Công Nghiệp Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

gắn thermosttar trong đường ống gió hồi rồi sao chỉnh??? sao yếu tố cơ bản mà không biết vậy!đừng lên diễn đàn nói chuyện lung tung nha bạn!
~O)
người ta có thể hiểu đúng hoặc sai, bác biết sai thì nói lại cho ngwoi ta hiểu chẳng lẽ ai cũng biết hết như bác ah
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

gắn thermosttar trong đường ống gió hồi rồi sao chỉnh??? sao yếu tố cơ bản mà không biết vậy!đừng lên diễn đàn nói chuyện lung tung nha bạn!

Chào bác,
Ý bác nói không chỉnh được là thế nào? Trên đường ống gió chỉ lắp cảm biến nhiệt độ, độ ẩm (chứ không phải thermostat) sau đó đưa tín hiệu về controller trong tủ để điều khiển. Điều chỉnh tại tủ chứ không phải tại cảm biến.
Hay bác có ý khác?
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

chào các pac.
ý kiến nhiều thế này thực là quý, như là có 1 viện nghiên cứu bên cạnh. hay là bác chủ đề tổ chức 1 buổi xemina bằng bia cỏ đi
theo nhà em, có lẽ đề bài còn 1 điều chưa rõ, đó là phòng này làm các gì, để biết nó có sinh nhiẹt, sinh ẩm trong hoạt động không. theo như pac chủ đề, thì việc loại ẩm là đã xong, bây giờ chỉ còn khiển heater thôi.
vẫn theo nhà em, thì cái heater còn cần xem lại. với 15 kw, nó có thể sánh ngang cái lò sưởi. nói thí dụ phòng 30 m2, thì cái lò sưởi gió cũng chỉ cần 2 kw đủ nâng nhiệt lên 30 độ. vậy nếu pac táng 15 kw vào thì sợ làm lạnh không kịp, nếu muốn làm lạnh thì rõ ràng chill phải to lên. bài toán ngửi thấy mùi dolla hơi to. vì em tính quạ thôi, cứ 1 đhkk 2 cục 12000 btu làm mát được 30 m2, mất khoảng 1,5 kw, vây 300 m2 chỉ càn có 10 bộ , mất chừng 15 - 20 kw. nay riêng heater đã 15 kw, lại đhkk gần 200 kw, thực là hay. chủ đầu tư của pasc có lẽ người arap xeut.
rõ ràng để duy trì lạnh 20-22 độ thì chỉ cần đhkk thôi, em có thấy bản vẽ công trình nào táng heater vào đâu, không biết công trình của pac là loại gì nghe bí hiểm thế, lại còn heater 3 cấp mới oai.
nên nhớ có những trường hợp ở hà nội nóng tới mức đhkk giải nhiệt gió hầu như kém tác dụng, vì nhiệt ngoài trời quá nóng khiến ga giải nhiệt kém, nên hoá lỏng cũng kém, nhiều nhà dân và cả cơ quan kêu trời, khi đó người ta mới thấy ưu điểm đhkk giải nhiệt nước. còn công trình của pac ở xứ nào vậy? nay pac còn táng cả heater vào phòng, thì chuyện đ/kh của pasc quả là đánh đố. vì cách làm lạnh là cấp gió khoảng 10 độ, để không gian trao đổi nhiệt đều khắp lên nhiệt cần thiết thì ngừng chạy lốc và quạt, khi nhiệt cao hơn lại cấp gió. nay pac đưa gió ra đã là 20 độ, thì chạy lạnh bao giờ cho phòng đạt 20 độ. nếu tăng chill lên thì tốn kém, nhưng hễ heater ngừng thì nhiệt lại thấp quá, vậy nên sơ đồ nhiệt chắc hình sin quá. vậy nếu có thì phải lấy nhiệt độ phòng mà khiển heater chăng ?
ngoài ra pac còn gắn cả ẩm kế vào ống gió, cái này hình như giám sát công trình nó không biết gì, chứ nó mà biết e rằng khó nói.
hình như pac đang rối trí, nêu đề bài trước sau không thống nhất. trước thì bảo dùng nhiệt khử ẩm, nay lại bảo dùng nhiệt nâng nhiệt gió. hay là pac về làm chầu bia đi rồi mai nghĩ tiếp.

Chào các bác,
Tôi thấy cách hạ nhệt độ để tách ẩm sau đó gia nhiệt trước khi cấp gió vào phòng là nguyên lý cơ bản của hệ thống lạnh dùng trong trường hợp cần điều khiển độ ẩm (phòng sạch, phòng server, ...). Tất cả các công trình dạng này mà tôi biết từ trước đến nay đều dùng nguyên lý này cả. Các máy lạnh chính xác cũng vậy. Đúng là hơi lãng phí năng lượng. Chỉ một số trường hợp cần duy trì độ ẩm thấp hơn (30% chẳng hạn) hoặc các phòng nhỏ, đơn lẻ thì mới dùng máy hút ẩm. Tuy nhiên, một số máy hút ẩm cũng dùng nguyên lý làm lạnh thôi. Số khác dùng chất hút ẩm. Có bác nào từng làm bảng so sánh chi phí đầu tư và vận hành của 2 phương án này không, gửi lên cho mọi người tham khảo thêm?
Cảm ơn các bác.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Bạn cannon cũng chưa hiểu phương án điều khiển của tôi rồi

1- Bộ re-heater là để tăng nhiệt độ lên điểm setpoit mong muốn chứ không phải là để khử ẩm (Khử ẩm bằng cách giảm nhiệt độ xuống thấp ở giai đoạn trước rồi)


2- Để kiểm soát độ ẩm tôi đang định sử dụng sensor Series HT-9000 loại gắn ống gió của Jonhson. (Tín hiệu này sẽ điều khiển van 3 ngả của AHU ON hoặc OFF)

Có bác nào biết về bộ re-heater 3 cấp độ ko giúp tôi với!!!!!!, cách điều khiển ntn???

