Cần giúp Nhờ giúp cách tính lưu lượng gió cấp, gió hồi và gió thải cho phòng sạch từ AHU

Trần Nghĩa

Thành Viên [LV 0]
Như tiêu đề, nhờ mấy huynh hướng dẫn em cách tính lưu lượng gió cấp, gió hồi và gió thải cho phòng sạch từ AHU. Với các thông số của phòng sạch là: Nhiệt độ tối đa là 27 độ C, độ ẩm phòng tối đa là 65%, số lần trao đổi gió 28 lần/giờ, áp suất phòng 12.5 Pa, cấp độ sạch H13. Em xin cảm ơn.
 
Bạn có thể theo các bước mô tả tính toán ngắn gọn dưới đây (có 1 số bước phụ thuộc thông tin của dự án):
1. Tính lưu lượng cấp (Supply Air hay Primary Supply Air): theo ACH yêu cầu SA = ACH *A*H (A, H là diện tích và chiều cao hoàn thiện phòng)
2. Lưu lượng khí tươi OA: lưu lượng này phụ thuộc công năng của phòng, số lượng người, diện tích phòng nhằm thải bớt, giảm mật độ chất, khí ô nhiễm và tạo áp suất dương (giá trị min theo ASHRAE 62.1 cho thông gió chung, ASHRAE 170 cho công trình Y tế, hoặc theo yêu cầu công nghệ sản xuất của phòng).
3. Lưu lượng khí xả (Relief Air): đây là lượng khí xả áp ra ngoài để duy trì áp suất dương (qua van xả áp PRD, rò khí exfiltration. local Exhaust, process exhaust). Tuỳ theo LL khí tươi OA cấp tới (lớn, nhỏ) và đặc thù của phòng mà chọn lượng khí xả này bằng bao nhiêu % khí OA.
4. Lưu lượng khí thải (Exhaust Air - EA): nếu tổng LL khí xả mục 3. nhỏ hơn tổng OA. Phần còn lại hồi về AHU và xả theo EA.
5. Tính cân bằng lưu lượng của từ 1-4 tính ra khí hồi (Return Air hay Circulated Air).

Lưu ý chọn AHU:
- LL khí cấp và khí hồi AHU cần tính thêm 5-10% lưu lượng tuỳ theo chiều dài ống gió hệ thống bù rò rỉ khí, bù sai số tính toán, bù LL giảm do tổn thất áp tăng khi lọc bắt bụi. Tương tự dự phòng cột áp ngoài AHU khi chọn.
- Nhiệt độ và độ ẩm: tuỳ theo yêu cầu có kiểm soát chặt chẽ độ ẩm không để tính chọn AHU. Hiện nay theo các tiêu chuẩn ASHRAE điều khiển Dewpoint thay vì RH%.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn có thể theo các bước mô tả tính toán ngắn gọn dưới đấy (có 1 bước phụ thuộc thông tin của dự án):
1. Tính lưu lượng cấp (Supply Air hay Primary Supply Air): theo ACH yêu cầu SA = ACH *A*H (A, H là diện tích và chiều cao hoàn thiện phòng)
2. Lưu lượng khí tươi OA: lưu lượng này phụ thuộc công năng của phòng, số lượng người, diện tích phòng nhằm thải bớt, giảm mật độ chất, khí ô nhiễm và tạo áp suất dương (giá trị min theo ASHRAE 62.1 cho thông gió chung, ASHRAE 170 cho công trình Y tế, hoặc theo yêu cầu công nghệ sản xuất của phòng).
3. Lưu lượng khí xả (Relief Air): đây là lượng khí xả áp ra ngoài để duy trì áp suất dương (qua van xả áp PRD, rò khí exfiltration. local Exhaust, process exhaust). Tuỳ theo LL khí tươi OA cấp tới (lớn, nhỏ) và đặc thù của phòng mà chọn lượng khí xả này bằng bao nhiêu % khí OA.
4. Lưu lượng khí thải (Exhaust Air - EA): nếu tổng LL khí xả mục 3. nhỏ hơn tổng OA. Phần còn lại hồi về AHU và xả theo EA.
5. Tính cân bằng lưu lượng của từ 1-4 tính ra khí hồi (Return Air hay Circulated Air).

