Thảo luận Nên hay không nên lắp van 1 chiều ở đầu ra máy nén trước khi vào bình tích áp

gnuh109

Thành Viên [LV 6]
Vấn đề mình cần thảo luận về hệ thống khí nén là "Nên hay không nên lắp đặt lắp van 1 chiều trước (sau máy nén) và sau bình tích áp"
- Có những tác dụng gì ?
- Có những tác hại như thế nào ?
 
Vấn đề mình cần thảo luận về hệ thống khí nén là "Nên hay không nên lắp đặt lắp van 1 chiều trước (sau máy nén) và sau bình tích áp"
- Có những tác dụng gì ?
- Có những tác hại như thế nào ?
Cái vấn đề chính ở đây là bạn phải hiểu van 1 chiều là gì, nhiệm vụ chính của van 1 chiều là gì trước khi đặt ra câu hỏi ngô nghê như trên. Khi đã tìm hiểu xong, tôi nghĩ bạn sẽ có câu trả lời!
Trong kỹ thuật, cái gì cần thì lắp dù đắt mấy cũng phải lắp. Còn nếu không cần lắp mà cứ lắp thì gây ra lãng phí tiền của. Vậy nên tìm hiểu tác dụng của vật tư thiết bị là rất quan trọng. Không nên tự dưng lắp vào hay tự nhiên bỏ đi!!!
 
Cái này từ lúc thiết kế, xây dựng nhà máy đã lắp rồi bác nguyenledung. Hiện tại hệ thống có 4 máy nén cấp vào 1 đường ống chung nhưng chạy không đều tải. Mình nghĩ nguyên nhân có thể do những van 1 chiều đặt ở đầu ra máy nén, trước khi vào bình tích áp . Mình nghĩ bên trong máy nén đã có van 1 chiều sau khi ra khỏi bình tách dầu rồi nên đang định thử bỏ mấy cái van này đi. Van 1 chiều ở đầu ra máy nén là kiểu van lật, máy nén CM01 khi có tải nhanh lên áp hơn rất nhiều so với các máy nén khác do nặng tải ở những van 1 chiều 921VA02,921VA06.
maynenkhi.png
 
Cái này từ lúc thiết kế, xây dựng nhà máy đã lắp rồi bác nguyenledung. Hiện tại hệ thống có 4 máy nén cấp vào 1 đường ống chung nhưng chạy không đều tải. Mình nghĩ nguyên nhân có thể do những van 1 chiều đặt ở đầu ra máy nén, trước khi vào bình tích áp . Mình nghĩ bên trong máy nén đã có van 1 chiều sau khi ra khỏi bình tách dầu rồi nên đang định thử bỏ mấy cái van này đi. Van 1 chiều ở đầu ra máy nén là kiểu van lật, máy nén CM01 khi có tải nhanh lên áp hơn rất nhiều so với các máy nén khác do nặng tải ở những van 1 chiều 921VA02,921VA06.
maynenkhi.png
Xin lỗi bạn nhé! Theo mình thì các van 1 chiều tại các vị trí từ bồn chứa qua cụm lọc thô, bộ tách ẩm, cụm lọc tinh là không cần thiết. Việc họ lắp thêm các van 1 chiều như bạn nói có lẽ do sợ khí chảy ngược, mà điều này thì khá khó. Nếu sợ chuyện này thì chỉ nên làm thêm 1 cụm 1 chiều từ bầu lọc tinh ra ống tải chính thôi!
Như thế:
- Chỉ nên có 1 van 1 chiểu từ máy nén vào bồn chứa (cái này là đương nhiên đúng không bạn)!
- Nếu sợ hiện tượng chảy ngược thì cũng chỉ lắp 1 van 1 chiều ngõ ra nối vào ống trung chuyển khí chính.
Cải tạo hệ thống:
- Theo mình thì nếu các bồn chứa bố trí gần nhau thì nên làm một ống cân bằng nối tất cả các bồn chứa lại với nhau. Khi đó, bỏ luôn các van 1 chiều tại ngõ ra.
 