Thanks

Tôi nghĩ sơ đồ điều khiển mà bác gửi lên phù hợp để điều khiển bộ xử lý gió tươi OAHU trước khi cấp trực tiếp vào phòng còn nhiệt độ và độ ẩm của phòng được điều khiển tại AHU chính. Vì sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong phòng không tác động gì đến các cảm biến mà các cảm biến này chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi thời tiết bên ngoài. (Tất nhiên thời tiết bên ngoài cũng có ảnh hưởng đến tải lạnh của phòng nhưng không phải là tất cả). Ngoài ra trong trường hợp này cảm biến độ ẩm là cảm biến độ ẩm tuyệt đối hoặc cảm biến điểm đọng sương (DP) chứ không phải cảm biến độ ẩm tương đối (RH).
Sensor series HT-9000 loại gắn ống gió mà bác định dùng là loại cảm biến độ ẩm tương đối (phải đi kèm với 1 bộ điều khiển (controller) lắp trong tủ. Độ ẩm tương đối của không khí sau khi qua dàn rất cao (trên 90%) và không thay đổi nhiều nên không phản ánh chính xác được sự thay đổi độ ẩm không khí trong phòng. Hơn nữa phải chỉnh độ ẩm là bao nhiêu để duy trì độ ẩm trong phòng? Nên tôi nghĩ rằng trong trường hợp này chọn loại lắp trong phòng tốt hơn. (Nếu hệ thống có ống gió hồi thì lắp trên ống gió hồi cũng được. Trong phòng chỉ lắp nhiệt kế, ẩm kế nếu cần). Đối với cảm biến nhiệt độ cũng vậy.
Van cấp nước lạnh nên dùng loại điều chỉnh lưu lượng (modulating hay proportional) chứ không nên dùng loại On-Off và chịu sự điều khiển của cả bộ điều khiển nhiệt độ và độ ẩm (chứ không phải chỉ riêng độ ẩm).
Nếu điều khiển riêng lẻ bác cần các thiết bị sau:
-Cảm biến nhiệt độ + bộ điều khiển để điều chỉnh van cấp nước lạnh theo nhiệt độ phòng.
-Cảm biến độ ẩm + bộ điều khiển để điều chỉnh van nước lạnh theo độ ẩm phòng.
-Cảm biến nhiệt độ + bộ điều khiển 3 cấp cho bộ gia nhiêt (tham khảo tài liệu đính kèm).
-Bộ bảo vệ quá nhiệt cho heater, filter alarm, ...
Các hãng như Johnson Controls hay Yamatake đều có tất cả các thiết bị trên nhưng cũng có một phương án gọn hơn như sau:
-Dùng 1 cảm biến cho cả nhiệt độ và độ ẩm (lắp trong phòng).
-Bộ điều khiển DDC controller nhận tín hiệu từ cảm biến trên để điều khiển van cấp nước và bộ gia nhiệt theo nhiệt độ, độ ẩm trong phòng.
-Bộ bảo vệ quá nhiệt cho heater, filter alarm, ... (tương tự như trên).
Các bác thấy sao?
 

Đính kèm

  • MSxDR230 series.pdf
    339.7 KB · Xem: 494
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

NẾU DÙNG MUỐN KHỬ ẨM MÀ KHÔNG MUỐN DÙNG ĐIỆN TRỞ LỚN CÓ THỂ CÓ MỘT CÁCH SAU'
- GẮN COIL NƯỚC LẠNH (COIL 1) CÓ NHIỆT ĐỘ GIÓ CẤP KHOẢNG 9 oC (HOẶC CHẠY NHIỆT ĐỘ SAO CHO ĐỘ KHÔ < ĐỘ KHÔ TRONG PHÒNG) NGAY ĐƯỜNG CẤP GIÓ TƯƠI VÌ ẨM DO GIÓ TƯƠI ĐEM VÀO
KHI ĐÓ ẨM TRONG GIÓ TƯƠI SẼ ĐƯỢC TÁCH ĐÁNG KỂ.
- HÒA TRÔN VỚI GIÓ HỒI THÌ LÚC NÀY ẨM GIÓ HÒA TRỘN < ẨM TRONG PHÒNG.
KHI NÀY GIÓ RA SAU COIL LẠNH CHÍNH (COIL 2) SẼ CÓ ĐỘ ẨM HỢP LÍ.
TỔNG CÔNG SUẤT CỦA 2 CÁI DÙNG 1 COIL TỔNG HAY COIL 1 VÀ 2 ĐỀU NHƯ NHAU.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Thank atinh, biết thêm một cách nữa cho việc này. Nhưng cách của atinh chắc cái AHU sẽ đắt hơn nhiều phải không.
Mình nghĩ bác chủ Topic nên tổng hợp các ý kiến lại đi, vấn đề đã giải quyết được gì, còn lại là gì.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Chào các bác,
Tôi thấy cách hạ nhệt độ để tách ẩm sau đó gia nhiệt trước khi cấp gió vào phòng là nguyên lý cơ bản của hệ thống lạnh dùng trong trường hợp cần điều khiển độ ẩm (phòng sạch, phòng server, ...). Tất cả các công trình dạng này mà tôi biết từ trước đến nay đều dùng nguyên lý này cả. Các máy lạnh chính xác cũng vậy. Đúng là hơi lãng phí năng lượng. Chỉ một số trường hợp cần duy trì độ ẩm thấp hơn (30% chẳng hạn) hoặc các phòng nhỏ, đơn lẻ thì mới dùng máy hút ẩm. Tuy nhiên, một số máy hút ẩm cũng dùng nguyên lý làm lạnh thôi. Số khác dùng chất hút ẩm. Có bác nào từng làm bảng so sánh chi phí đầu tư và vận hành của 2 phương án này không, gửi lên cho mọi người tham khảo thêm?
Cảm ơn các bác.

