.
Thông thường các bác sĩ sẽ không để mẹ bầu mang thai quá 42 tuần vì sau thời điểm này, kích thước thai nhi quá lớn có thể nảy sinh nhiều vấn đề. Mẹ có thể sẽ phải dùng đến phương pháp kích đẻ hoặc để đảm bảo an toàn bác sĩ có thể đề xuất mẹ sinh bé theo phương pháp sinh mổ.
shutterstock_127959377-600x400.jpg

Mang thai tháng thứ 9
Chờ đợi ngày vượt cạn bằng việc chuẩn bị đồ đi sinh và chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn làm mẹ, chăm sóc bé sơ sinh
Khoảng thời gian này, nếu các mẹ đi làm ngoài thì có thể nghỉ ngơi tại nhà để chuẩn bị cho thời điểm sinh nở. Mẹ cần đảm bảo là mình đã đóng gói sẵn sàng mọi thứ để có thể đi viện ngay bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra, tìm hiểu về các vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời là điều cần thiết nhất vào lúc này. Từ vấn đề cho con bú, tắm cho con, lịch sinh hoạt của bé cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe trẻ sơ sinh. Mẹ càng nắm vững các kiến thức này bao nhiêu, mẹ sẽ càng bình tĩnh để chăm con tốt bấy nhiêu.
Ngoại trừ các mẹ đã được lên lịch sinh mổ cụ thể, còn lại phần lớn mẹ cần nhận biết về các dấu hiệu sắp sinh này
  • Bụng tụt xuống dưới và đầu bé đã chúc xuống dưới rất nhiều
  • Đau xương hông và cảm giác đè nén của hậu môn
  • Cân nặng của mẹ bầu không tăng nữa
  • Cảm thấy như kiệt sức
  • Ra dịch nhầy, quánh ở âm đạo nhiều hơn
  • Bong nút nhầy ở tử cung
  • Có dịch nhầy kèm máu. Có thể xuất hiện trước thời điểm sinh 24 tiếng hoặc trước đó một vài ngày
  • Tủ cung co thắt, gò cứng bụng nhiều hơn
  • Một vài mẹ có hiện tượng đi ngoài thường xuyên như khi bị tiêu chảy
Sau các dấu hiệu này sẽ là các cơn đau xuất hiện và đến thời điểm đau đẻ thật sự.
Xin chúc mừng mẹ đã đi qua 9 tháng mang thai với bao thay đổi của cơ thể, những cơn đau nhức và hạnh phúc khi thấy em bé lớn lên khỏe mạnh trong bụng mẹ. Giờ đây, mẹ hãy chuẩn bị thật tốt cho ngày vượt cạn sắp tới. Những giây phút hạnh phúc nhất với bé yêu đang chờ đón mẹ ở phía trước. Tạm biệt 9 tháng của thai kỳ đầy yêu thương!
 
Back
Bên trên