Nguyên Lý Hoạt Động Của Van MFD

minhtays

Thành Viên [LV 0]
Các bác cho em hỏi tình huống như sau:
Tòa nhà chung cư có cần lắp bổ sung van FD vào chỗ cổ trích giữa trục đứng và mặt bằng ống hút khói hành lang hay không? Thực tế thiết kế có van MFD rồi, moto van On/Off.
Theo em tìm hiểu thì Van MFD là luôn ở chế độ đóng tức là đã chặn lửa cháy lan, khi có khói ở tầng nào thì nó sẽ mở để hút khói. Vậy bổ sung con FD ngay gần con MFD có cần hay không?
Mong các ae chỉ giáo.
 
Thắc mắc tương tự. Thấy một số bản thiết kế rất hay có cái đấy mà chẳng hiểu giải quyết vấn đề gì.
 
Các bác cho em hỏi tình huống như sau:
Tòa nhà chung cư có cần lắp bổ sung van FD vào chỗ cổ trích giữa trục đứng và mặt bằng ống hút khói hành lang hay không? Thực tế thiết kế có van MFD rồi, moto van On/Off.
Theo em tìm hiểu thì Van MFD là luôn ở chế độ đóng tức là đã chặn lửa cháy lan, khi có khói ở tầng nào thì nó sẽ mở để hút khói. Vậy bổ sung con FD ngay gần con MFD có cần hay không?
Mong các ae chỉ giáo.
MFD & MFSD là FD hoặc SD có gắn Motorise điều khiển bằng điện ( Nếu dùng cho cấp gió xử lý qua PAU thì dùng 220VAC; nếu dùng cho chống cháy, khói lan truyền thì dùng 24VDC ). Loại MFD đã có Motorise thì không có cầu chì tự chảy. Dùng MFD trong hút khói hành lang thì MFD luôn ở trạng thái đóng kin, khi cháy sẽ có tín hiệu truyền tới MFD (24VDC) sẽ mở ra để hút khói. FD đơn thuần có cầu chì tự rơi chỉ dùng cho các đường ống dẫn gió xuyên tường đi qua các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ. Việc lắp đặt bổ sung thêm FD ( có cầu chì ) cho miệng gió hút khói đã có MFD là không cần thiết, tốn thêm chi phí của chủ đầu tư...Mình có ý kiến vậy, có gì thiếu sót, mong các bạn bổ sung thêm
 
Thắc mắc tương tự. Thấy một số bản thiết kế rất hay có cái đấy mà chẳng hiểu giải quyết vấn đề gì.
thường thiết kế quạt hút khói sẽ chạy đc tối đa trong vòng 2 h khi phát hiện khói
tuy nhiên 1 số trường hợp đám cháy bùng lên quá nhanh,nhiệt độ khói đã quá cao dẫn đến nguy cơ hỏng quạt hút, việc hút khói ở tầng đó đã không còn hiệu quả ,khi đó van fd sẽ đứt cầu chì đóng lại để bảo vệ cho quạt và cách ly tầng đó luôn
 
Các bác cho em hỏi tình huống như sau:
Tòa nhà chung cư có cần lắp bổ sung van FD vào chỗ cổ trích giữa trục đứng và mặt bằng ống hút khói hành lang hay không? Thực tế thiết kế có van MFD rồi, moto van On/Off.
Theo em tìm hiểu thì Van MFD là luôn ở chế độ đóng tức là đã chặn lửa cháy lan, khi có khói ở tầng nào thì nó sẽ mở để hút khói. Vậy bổ sung con FD ngay gần con MFD có cần hay không?
Mong các ae chỉ giáo.

Theo mình thì, Van MFD là van điện thường đóng, & khi có khói ở khu vực hành lanh đó thì nó sẽ tiếp nhận tín hiệu và mở van MFD ra, lúc này khói sẽ đi vào giếng trục hút khói để đi lên mái -> ra ngoài.
Còn van FD sẽ là thường mở, nghĩa là khi chỉ có cháy bình thường thì khói vẫn sẽ qua van FD và đi vào giếng trục. Van FD sẽ đóng lại khi khói hút vào có lửa (cháy dây chì trong van FD-> van sập-> đóng).
Tác dụng van FD là để ngăn cháy lan lên các tầng trên.!
 
Theo các bác thì valve MFD nên điều khiển từ hệ nào. Ở chỗ mình các bạn ấy đang thiết kế điều khiển từ BMS. Mình thì không đồng ý với quan điểm đó do valve MFD cần được kích hoạt bằng hệ thống báo cháy.
 
Theo các bác thì valve MFD nên điều khiển từ hệ nào. Ở chỗ mình các bạn ấy đang thiết kế điều khiển từ BMS. Mình thì không đồng ý với quan điểm đó do valve MFD cần được kích hoạt bằng hệ thống báo cháy.
BMS là hệ thống đồng bộ cho phép quản lý tất cả các hệ thống cơ điện của tòa nhà, nhằm đảm bảo quản lý và vận hành tốt nhất. Tất cả các hệ thống kể cả báo cháy và chữa cháy đều có thể điều khiển qua hệ thống BMS, nên việc điều khiển van MFD như bạn nói theo mình thấy là hoàn toàn hợp lý, không có gì mâu thuẫn nhau cả.
 