chào pac ex
em thấy những điều pasc nói đều đúng, nhưng vận dụng vào thiét kế nó thế nào ấy. em không phải sư, mà chỉ là vãi thôi, nói pac bỏ quá cho cái gì không phải.
em đã làm mấy công trình của ngành bưu điện, có thi công, có sửa chữa, bảo trì, mà đều là máy lạnh trung tâm của phòng tổng đài bưu điện cỡ tỉnh có dòng máy xịn trane, còn có 1 công trình của trung tâm quản lý bay miền bắc cũng đhtt mới của carrier cho nhà 7 tầng. vậy các nơi đó chắc kỹ thuật lạc hậu quá nên họ không dùng heater, tuy họ dùng nhiều thiết bị thông tin hạng nặng và tối tân. đúng là có công trình dùng ahu xử lý gió tươi trước khi cấp cho hệ thống. em cũng biết các bản vẽ đó đều do viện th/k bộ x/d hay đ/h kiến trúc vẽ. ngoài ra nói về các senso ẩm mà gắn ống gió nghe có vẻ như ở tây vậy, chứ ở ta em cũng chưa nghe ai phổ biến, vì senso này đo ẩm trong phòng, theo lý nó gắn chỗ cần theo dõi chứ không gắn ống gió.
em còn nghe pac bảo độ ẩm không khí sau khi qua dàn lạnh rất cao, vậy thì dàn lạnh này nó đẻ thêm ẩm ra thì phải. điều này hình như mâu thuẫn với điều pasc vừa hướng dẫn em : dùng ahu xử lý ẩm của gió tươi. thực tế một dàn lạnh khi chạy sinh ra nước ngưng chảy long tong, bọn em khổ sở vì cái nước này, có khi đào sàn nhà ngang dọc để đi ống thoát, chưa kể đục tường đến gẫy cả đục, cháy cả khoan bt để đi ống, cái nước ngưng này đâu phải do dàn lạnh sinh ra, mà chính là nó thu vào từ không khí trong phòng đấy chứ. cứ thế mà suy thì không khí qua dàn lạnh nó phải mất ẩm đi mới đúng chứ.
còn van nước lạnh, em cũng chưa thấy công trình nào dùng van chỉnh lưu lượng, vì lưu lượng này liên quan công suất bơm, áp suất đẩy nước, đường xả áp (bypass), và công suất chill... nói chung liên quan toàn hệ thống, vì tín hiệu áp suất sẽ đưa vào bộ đ/k, và bộ này nó sẽ chỉnh lại toàn bộ hệ thống từ chill tới bơm, quạt. vì thế, kể cả các máy có bo mạch đ/k nguyên của hãng lẫn các máy dùng đ/k lắp rời, đều dùng van điện on/off. có lẽ tín hiệu đ/k căn cứ nhiệt độ phòng nếu là 1 phòng, còn trường hợp nhiều phòng thì mới dùng tín hiệu áp suất nước lạnh. còn trong trường hợp này có 1 phòng mà pasc dùng van chỉnh lưu lượng, thì pac phải có bộ đ/k căn cứ cả 2 tín hiệu nhiệt độ và áp suất nước lạnh để lệnh cho chill, hình như đây cũng là thêm việc mà bên a nó chưa chắc thêm dolla cho mình. hay là pac cẩn thận như vậy cho chắc ăn. hay là pac có cái chill chạy biến tần kiểu inverter ?
nói vậy thôi, pac có gì hay cứ hướng dẫncho bọn em thêm nhỉ. mời các pac pro tiếp nhá. hixhixhix
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

chào pac ex

em còn nghe pac bảo độ ẩm không khí sau khi qua dàn lạnh rất cao, vậy thì dàn lạnh này nó đẻ thêm ẩm ra thì phải. điều này hình như mâu thuẫn với điều pasc vừa hướng dẫn em :
hi quan
có lẽ bác chưa rõ ràng ở từ 'ẩm'
- tách ẩm qua dàn coil nói đến lượng nướctách ra trong không khí
- ẩm không khí qua coil là rất cao là độ ẩm tương đối
@canôn
không ai sản xuất cái AHU vậy đâu hehe, cái này áp dụng bằng cách dùng pau đặt trước AHU đó
- khi làm kiểu này thì chắcchắnbác nghĩ nhiệt độ gió cấp (sau coil 2) sẽ thấp, sẽ sai lầm vì nhiệt độ gió cấp do coil 2 quyết định, ngĩa là do mình chọn coil 2 sao cho nhiệt độ ra hợp lí.
- thứ 2 là thường thấy ta hay chạy nhiệt độ gió ra coil khoảng 16~18 chọn fcu theo công suất lạnh khi đó lưu lượng thực sẽ vô cùng dư dã.
- nếu ta chạy nhiệt độ gió cấp ra từ 12~13 thì khi chọn fcu, lưu lượng gió sẽ tương đương lưu lưụng thiết kế.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Tách cụm modul chiller liên hoàn