Lưu ý chọn AHU:
- LL khí cấp và khí hồi AHU cần tính thêm 5-10% lưu lượng tuỳ theo chiều dài ống gió hệ thống bù rò rỉ khí, bù sai số tính toán, bù LL giảm do tổn thất áp tăng khi lọc bắt bụi. Tương tự dự phòng cột áp ngoài AHU khi chọn.
- Nhiệt độ và độ ẩm: tuỳ theo yêu cầu có kiểm soát chặt chẽ độ ẩm không để tính chọn AHU. Hiện nay theo các tiêu chuẩn ASHRAE điều khiển Dewpoint thay vì RH%.
Dạ em cảm ơn anh. Ở mục số 1 tính ll gió cấp là em hiểu rồi, nhưng phần ll khí xả (Leak Air) và ll gió hồi em chưa rõ lắm. Do lúc đầu hệ AHU này đã được tính toán cho từng phòng rồi. Nhưng sau đó mặt bằng có chút thay đổi (thêm 1 phòng và 1 phòng điều chỉnh), nên 2 phòng này có 3 thông số cần tính lại như em đã đặt câu hỏi ở trên ạ. Do đó ll gió tươi cũng sẽ thay đổi theo. Giờ còn 2 thông số ll khí xả (Leak Air) và ll gió hồi là em đang bí ạ.
 
Dạ em cảm ơn anh. Ở mục số 1 tính ll gió cấp là em hiểu rồi, nhưng phần ll khí xả (Leak Air) và ll gió hồi em chưa rõ lắm. Do lúc đầu hệ AHU này đã được tính toán cho từng phòng rồi. Nhưng sau đó mặt bằng có chút thay đổi (thêm 1 phòng và 1 phòng điều chỉnh), nên 2 phòng này có 3 thông số cần tính lại như em đã đặt câu hỏi ở trên ạ. Do đó ll gió tươi cũng sẽ thay đổi theo. Giờ còn 2 thông số ll khí xả (Leak Air) và ll gió hồi là em đang bí ạ.
Nếu bạn đã xác định được LL gió cấp tổng rồi thì bạn dựa theo nguyên tắc cân bằng Lưu lượng gió (coi AHU là cái hộp, cái phòng là cái hộp: Tổng gió vào = tổng gió ra):
1. Với AHU: OA + RA = EA + SA.
Nếu AHU không có gió thải EA=0 (tức thải gió từ phòng ra hành lang, qua hệ thống hút cục bộ local exhaust, process exhaust (nếu có) hết gió tươi rồi thì: OA + RA = SA.
2. Với phòng: SA = RA + Relief Air (qua PRD) + Leak Air (bé, bỏ qua) + Local/Process Exhaust.

Từ đó bạn tính được các thông số còn thiếu.
 
Nếu bạn đã xác định được LL gió cấp tổng rồi thì bạn dựa theo nguyên tắc cân bằng Lưu lượng gió (coi AHU là cái hộp, cái phòng là cái hộp: Tổng gió vào = tổng gió ra):
1. Với AHU: OA + RA = EA + SA.
Nếu AHU không có gió thải EA=0 (tức thải gió từ phòng ra hành lang, qua hệ thống hút cục bộ local exhaust, process exhaust (nếu có) hết gió tươi rồi thì: OA + RA = SA.
2. Với phòng: SA = RA + Relief Air (qua PRD) + Leak Air (bé, bỏ qua) + Local/Process Exhaust.