Đúng vậy mình cũng đang tham khảo ý kiến một số chuyên gia của hãng máy nén Attlas Copco, việc đã có van 1 chiều ở đường ra bình tách dầu hay còn gọi là van áp suất tối thiểu thì các van 1 chiều tại các vị trí từ bình tích áp qua cụm lọc thô, bộ tách ẩm, cụm lọc tinh là không cần thiết.
Chắc lúc đầu bên thiết kế làm như vậy để lúc dừng sửa chữa, tránh trường hợp quên đóng van chặn.
Rất cảm ơn bác nguyenledung, nếu làm ống cân bằng cho các bình tích khoảng 4m3 mình chỉ cần dùng ống D50 cũng được phải không bác.
 
Đúng vậy mình cũng đang tham khảo ý kiến một số chuyên gia của hãng máy nén Attlas Copco, việc đã có van 1 chiều ở đường ra bình tách dầu hay còn gọi là van áp suất tối thiểu thì các van 1 chiều tại các vị trí từ bình tích áp qua cụm lọc thô, bộ tách ẩm, cụm lọc tinh là không cần thiết.
Chắc lúc đầu bên thiết kế làm như vậy để lúc dừng sửa chữa, tránh trường hợp quên đóng van chặn.
Rất cảm ơn bác nguyenledung, nếu làm ống cân bằng cho các bình tích khoảng 4m3 mình chỉ cần dùng ống D50 cũng được phải không bác.
Bạn đang dùng tới 4 máy nén, vì thế ống cân bằng thường phải tải lưu lượng khoảng 2 lần lưu lượng nén. Do đó, ống cân bằng nếu chọn phải lớn hơn ống nối từ máy nén vào bồn 1 cấp thì sẽ an toàn! Bạn kiểm tra thử trong hệ thống của bạn xem sao!
 
Phải chọn lớn hơn để tránh hiện tượng va đập xung khí nén giữa các bình tích trên đường ống cân bằng phải không bác. Tiêu chuẩn vận tốc cho phép khí nén trên đường ống khoảng bao nhiêu bác, hình như tầm 65m/s phải không.
 
Nếu máy nén khí có hiện tượng lên áp nhanh và xả áp chậm thì có thể do những nguyên nhân gì các bác. Có thể do bình tích áp không, nếu xả áp chậm thì chắc van 1 chiều bị hở nhưng lên áp thì quá nhanh và bất thường.
 
Đây là do bên nhà thầu chính thiết kế và lắp đặt nhằm ngăn khí nén từ hệ thống chảy ngược, thực chất điều này cũng không cần thiết khi trong máy nén đã có van áp suất tối thiểu.
 
Tặng các bác cái bản hướng dẫn thiết kế hệ thống máy nén khí cảu Hitachi. Nhà sản xuất khuyến cáo là không nên lắp van 1 chiều sau máy nén, hoạt động của hệ thống có thể không ổn định.
 

Đính kèm

  • BASIC OF COMPRESSOR.pdf
    3 MB · Xem: 152
Tặng các bác cái bản hướng dẫn thiết kế hệ thống máy nén khí cảu Hitachi. Nhà sản xuất khuyến cáo là không nên lắp van 1 chiều sau máy nén, hoạt động của hệ thống có thể không ổn định.
Bạn nói vấn đề này mình mới nhớ ra cấu tạo máy nén khí! Ở ngõ ra của máy nén khí luôn luôn có Supap hoạt động giống như van 1 chiều. Vì thế không nên lắp thêm van một chiều nào nữa là đúng rồi!
 
Đúng rồi bác nguyenledung, sau bình tách dầu luôn có van áp suất tối thiểu (van 1 chiều). Tốt nhất là không cần van 1 chiều, nó chỉ có tác dụng tăng được tuổi thọ cái van áp suất tối thiểu đỡ tốn tiền thay thôi à, hehe :)
 
Về cơ bản có lắp van một chiều hay không thì không có ảnh hưởng gì lớn, nhưng đối với một số hãng máy đặc biệt là máy cũ van một chiều không còn kín nữa do nhiều vấn đề bạn không lắp van một chiều thì sẽ ảnh hưởng
 
van một chiều bác phải xem sơ đồ thiết kế xem có cần thiết có van một chiều không?? với lại lắp thế nào là do cách sự dụng và thiết kế của từng công dụng khác nhau.
 
Back
Bên trên