Chào các bạn! Trước kia Công ty mình có lắp đặt hệ thống lạnh chiller liên hoàn 7 modul trong đó có 1 modul chính và 6 modul phụ cùng làm lạnh một đường nước công suất lạnh mỗi modul 65kw (hãng REE) cung cấp cho 14 FCU.nhưng nay ko còn sử dụng hệ thống này nữa.Mình muốn tách riêng rẽ từng modul ra để lắp đặt cho những kho khác nhỏ hơn.Mình rất mong các bạn trên diễn đàn tư vấn giúp mình cách làm và những tính toán đường ống, bơm và những thiết bị lắp đặt cần thiết khác.Xin chân thành cảm ơn! [email protected]:-??
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Tôi nghĩ sơ đồ điều khiển mà bác gửi lên phù hợp để điều khiển bộ xử lý gió tươi OAHU trước khi cấp trực tiếp vào phòng còn nhiệt độ và độ ẩm của phòng được điều khiển tại AHU chính. Vì sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong phòng không tác động gì đến các cảm biến mà các cảm biến này chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi thời tiết bên ngoài. (Tất nhiên thời tiết bên ngoài cũng có ảnh hưởng đến tải lạnh của phòng nhưng không phải là tất cả). Ngoài ra trong trường hợp này cảm biến độ ẩm là cảm biến độ ẩm tuyệt đối hoặc cảm biến điểm đọng sương (DP) chứ không phải cảm biến độ ẩm tương đối (RH).
Sensor series HT-9000 loại gắn ống gió mà bác định dùng là loại cảm biến độ ẩm tương đối (phải đi kèm với 1 bộ điều khiển (controller) lắp trong tủ. Độ ẩm tương đối của không khí sau khi qua dàn rất cao (trên 90%) và không thay đổi nhiều nên không phản ánh chính xác được sự thay đổi độ ẩm không khí trong phòng. Hơn nữa phải chỉnh độ ẩm là bao nhiêu để duy trì độ ẩm trong phòng? Nên tôi nghĩ rằng trong trường hợp này chọn loại lắp trong phòng tốt hơn. (Nếu hệ thống có ống gió hồi thì lắp trên ống gió hồi cũng được. Trong phòng chỉ lắp nhiệt kế, ẩm kế nếu cần). Đối với cảm biến nhiệt độ cũng vậy.
Van cấp nước lạnh nên dùng loại điều chỉnh lưu lượng (modulating hay proportional) chứ không nên dùng loại On-Off và chịu sự điều khiển của cả bộ điều khiển nhiệt độ và độ ẩm (chứ không phải chỉ riêng độ ẩm).
Nếu điều khiển riêng lẻ bác cần các thiết bị sau:
-Cảm biến nhiệt độ + bộ điều khiển để điều chỉnh van cấp nước lạnh theo nhiệt độ phòng.
-Cảm biến độ ẩm + bộ điều khiển để điều chỉnh van nước lạnh theo độ ẩm phòng.
-Cảm biến nhiệt độ + bộ điều khiển 3 cấp cho bộ gia nhiêt (tham khảo tài liệu đính kèm).
-Bộ bảo vệ quá nhiệt cho heater, filter alarm, ...
Các hãng như Johnson Controls hay Yamatake đều có tất cả các thiết bị trên nhưng cũng có một phương án gọn hơn như sau:
-Dùng 1 cảm biến cho cả nhiệt độ và độ ẩm (lắp trong phòng).
-Bộ điều khiển DDC controller nhận tín hiệu từ cảm biến trên để điều khiển van cấp nước và bộ gia nhiệt theo nhiệt độ, độ ẩm trong phòng.
-Bộ bảo vệ quá nhiệt cho heater, filter alarm, ... (tương tự như trên).
Các bác thấy sao?

Thanks ban exlife86
Tôi có thắc mắc sau:
- Van điều chỉnh nước lạnh ON/OFF khác Modulating ntn? Theo tôi hiều van Modulating có thời gian đóng/mở dài hơn van ON/OFF có đúng ko? Nếu như vậy thì chúng ta sẽ điều chỉnh thời gian cấp tín hiệu cho các van này để thay đổi lưu lượng cấp vào AHU. (thế thì van ON/OFF sẽ giống Modulating)

Tôi đang thiết kế hệ thống điều khiển nên bản vẽ sẽ gửi sau để các bác góp ý.

Thanks
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

chào pac ex
em thấy những điều pasc nói đều đúng, nhưng vận dụng vào thiét kế nó thế nào ấy. em không phải sư, mà chỉ là vãi thôi, nói pac bỏ quá cho cái gì không phải.
em đã làm mấy công trình của ngành bưu điện, có thi công, có sửa chữa, bảo trì, mà đều là máy lạnh trung tâm của phòng tổng đài bưu điện cỡ tỉnh có dòng máy xịn trane, còn có 1 công trình của trung tâm quản lý bay miền bắc cũng đhtt mới của carrier cho nhà 7 tầng. vậy các nơi đó chắc kỹ thuật lạc hậu quá nên họ không dùng heater, tuy họ dùng nhiều thiết bị thông tin hạng nặng và tối tân. đúng là có công trình dùng ahu xử lý gió tươi trước khi cấp cho hệ thống. em cũng biết các bản vẽ đó đều do viện th/k bộ x/d hay đ/h kiến trúc vẽ. ngoài ra nói về các senso ẩm mà gắn ống gió nghe có vẻ như ở tây vậy, chứ ở ta em cũng chưa nghe ai phổ biến, vì senso này đo ẩm trong phòng, theo lý nó gắn chỗ cần theo dõi chứ không gắn ống gió.
em còn nghe pac bảo độ ẩm không khí sau khi qua dàn lạnh rất cao, vậy thì dàn lạnh này nó đẻ thêm ẩm ra thì phải. điều này hình như mâu thuẫn với điều pasc vừa hướng dẫn em : dùng ahu xử lý ẩm của gió tươi. thực tế một dàn lạnh khi chạy sinh ra nước ngưng chảy long tong, bọn em khổ sở vì cái nước này, có khi đào sàn nhà ngang dọc để đi ống thoát, chưa kể đục tường đến gẫy cả đục, cháy cả khoan bt để đi ống, cái nước ngưng này đâu phải do dàn lạnh sinh ra, mà chính là nó thu vào từ không khí trong phòng đấy chứ. cứ thế mà suy thì không khí qua dàn lạnh nó phải mất ẩm đi mới đúng chứ.
còn van nước lạnh, em cũng chưa thấy công trình nào dùng van chỉnh lưu lượng, vì lưu lượng này liên quan công suất bơm, áp suất đẩy nước, đường xả áp (bypass), và công suất chill... nói chung liên quan toàn hệ thống, vì tín hiệu áp suất sẽ đưa vào bộ đ/k, và bộ này nó sẽ chỉnh lại toàn bộ hệ thống từ chill tới bơm, quạt. vì thế, kể cả các máy có bo mạch đ/k nguyên của hãng lẫn các máy dùng đ/k lắp rời, đều dùng van điện on/off. có lẽ tín hiệu đ/k căn cứ nhiệt độ phòng nếu là 1 phòng, còn trường hợp nhiều phòng thì mới dùng tín hiệu áp suất nước lạnh. còn trong trường hợp này có 1 phòng mà pasc dùng van chỉnh lưu lượng, thì pac phải có bộ đ/k căn cứ cả 2 tín hiệu nhiệt độ và áp suất nước lạnh để lệnh cho chill, hình như đây cũng là thêm việc mà bên a nó chưa chắc thêm dolla cho mình. hay là pac cẩn thận như vậy cho chắc ăn. hay là pac có cái chill chạy biến tần kiểu inverter ?
nói vậy thôi, pac có gì hay cứ hướng dẫncho bọn em thêm nhỉ. mời các pac pro tiếp nhá. hixhixhix