Từ đó bạn tính được các thông số còn thiếu.
Dạ làm phiền a chút nữa ạ. Em xem lại trên bản vẽ thì thấy phần tính cũ trước khi chỉnh sửa, thì có phòng SA = 600 m3/h, LA (Leak air) = 400 m3/h và RA = 200 m3/h, thì phần LA không nhỏ ạ. Và theo cân bằng ll thì SA = RA + LA, vậy 2 ẩn RA và LA nên chọn sao ạ.
 
Nếu bạn đã xác định được LL gió cấp tổng rồi thì bạn dựa theo nguyên tắc cân bằng Lưu lượng gió (coi AHU là cái hộp, cái phòng là cái hộp: Tổng gió vào = tổng gió ra):
1. Với AHU: OA + RA = EA + SA.
Nếu AHU không có gió thải EA=0 (tức thải gió từ phòng ra hành lang, qua hệ thống hút cục bộ local exhaust, process exhaust (nếu có) hết gió tươi rồi thì: OA + RA = SA.
2. Với phòng: SA = RA + Relief Air (qua PRD) + Leak Air (bé, bỏ qua) + Local/Process Exhaust.

Từ đó bạn tính được các thông số còn thiếu.
Tại gió tươi OA được dẫn vào AHU rồi anh và AHU có EA luôn, còn ở phòng thì chỉ có SA, RA và LA. Nên em còn bị kẹt 2 thông số RA và LA nữa là xong bài toán, anh giúp giùm em với ạ. Em xin cảm ơn.
 
Xác định LA như bạn gọi hoặc RA liên quan áp suất và van xả áp PRD.
Nếu van PRD có sẵn rồi bạn có thể tính LL xả theo công thức:
Q=0.84*A*sqrt(P) theo HTM 03-01
Với A, m2 diện tích sống PRD.
Q, m3/s. P Pa, chênh áp.

Phần còn lại là tính RA, EA.

Nếu PRD làm mới, chọn LA qua PRD lớn thì tốt. Bảo vệ áp suất phòng sạch tốt hơn. Nhưng lưu ý:
+ Kíhc thước PRD lớn.
+ Cần không gian xả áp và hệ thống đủ hút thải lượng khí xả nếu xả trong công trình.
+ cần kiểm soát áp suất khu vực xả áp nếu tiếp giáp các khu sạch, khu xám khác.
 
Xác định LA như bạn gọi hoặc RA liên quan áp suất và van xả áp PRD.
Nếu van PRD có sẵn rồi bạn có thể tính LL xả theo công thức:
Q=0.84*A*sqrt(P) theo HTM 03-01
Với A, m2 diện tích sống PRD.
Q, m3/s. P Pa, chênh áp.

Phần còn lại là tính RA, EA.

Nếu PRD làm mới, chọn LA qua PRD lớn thì tốt. Bảo vệ áp suất phòng sạch tốt hơn. Nhưng lưu ý:
+ Kíhc thước PRD lớn.
+ Cần không gian xả áp và hệ thống đủ hút thải lượng khí xả nếu xả trong công trình.
+ cần kiểm soát áp suất khu vực xả áp nếu tiếp giáp các khu sạch, khu xám khác.
Dear bạn Tạ Ngọc Quỳnh. Xin cảm ơn Bạn đã hướng dẫn về Quy trình Tính toán Lưu lượng gió trong TK Phòng sạch.
Xin phép cho hỏi Bạn thêm 1 chút vấn đề có liên quan.
Phần Lưu lượng gió, ngoài liên quan tới Tiêu chí Cấp độ sạch và Yêu cầu Tạo áp Phòng P như Bạn đã trình bày, còn liên quan tới Công suất xử lý làm lạnh do Luồng gió cấp từ AHU thổi vào Phòng Q=GC.deltaT để cân bằng với Phụ tải Nhiệt Ẩm của Phòng. Đây là vấn đề Giáo khoa bình thường khi TK bất kỳ Hệ gió AHU thông thường nào. Vấn đề mình muốn hỏi Bạn ở đây là: nếu Bạn chọn Lưu lượng Gió cấp G hoàn toàn chỉ theo Tiêu chí cho Phòng sạch, thường sẽ là khá lớn, trong khi Gía trị Công suất lạnh Q là có Giới hạn nhất định, thì Bạn sẽ phải chọn Độ chênh Nhiệt độ deltaT khá nhỏ, đôi khi gần như bằng 0 khi Bạn chọn Lưu lượng G lớn quá. Đây là Mình mới nói đến Bài toán Cân bằng Nhiệt, chứ chưa nòi đến việc phối hợp với Bài toán cân bằng ẩm nữa!
Mong được Bạn hướng dẫn ạ!
 