Các bác cho em hỏi tình huống như sau:
Tòa nhà chung cư có cần lắp bổ sung van FD vào chỗ cổ trích giữa trục đứng và mặt bằng ống hút khói hành lang hay không? Thực tế thiết kế có van MFD rồi, moto van On/Off.
Theo em tìm hiểu thì Van MFD là luôn ở chế độ đóng tức là đã chặn lửa cháy lan, khi có khói ở tầng nào thì nó sẽ mở để hút khói. Vậy bổ sung con FD ngay gần con MFD có cần hay không?
Mong các ae chỉ giáo.
Mình thấy có MFD rồi thì không cần thiết phải có FD nữa, tuy nhiên quan điểm thiết kế của mỗi người là khác nhau. Có thể người thiết kế dùng cả FD và MFD để đề phòng MFD gặp sự cố.
 
BMS là hệ thống đồng bộ cho phép quản lý tất cả các hệ thống cơ điện của tòa nhà, nhằm đảm bảo quản lý và vận hành tốt nhất. Tất cả các hệ thống kể cả báo cháy và chữa cháy đều có thể điều khiển qua hệ thống BMS, nên việc điều khiển van MFD như bạn nói theo mình thấy là hoàn toàn hợp lý, không có gì mâu thuẫn nhau cả.
Theo bạn. Trong trường hợp cháy thì hệ thống BMS còn hoạt động không? BMS có thể điều khiển được nhưng lại không thuộc phạm vi của PCCC.
 
Trường hợp này mình cũng đang gặp ở công trình mình. MÌnh cũng đang tìm xem theo tiêu chuẩn Việt Nam thi có cần van FD nữa hay không. Hôm trước đoàn chuyên gia của Bộ Xây Dựng đến nghiệm thu công trình cũng nói Van FD này có gắn cầy chì khi tới ngưỡng nhiệt 71 độ C thì cầu chì cháy đóng van như vậy thi không đúng. Bạn nào biết có tiêu chuẩn nào nói về cái này chỉ mình với.
 
Trường hợp này mình cũng đang gặp ở công trình mình. MÌnh cũng đang tìm xem theo tiêu chuẩn Việt Nam thi có cần van FD nữa hay không. Hôm trước đoàn chuyên gia của Bộ Xây Dựng đến nghiệm thu công trình cũng nói Van FD này có gắn cầy chì khi tới ngưỡng nhiệt 71 độ C thì cầu chì cháy đóng van như vậy thi không đúng. Bạn nào biết có tiêu chuẩn nào nói về cái này chỉ mình với.
Mình có ý kiến như này:

- Với hệ hút khói hành lang thì cần dùng 1 con và FD-F (Vạn chặn lửa dùng cầu chì) và 1 van FD-M (Van chặn lửa dùng Mô tơ)
Với van FD-M thì luôn đóng, khi nào có tín hiệu cháy hệ thống sẽ điều khiển để nó mở
Với van FD-F thì luôn mở, khi nào có lửa lan theo đường ống thì nó sẽ sâp lại để đóng van ngăn ko cho lửa lan truyền.
Lưu ý là với cầu chì cho van FD-F dùng cho hệ HKHL phải dùng cầu chì có ngưỡng đứt ở 280 độ C. Vì nhiệt của khói có thể lên đến 300 độ C, nếu dùng cầu chì đứt ở 70 độ thì hút khói mới đc mấy phút van đã sập rồi.

Trường hợp 2: Không dung van FD-F thì dùng van FD-M, M là loại Mô tơ có cầu chì nhiệt, nguyên lý hoạt động là khi quá nhiệt cầu chì sẽ đứt, ngắt điện kết nối van và van sẽ sập lại nhờ cơ cấu lò xo phản hồi của mô tơ

Cần trao đổi thêm gì các bạn có thể liên hệ mình: 0978626664
Email [email protected]
Bên mình là NSCA ống gió, cửa gió, van gió Ngôi Sao Châu Á
 
các bác cho em hỏi gấp chút, trong đường ống gió có các thiết bị sau: chân rẽ - gót giày, van vcd, van chặn lửa, van obd, louver. thứ tự các thiết bị sắp xếp thế nào là đúng, có quy định hay tiêu chuẩn gì không. vì rất nhiều ng đang không biết nắp van chặn lửa trc hay van vcd trước. cám ơn các pro - diễn đàn!
 
Trường hợp 2: Không dung van FD-F thì dùng van FD-M, M là loại Mô tơ có cầu chì nhiệt, nguyên lý hoạt động là khi quá nhiệt cầu chì sẽ đứt, ngắt điện kết nối van và van sẽ sập lại nhờ cơ cấu lò xo phản hồi của mô tơ
Vậy sau khi xảy ra sự cố, muốn khôi phục lại van này thì chỉ cần thay cầu chì nhiệt này thôi đúng k ạ.
Anh Nam có thể chia sẻ một số hình ảnh cụ thể của loại này không ạ?
 
Cho mình hỏi là nếu sau khi cầu chì của van FD đứt và van bị đóng thì lấy tín hiệu gì để điều khiển dừng quạt hút khói?
 
các bác cho em hỏi ở công trình e làm có hệ hút khói hành lang nhưng chỉ hút tại tầng trệt và nó hút thải cục bộ ra ngoài nhà luôn. Không liên quan các tầng trên.
Và đăc biệt hệ này e không thấy van MFD, củng k có van 1 chiều. như vậy thì có bị sai thiết kế không ạ. Hy vọng các bác giúp đỡ. Vì hiện tại hệ thống này đang bị tràn không hí ngoài nhà vào trong nhà ( khi quạt k chạy ) gây mùi hôi
 
Back
Bên trên