Xin phép các bác cho được nói ngoài chủ đề một chút để bác doquan và bác nào thắc mắc tương tự được rõ.
1. Phương pháp hạ nhiệt độ tách ẩm sau đó gia nhiệt không phải chỉ dùng cho hệ thống điều hòa không khí trung tâm mà còn được áp dụng cho các máy điều hòa không khí 2 cục loại tủ đứng (floor standing) hoặc loại giấu trần lắp ống gió (ceiling concealed duct type) cho những nơi yêu cầu điều khiển độ ẩm. Đặc biệt máy lạnh chính xác chuyên dùng cho tổng đài, phòng máy tính như Hiross, Ciatronic, Stulz, ... đều có dùng công nghệ này. Đây chẳng phải là công nghệ hiện đại tiên tiến gì mà đã được sử dụng từ lâu lắm rồi như một phương pháp cơ bản để điều khiển độ ẩm. Rất nhiều tổng đài bưu điện đã lắp các loại máy này rồi.
2. Sensor nhiệt độ, độ ẩm lắp trên ống gió cũng không xa lạ gì. Bác xem catalog mà bác ritecvn đã upload ở trên sẽ rõ.
3. Không khí đi qua dàn lạnh khi tiếp xúc với bề mặt dàn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đọng sương của không khí sẽ làm ngưng tụ một phần hơi nước chứ trong nó. Như vậy độ ẩm tuyệt đối (tính bằng kg/m3, là khối lượng hơi ẩm chứa trong 1 m3 không khí) hay độ chứa hơi của không khí (tính bằng g/kg hay kg/kg, là khối lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí khô) sẽ giảm, nhưng độ ẩm tương đối (tính bằng %, là tỷ lệ giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm bão hòa tại cùng một nhiệt độ) rất cao. Đó là do khi nhiệt độ giảm, khả năng chứa hơi nước trong không khí sẽ giảm tức là độ ẩm bão hòa của không khí giảm suy ra độ ẩm tương đối tăng lên. Khi nhiệt độ không khí bằng nhiệt độ đọng sương lúc đó không khí đạt trạng thài bão hòa. Khi nhiệt độ thấp hơn điểm đọng sương, hơi nước trong không khí sẽ bắt đầu ngưng tụ. Phần không khí tiếp xúc với bề mặt dàn lạnh được làm lạnh dưới nhiệt độ đọng sương nên có độ ẩm tương đối là 100%. Một phần không khí không tiếp xúc với dàn có độ ẩm tương đối thấp hơn. Sau khi ra khỏi dàn hỗn hợp hòa trộn của hai khối không khí này thấp hơn 100% nhưng cũng ở mức cao (trên dưới 95% tùy theo hệ số đi vòng (bypass factor) của dàn. Vấn đề này thể hiện đầy đủ trên ẩm đồ thị không khí ẩm (Psychromatic Chart
4. Cơ bản có 2 loại van điện (motorised valve) dùng cho FCU, AHU. Loại On-Off thường dùng cho FCU hoặc AHU ở những nơi không yêu cầu điều khiển chính xác nhiệt độ, độ ẩm. Còn van điện loại điều chỉnh lưu lượng (không biết dịch ra tiếng Việt như thế nào cho chuẩn, tiếng Anh gọi là loại modulating hay proportional) khi nhiệt độ, độ ẩm chênh lệch lớn so với mức cài đặt thì van mở lớn còn khi gần đạt thì van từ từ đóng bớt lại. Nếu dùng van 3 ngã thì 1 phần nước lạnh sẽ đi thẳng từ đường cấp qua đường hồi mà không qua AHU, nghĩa là lưu lượng nước qua AHU thay đổi nhưng lưu lượng nước trong toàn bộ hệ thống thì không đổi, không ảnh hưởng đến việc điều khiển chiller hay bơm nước lạnh. Nếu dùng van 2 ngã thì khi tải giảm, van đóng bớt, lưu lượng qua AHU giảm dẫn đến tổng lưu lượng qua hệ thống giảm lúc này van bypass giữa đường cấp và đường hồi mở để xả bớt nước lạnh về hoặc tắt bớt bơm hoặc dùng inverter để điều chỉnh tốc độ bơm. Nếu dùng van ON-Off cũng tương tự nhưng khi van Off nhiệt độ, độ ẩm tăng rất nhanh, đặc biệt là độ ẩm vì khi đó một phần nước ngưng tụ trên dàn sẽ bốc hơi và theo không khí trở vào phòng. Vì vậy trong trường hợp cần điều khiển chính xác nhiệt độ, đô ẩm không nên dùng van On-Off.
Xin lỗi vì đã làm mất thời gian của các bác vì những điều trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản của kỹ thuật điều hòa không khí nhưng có thể vì lâu quá không dùng tới nên có bác nào quên thì xem lại.
Ngoài ra, Kiến thức là vô tận, không ai biết tất cả. Nhưng những điều ta chưa biết, chưa thấy không có nghĩa là nó không có mà có khi nó ở đâu đó bên cạnh mà ta chưa có dịp khám phá mà thôi.
Cảm ơn các bác.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Thanks ban exlife86
Tôi có thắc mắc sau:
- Van điều chỉnh nước lạnh ON/OFF khác Modulating ntn? Theo tôi hiều van Modulating có thời gian đóng/mở dài hơn van ON/OFF có đúng ko? Nếu như vậy thì chúng ta sẽ điều chỉnh thời gian cấp tín hiệu cho các van này để thay đổi lưu lượng cấp vào AHU. (thế thì van ON/OFF sẽ giống Modulating)

Tôi đang thiết kế hệ thống điều khiển nên bản vẽ sẽ gửi sau để các bác góp ý.