Dear bạn Tạ Ngọc Quỳnh. Xin cảm ơn Bạn đã hướng dẫn về Quy trình Tính toán Lưu lượng gió trong TK Phòng sạch.
Xin phép cho hỏi Bạn thêm 1 chút vấn đề có liên quan.
Phần Lưu lượng gió, ngoài liên quan tới Tiêu chí Cấp độ sạch và Yêu cầu Tạo áp Phòng P như Bạn đã trình bày, còn liên quan tới Công suất xử lý làm lạnh do Luồng gió cấp từ AHU thổi vào Phòng Q=GC.deltaT để cân bằng với Phụ tải Nhiệt Ẩm của Phòng. Đây là vấn đề Giáo khoa bình thường khi TK bất kỳ Hệ gió AHU thông thường nào. Vấn đề mình muốn hỏi Bạn ở đây là: nếu Bạn chọn Lưu lượng Gió cấp G hoàn toàn chỉ theo Tiêu chí cho Phòng sạch, thường sẽ là khá lớn, trong khi Gía trị Công suất lạnh Q là có Giới hạn nhất định, thì Bạn sẽ phải chọn Độ chênh Nhiệt độ deltaT khá nhỏ, đôi khi gần như bằng 0 khi Bạn chọn Lưu lượng G lớn quá. Đây là Mình mới nói đến Bài toán Cân bằng Nhiệt, chứ chưa nòi đến việc phối hợp với Bài toán cân bằng ẩm nữa!
Mong được Bạn hướng dẫn ạ!
Đúng như bạn nói, LL cấp cần kiểm tra theo tính toán tải nhiệt, delta T. Nếu LL tính theo trường hợp nào lớn hơn thì chọn theo LL đó. Với trường hợp phòng sạch thì thường LL tính theo bội số, cấp độ sạch lớn hơn nhiều so với LL tính theo tải nhiệt. Việc tải nhiệt nhỏ dẫn đến delta T nhỉ là bình thường, thậm chí tăng độ comfort, đó cũng là bài kiểm tra lại nhiệt độ khí câp sau khi chọn LL thôi. Chỉ khi delta T quá lớn (tức nhiệt độ khí cấp quá thấp) thì cần chọn lại LL. Hiện mình đang thke phòng mổ và các phòng sạch bệnh viện cũng vậy.
 
Về bài toán cân bằng ẩm, tức khử ẩm, với hệ thống ahu thông thường có hai cách:
+ Khử ẩm tại coil ahu và gia nhiệt
+ Sử dụng khí OA từ hệ thống DOAS.
Phương án đầu hệ thống đơn giản nhưng tốn năng lượng gia nhiệt ( nhất là dùng điện).
Phương án sau tối ưu năng lượng, tăng hiệu quả thông gió, nhưng yêu cầu hệ DOAS riêng. Thường phù hợp công trình có DOAS trung tâm. Bạn xem thêm bài viết của nick MEPF Engineer trên diễn đàn.
Còn LL tính toán thưong chỉ theo nhiệt hiện chứ không tính theo nhiệt ẩn. Chỉ kiểm tra lại dewpoint khí cấp có thấp quá không nếu tỷ lệ nhiệt ẩn lớn.
 