Thanks

Thanks ban exlife86
Tôi có thắc mắc sau:
- Van điều chỉnh nước lạnh ON/OFF khác Modulating ntn? Theo tôi hiều van Modulating có thời gian đóng/mở dài hơn van ON/OFF có đúng ko? Nếu như vậy thì chúng ta sẽ điều chỉnh thời gian cấp tín hiệu cho các van này để thay đổi lưu lượng cấp vào AHU. (thế thì van ON/OFF sẽ giống Modulating)

Tôi đang thiết kế hệ thống điều khiển nên bản vẽ sẽ gửi sau để các bác góp ý.

Thanks

-Van On/Off: khi cấp nguồn hoặc cấp tín hiệu điều khiển mở van thì van mở hết, còn khi tắt nguồn hoặc cấp tín hiệu đóng van thì van đóng hết (bằng lò xo hoặc bằng động cơ). Thời gian đóng mở van phụ thuộc vào cơ cấu truyền động của động cơ đến van chứ không phụ thuộc vào van On/Off hay modulating.
-Van modulating (hay proportional): nguồn cấp thường dùng 24VAC, tín hiệu điều khiển thay đổi từ 0~10VDC, khi tín hiệu điều khiển bằng OV hoặc 10V thì van mở hết hoặc đóng hết, khi tín hiệu nằm trong khoảng này thì van sẽ mở ở vị trí tùy theo tín hiệu điều khiển, (ví dụ tín hiệu điều khiển bằng 5V thì van mở phân nửa). Tín hiệu điều khiển do bộ điều khiển nhiệt độ hoặc độ ẩm truyền tới.
-Tùy theo loại van mà chọn bộ điều khiển phù hợp (hoặc ngược lại)
Bác tham khảo catalog đính kèm nhé.
 

Đính kèm

  • VG4000 Electric Zone Valves - PB.pdf
    314.1 KB · Xem: 404
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

-Van On/Off: khi cấp nguồn hoặc cấp tín hiệu điều khiển mở van thì van mở hết, còn khi tắt nguồn hoặc cấp tín hiệu đóng van thì van đóng hết (bằng lò xo hoặc bằng động cơ). Thời gian đóng mở van phụ thuộc vào cơ cấu truyền động của động cơ đến van chứ không phụ thuộc vào van On/Off hay modulating.
-Van modulating (hay proportional): nguồn cấp thường dùng 24VAC, tín hiệu điều khiển thay đổi từ 0~10VDC, khi tín hiệu điều khiển bằng OV hoặc 10V thì van mở hết hoặc đóng hết, khi tín hiệu nằm trong khoảng này thì van sẽ mở ở vị trí tùy theo tín hiệu điều khiển, (ví dụ tín hiệu điều khiển bằng 5V thì van mở phân nửa). Tín hiệu điều khiển do bộ điều khiển nhiệt độ hoặc độ ẩm truyền tới.
-Tùy theo loại van mà chọn bộ điều khiển phù hợp (hoặc ngược lại)
Bác tham khảo catalog đính kèm nhé.


Many thanks exlife86 nhé!!! Bạn ở HN hay HCM, nếu ở HN hôm nào rảnh mời bạn uống cafe cùng tôi nhé! My HP 090.499.1950
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

-Van On/Off: khi cấp nguồn hoặc cấp tín hiệu điều khiển mở van thì van mở hết, còn khi tắt nguồn hoặc cấp tín hiệu đóng van thì van đóng hết (bằng lò xo hoặc bằng động cơ). Thời gian đóng mở van phụ thuộc vào cơ cấu truyền động của động cơ đến van chứ không phụ thuộc vào van On/Off hay modulating.
-Van modulating (hay proportional): nguồn cấp thường dùng 24VAC, tín hiệu điều khiển thay đổi từ 0~10VDC, khi tín hiệu điều khiển bằng OV hoặc 10V thì van mở hết hoặc đóng hết, khi tín hiệu nằm trong khoảng này thì van sẽ mở ở vị trí tùy theo tín hiệu điều khiển, (ví dụ tín hiệu điều khiển bằng 5V thì van mở phân nửa). Tín hiệu điều khiển do bộ điều khiển nhiệt độ hoặc độ ẩm truyền tới.
-Tùy theo loại van mà chọn bộ điều khiển phù hợp (hoặc ngược lại)
Bác tham khảo catalog đính kèm nhé.

To exlife86 and all

Tôi có câu hỏi sau:
- Tại một thời điểm t nào đó, Van modulating (proportinonal) nhận tín hiệu điều khiển từ 2 cảm biến nhiệt độ và độ ẩm gửi tới. Giả sử cảm biến nhiệt độ gửi tín hiệu 10V, cảm biến độ ẩm gửi tín hiệu 0V hoặc ngược lại. Khi đấy Van modulating (proportional) sẽ phải tuân thủ theo tín hiệu nào???

Xin các bác góp ý kiến

Thanks
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

To exlife86 and all

Tôi có câu hỏi sau:
- Tại một thời điểm t nào đó, Van modulating (proportinonal) nhận tín hiệu điều khiển từ 2 cảm biến nhiệt độ và độ ẩm gửi tới. Giả sử cảm biến nhiệt độ gửi tín hiệu 10V, cảm biến độ ẩm gửi tín hiệu 0V hoặc ngược lại. Khi đấy Van modulating (proportional) sẽ phải tuân thủ theo tín hiệu nào???