Đúng như bạn nói, LL cấp cần kiểm tra theo tính toán tải nhiệt, delta T. Nếu LL tính theo trường hợp nào lớn hơn thì chọn theo LL đó. Với trường hợp phòng sạch thì thường LL tính theo bội số, cấp độ sạch lớn hơn nhiều so với LL tính theo tải nhiệt. Việc tải nhiệt nhỏ dẫn đến delta T nhỉ là bình thường, thậm chí tăng độ comfort, đó cũng là bài kiểm tra lại nhiệt độ khí câp sau khi chọn LL thôi. Chỉ khi delta T quá lớn (tức nhiệt độ khí cấp quá thấp) thì cần chọn lại LL. Hiện mình đang thke phòng mổ và các phòng sạch bệnh viện cũng vậy.
Bạn nói đúng nhưng chưa hiểu ý mình. Thiết kế ĐHKK Phòng sạch, trước hết cũng phải đáp ứng Bài toán về Cân bằng Năng lượng (về Enthalpy/Nhiệt tổng QT, Nhiệt hiện QS, Nhiệt ẩn QL) như với ĐHKK thông thường: Đó là CS Lạnh QAHU của Dòng gió cấp vào SA phải luôn cân bằng với Phụ tải Nhiệt Ẩm QLOAD của Phòng. Nếu không phải điều chỉnh lại. Ở đây, trước tiên ta phải cố định Thông số Phụ tải tính toán, là Con số Tải đỉnh Qpeak (của Hàm Phụ tải Phòng) là 1 Tham số khách quan. Trạng thái KK Phòng (t,d)RA là đã ấn định với Phòng rồi. Đối với Ứng dụng Phòng sạch thì Tiêu chí chọn Lưu lượng GSA đã buộc phải ấn định vởi Dải Gía trị lớn. Biến số Còn lại (trong CS Phòng QAHU) chỉ còn Ẩn số Trạng thái KK cấp (t,d)SA. Tuy nhiên Dải Gía trị cho phép của (t,d)SA không phải là tùy ý mà nó buộc phải nằm thấp hơn (và cũng không được thấp quá) so với Trạng thái TK yêu cầu của [Trạng thái KK của Phòng có Yêu cầu TK thấp (t,d)RA-min nhất] (về mặt Năng lượng), trong số các Phòng thuộc về 1 Khu vực (Zone) của 1 Thiết bị AHU. Như vậy, với cách TK chọn Lưu lượng gió khá lớn của Phòng sạch có nghĩa là Công suất lạnh mà AHU cấp vào cho Phòng là gần như đã ấn định, khá lớn, và ta không thay đổi được bao nhiêu cho nên ta bắt buộc phải Hiệu chỉnh (Regulation) lại Công suất này (để kéo lại sự cân bằng với Phụ tải Phòng, nhất là khi Phụ tải khá nhỏ). Đây là Lý do phải Thiết lập Bộ phận điều chỉnh CS như Reheat hay VAV cho từng Phòng sạch trong Mô hình kiểu như Multi-zone Control. Vấn đề là chúng ta có lên được cấu hình và chọn được Định lượng cho khéo để đạt được Tiêu chí Tiết kiệm Năng lượng tối đa hay không?!!! Một số Suy nghĩ Cá nhân, xin phép trao đổi với các Bạn. Xin Các Bạn chỉ giáo thêm a.
 
Xác định LA như bạn gọi hoặc RA liên quan áp suất và van xả áp PRD.
Nếu van PRD có sẵn rồi bạn có thể tính LL xả theo công thức:
Q=0.84*A*sqrt(P) theo HTM 03-01
Với A, m2 diện tích sống PRD.
Q, m3/s. P Pa, chênh áp.

Phần còn lại là tính RA, EA.

Nếu PRD làm mới, chọn LA qua PRD lớn thì tốt. Bảo vệ áp suất phòng sạch tốt hơn. Nhưng lưu ý:
+ Kíhc thước PRD lớn.
+ Cần không gian xả áp và hệ thống đủ hút thải lượng khí xả nếu xả trong công trình.
+ cần kiểm soát áp suất khu vực xả áp nếu tiếp giáp các khu sạch, khu xám khác.
 
Mình có Ý này muốn Trao đổi thêm với Bạn:
Giảp pháp sử dụng Van gió tự động PRD, dúng như tên gọi, là 1 (trong số những) Giải pháp Công cụ để Điều khiển giữ cho mức Áp suất Tạo áp Phòng P không cho vượt mức ngưỡng tối đa. Trong đa số các Trường hợp (nếu) Thiết kế Cân bằng áp tốt, thì Van Damper này thường xuyên ở vào Trạng thái đóng (việc hoạt động của nó là không thường xuyên). Vì vậy, theo mình, trừ phi muốn có độ an toàn Thiết kế, thì không nên đưa nó (Lưu lượng qua PRD) vào trong Tính toán Thiết kế Cân bằng Lưu lượng gió (ở Trạng thái gió Cân bằng ổn định). Điều này là để Tiết kiệm Lưu lượng tính toán cần cấp cho Phòng, và kéo theo là Lưu lượng TK của AHU. Cỡ Size của PRD chỉ ảnh hưởng đến Thời gian xả áp của Phong nhanh hay chậm mà thôi. Nó (PRD) chỉ được dùng như 1 Giải pháp dự phòng khi Việc Thiết kế về Cân bằng áp không được tốt lắm.
Những Thành phần Lưu lượng cần đưa vào Tính toán Cân bằng gió Phòng là Tổng Lưu lượng các Thành phần gió rò hay gió lọt qua các Khe hay Lỗ Tự nhiên khác trên Bề mặt bao che của Phòng theo Công thức liên hệ Q=0.84xAxsqurt(P) là chuẩn xác rồi.
 
Về bài toán cân bằng ẩm, tức khử ẩm, với hệ thống ahu thông thường có hai cách:
+ Khử ẩm tại coil ahu và gia nhiệt
+ Sử dụng khí OA từ hệ thống DOAS.
Phương án đầu hệ thống đơn giản nhưng tốn năng lượng gia nhiệt ( nhất là dùng điện).
Phương án sau tối ưu năng lượng, tăng hiệu quả thông gió, nhưng yêu cầu hệ DOAS riêng. Thường phù hợp công trình có DOAS trung tâm. Bạn xem thêm bài viết của nick MEPF Engineer trên diễn đàn.
Còn LL tính toán thưong chỉ theo nhiệt hiện chứ không tính theo nhiệt ẩn. Chỉ kiểm tra lại dewpoint khí cấp có thấp quá không nếu tỷ lệ nhiệt ẩn lớn.
 
Minh xin được hỏi Bạn thêm 2 điều:
1- Về việc Phân phối Gió tươi OA.
Với mỗi Phòng đều có Nhu cầu riêng về Lưu lượng Gió tươi GOA xác định (tối thiểu). Như vậy giữa các Phòng trong Hệ gió AHU sẽ có Yêu cầu phân phối theo 1 Tỷ lệ phân phối tương đối GOA-i với nhau nhất định.
Trong trường hợp sử dụng Hệ thống DOAS riêng biệt thì việc phân chia tỷ lệ GOA-i này là dễ dàng. Tuy nhiên, trong Hệ thống Xử lý KK trung tâm AHU, ta đã ghép chung Nhiệm vụ phân phối Gió tươi vào cho Hệ thống Xử lý Năng lượng của AHU. Như vậy đương nhiên là phải chấp nhận phân chia Lưu lượng gió tươi (giữa các Phòng), thông qua AHU, theo Tỷ lệ phân phối (theo TK) của Lưu lượng Gió cấp SA. Đây là 1 điều bất lợi của Mô hình này.
Bạn có thể cho biết, trong Trường hợp này, Bạn sẽ tính toán Nhu cầu Lưu lượng Gió tươi như thế nào để Tiết kiệm nhất không ạ?
2- Trong 1 số Ứng dụng đòi hỏi cần đáp ứng về thêm cả Yêu cầu Độ ẩm (Cân bằng CS Nhiệt ẩn QL-AHU=G.r.(dRA-dSA) với Phụ tải Nhiệt ẩn Phòng QL-LOAD khá lớn) thì cách xử lý, tính toán của Bạn thế nào ạ? Xin Bạn vui lòng cho biết để mình trao đổi thêm với bạn.
Xin Cảm ơn
 