Xin các bác góp ý kiến

Thanks

-Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm không điều khiển trực tiếp van mà thông qua 1 bộ DDC hay controller chung. Điều khiển như thế nào là do chúng ta lập trình cho DDC (thường phải nhờ chuyên gia của hãng lập trình giúp). Theo tôi điều khiển như sau: Bộ controller nhận tín hiệu từ 2 cảm biến sau đó điều khiển van theo yêu cầu mở van lớn nhất. Ví dụ khi nhiệt độ đạt yêu cầu nhưng độ ẩm chưa đạt thì van mở theo tín hiệu độ ẩm. Lúc đó nhiệt độ hạ xuống dưới mức yêu cầu, controller sẽ kích hoạt heater để nâng nhiệt độ lên. Ngược lại, khi độ ẩm đạt rồi nhưng nhiệt độ còn cao, controller mở van theo tín hiệu nhiệt độ. Khi ấy, độ ẩm hạ xuống dưới mức cài đặt cũng không sao hoặc controller kích hoạt bộ gia ẩm (nếu có).
-Các bác tham khảo tài liệu đính kèm về DDC controller và cảm biến nhiệt độ, độ ẩm. Chi tiết về sản phẩm xin liên hệ nhà cung cấp để được tư vấn thêm.
 

Đính kèm

  • FX07 DDC Controller.pdf
    360.1 KB · Xem: 303
  • HT9000 -Temperature and humidity transmitter.pdf
    277.3 KB · Xem: 290
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

-Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm không điều khiển trực tiếp van mà thông qua 1 bộ DDC hay controller chung. Điều khiển như thế nào là do chúng ta lập trình cho DDC (thường phải nhờ chuyên gia của hãng lập trình giúp). Theo tôi điều khiển như sau: Bộ controller nhận tín hiệu từ 2 cảm biến sau đó điều khiển van theo yêu cầu mở van lớn nhất. Ví dụ khi nhiệt độ đạt yêu cầu nhưng độ ẩm chưa đạt thì van mở theo tín hiệu độ ẩm. Lúc đó nhiệt độ hạ xuống dưới mức yêu cầu, controller sẽ kích hoạt heater để nâng nhiệt độ lên. Ngược lại, khi độ ẩm đạt rồi nhưng nhiệt độ còn cao, controller mở van theo tín hiệu nhiệt độ. Khi ấy, độ ẩm hạ xuống dưới mức cài đặt cũng không sao hoặc controller kích hoạt bộ gia ẩm (nếu có).
-Các bác tham khảo tài liệu đính kèm về DDC controller và cảm biến nhiệt độ, độ ẩm. Chi tiết về sản phẩm xin liên hệ nhà cung cấp để được tư vấn thêm.

Thanks bạn exlife86
Gửi bạn sơ đồ điều khiển tôi đang thiết kế, exlife86 giúp tôi xem có đúng không nhé! Nếu được bạn chọn Code No. của sensors và controller.

Exlife86 hoặc bác nào biết đơn vị nào cung cấp thiết bị này cho tôi xin địa chỉ với. Nếu giá cả tốt sẽ mua luôn.

Thanks so much

Bản vẽ
 

Đính kèm

  • Control diagram for AHU.pdf
    42 KB · Xem: 308
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

máy TRANE mà xịn cái nỗi gì hả anh.
ai mà đi lắp mấy anh 2 mãnh mới hiểu cảnh :hư nguồn ,chảy nước .10 máy như chục.
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

chào pac ex
nghe pac phân tích thật là hay, nhưng em nghĩ mãi vẫn cứ mông lung.
theo lý, control điều khiển hệ thống đhkk thường dùng tín hiệu áp suất và nhiệt độ, vì nhiệt độ là mục đichs chính người ta cần. còn độ ẩm thì trong phòng lạnh tốt nói chung là đạt yêu cầu, trừ phi họ cần thấp hơn hay cao hơn, thường dùng các máy chuyên có mạch tự động như hút tự động hay phun ẩm tự động, vì đ/k riêng như vậy không ảnh hưởng vào việc duy trì lạnh, tránh được những mâu thuẫn bất thường, mặc dù cài thêm chức năng điều khiển ẩm cho controll của đhkk là rất dễ dàng. điều đó thực quả ngay đối với đàn em bọn em nó cũng hiểu và làm được, chứ chưa nói đến siêu nhân như các pac.
trên thực tế mấy kho lạnh em thường qua lại chỉ cần chạy đhkk nó đã giảm ẩm tới dưới 60%, căn cứ ẩm kế điện tử treo trong phòng, và nó cũng chẳng cần ẩm kế trong ống gió, và trong kết cấu em biết rõ ràng là không dùng heater.còn các loại phòng như pac nói thì em đã lắp trực tiếp nhiều, trong hồ sơ thi công không có heater, còn xử lý gió tươi dùng ahu thì thường gặp. đây là em nói trong thực tế vài năm nay, không dám đem sách ra với pac. ngay như mới đây em lắp tại đài truyền hình mấy chục máy, thì cũng chẳng có heater, kể cả máy to 48000 cho phòng quan trọng. một cái phòng to ấy chạy 3 máy 48000 áp trần của fujitsu, có lẽ diện tích hơn 300 m2, quả là thiết kế hiệu quả, chạy mát thật, tuy phòng ấy đặt rất nhiều thiết bị thông tin. em không phải người th/k ở đó đâu, pac đùng hiểu nhầm em khoe.
lại nói lan man rồi. thôi nói ngắn, cái phòng sạch thì nó sẽ rất ít trao đổi không khí với bên ngoài, do đó nếu chill ngừng thì ẩm và nhiệt sẽ tăng nhưng không nhanh đâu. tuy vậy, nếu chạy heater 15 kw để có gió 20 độ, mà phòng cũng cần 20 độ, vậy pac cần chạy chill 24/24, 30/30, thôi khỏi cần điều khiển gì cho mệt, cứ việc đóng cầu dao rồi đi ngủ. từ đó tính thử nếu dùng 10 máy 12000, điện tiêu hao cho là 20 kw/giờ, theo hệ thống của các paxc diện tiêu hao cỡ 220 kw/giờ. vậy chênh lệch 200 kw mỗi giờ, ngày pasc chạy 24 giờ, sẽ dùng nhiều hơn 4800 số điện, tương ứng cỡ 5.000.000 vnd, mỗi tháng la 150.000.000 vnd, một năm lá 1.800.000.000 vnd. đấy mới là tiền điện, chưa tính khấu hao máy. nếu tính bằng 10 máy đhkk 12000, tổng đấu tư cả máy và vật tư, công lắp cho là cỡ 200.000.000 vnd. cứ thế mà suy thì em cho là ông chủ đầu tư tất là người arap xeut. ở bên đó nó nóng lắm, mà tiền thì nhiều như quân nguyên, ông chủ thì chẳng quan tâm kỹ thuật và kinh tế, chỉ thích đua ngựa.
còn chuyện van lạnh, theo em thấy nếu van mod mà đóng một chút, thì tín hiệu áp đã tăng, tất yếu controler nhận tín hiệu và sẽ đ/chỉnh cả hệ thống. như vậy chỉ có dùng bơm có biến tần thì mới giảm được lượng nước lạnh, còn nếu không có đ/kh giảm bơm, tất yếu nó sẽ giảm tải của chill, trong trường hợp các tổ máy lớn có hơn 1 chill thì nó có thể tắt bới chill. nhưng nếu chỉ có 1 chill thì nó không thể giảm tải ngoài cách dùng chill có biến tần, phải khg pac. nhưng công trình có chill biến tần thì nghe có vẻ hiếm, vậy thì nó chỉ có tắt chill, và lúc đó nó cũng có thể tắt bơm luôn, bởi vậy van mod cũng sẽ vận hành giống tác dụng van on/off, nghĩa là khi nos chạy thì nước dừng không chạy luôn. cho nên em thấy các sư ngoài bắc hình như không dùng van mod là vậy, còn chỗ khác chắc là như pac nói.
thôi pac tạm nghỉ đọc chút, kẻo nhức đầu
xin gửi các pro miếng kính to nhí, hixhix
 
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Thanks bạn exlife86
Gửi bạn sơ đồ điều khiển tôi đang thiết kế, exlife86 giúp tôi xem có đúng không nhé! Nếu được bạn chọn Code No. của sensors và controller.

Exlife86 hoặc bác nào biết đơn vị nào cung cấp thiết bị này cho tôi xin địa chỉ với. Nếu giá cả tốt sẽ mua luôn.

Thanks so much

Bản vẽ

Bác ritecvn làm anh em hơi bị rối vì hôm trước bác nói AHU dùng gió tươi 100%, nay bác lại đưa cái sơ đồ điều khiển AHU có ống gió hồi. Vậy là sao?
Theo tôi sơ đồ điều khiển của bác cho AHU phòng sạch (có ống gió hồi) như vậy là ổn rồi. Bác chỉ cần đưa sơ đồ này cho nhà cung cấp thiết bị điều khiển họ sẽ chọn thiết bị phù hợp cho bác. Ở đây tôi đưa ra model các thiết bị của Johnson Control bác tham khảo nhé.
1. Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm (dùng chung): HT-9006-UD1
2. DDC Controller: LP-FX07D50-000C
3. Bảo vệ quá nhiệt: A25AN-9C
4. Air flow switch: F62-AA8
5. Filter alarm switch: P32AC-2C
6. 3-way valve DN65: VG18A5GS+924GGA
(Xem catalog đính kèm)
(Các model trên đây chỉ có tính chất tham khảo, cần kiểm tra lại với nhà cung cấp để chọn phương án tối ưu)
Tôi không ở Hà Nội nên không biết địa chỉ nhà cung cấp ở đó. Xin lỗi không giúp bác được.
 

Đính kèm

  • F62 -Air flow switch.pdf
    73.8 KB · Xem: 257
  • P32AC-2C - Differential pressure switch.pdf
    33.7 KB · Xem: 207
  • VG1000 Flanged Ball valve with actuator.pdf
    153.7 KB · Xem: 213
  • A25AN-9C - Hi-temp cut out thermostat.pdf
    64.9 KB · Xem: 273
Ðề: Nhờ cao thủ giúp: Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bằng air-cooled chiller

Bác ritecvn làm anh em hơi bị rối vì hôm trước bác nói AHU dùng gió tươi 100%, nay bác lại đưa cái sơ đồ điều khiển AHU có ống gió hồi. Vậy là sao?
Theo tôi sơ đồ điều khiển của bác cho AHU phòng sạch (có ống gió hồi) như vậy là ổn rồi. Bác chỉ cần đưa sơ đồ này cho nhà cung cấp thiết bị điều khiển họ sẽ chọn thiết bị phù hợp cho bác. Ở đây tôi đưa ra model các thiết bị của Johnson Control bác tham khảo nhé.
1. Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm (dùng chung): HT-9006-UD1
2. DDC Controller: LP-FX07D50-000C
3. Bảo vệ quá nhiệt: A25AN-9C
4. Air flow switch: F62-AA8
5. Filter alarm switch: P32AC-2C
6. 3-way valve DN65: VG18A5GS+924GGA
(Xem catalog đính kèm)
(Các model trên đây chỉ có tính chất tham khảo, cần kiểm tra lại với nhà cung cấp để chọn phương án tối ưu)
Tôi không ở Hà Nội nên không biết địa chỉ nhà cung cấp ở đó. Xin lỗi không giúp bác được.

Lúc đầu tôi định thiết kế 100% fresh air, nhưng sợ nhiệt độ không đạt được giá trị mong muốn (20-23 độ). Vì vậy tôi sẽ thiết kế đường gió hồi lưu lượng khoảng 50% lưu lượng của AHU (có van điều chỉnh bằng tay).

Không biết như vậy có được không bạn exlife86 ơi!

Thanks
 
Back
Bên trên