Minh xin được hỏi Bạn thêm 2 điều:
1- Về việc Phân phối Gió tươi OA.
Với mỗi Phòng đều có Nhu cầu riêng về Lưu lượng Gió tươi GOA xác định (tối thiểu). Như vậy giữa các Phòng trong Hệ gió AHU sẽ có Yêu cầu phân phối theo 1 Tỷ lệ phân phối tương đối GOA-i với nhau nhất định.
Trong trường hợp sử dụng Hệ thống DOAS riêng biệt thì việc phân chia tỷ lệ GOA-i này là dễ dàng. Tuy nhiên, trong Hệ thống Xử lý KK trung tâm AHU, ta đã ghép chung Nhiệm vụ phân phối Gió tươi vào cho Hệ thống Xử lý Năng lượng của AHU. Như vậy đương nhiên là phải chấp nhận phân chia Lưu lượng gió tươi (giữa các Phòng), thông qua AHU, theo Tỷ lệ phân phối (theo TK) của Lưu lượng Gió cấp SA. Đây là 1 điều bất lợi của Mô hình này.
Bạn có thể cho biết, trong Trường hợp này, Bạn sẽ tính toán Nhu cầu Lưu lượng Gió tươi như thế nào để Tiết kiệm nhất không ạ?
2- Trong 1 số Ứng dụng đòi hỏi cần đáp ứng về thêm cả Yêu cầu Độ ẩm (Cân bằng CS Nhiệt ẩn QL-AHU=G.r.(dRA-dSA) với Phụ tải Nhiệt ẩn Phòng QL-LOAD khá lớn) thì cách xử lý, tính toán của Bạn thế nào ạ? Xin Bạn vui lòng cho biết để mình trao đổi thêm với bạn.
Xin Cảm ơn
1- Hệ thống bạn đề cập ở đây là hệ Multi-zone VAV (cấp bởi Central AHU): gió tươi tổng AHU tính theo zone có Ez (Zone Ventilation Effectiveness) nhỏ nhất. VAV là hệ thống có nhiều ưu điểm. Nếu bất lợi như bạn nói là do thiết kế không hợp lý hệ VAV này (ví dụ: AHU VAV cấp tới cho các zone quá khác biệt về công năng, nhu cầu HVAC: trường hợp này không nên dùng chung AHU). Bạn xem thêm ASHRAE.

2-Chưa rõ ý hỏi này lắm. Mình đang hiểu bạn giả thiết Internal Latent Heat khá lớn. Từ "khá lớn" cần xem xét cụ thể từng trường hợp so với các dữ kiện khác. Đây mình chưa làm 2 trường hợp:
a/ Lớn tương đối: trường hợp này thường gặp với các ứng dụng thông thường. Khi đó tính toán dewpoint khí cấp AHU theo lưu lượng như mình đã đề cập trên. Thường dewpoint sẽ không quá thấp so với năng lực các coil (DX hoặc nước) của các hãng.
b/ Quá lớn: thường gặp trong các quá trình xử lý, sản xuất (công nghiệp), nếu vẫn dùng coil khử ẩm thông thường thì sẽ yêu cầu Lưu lượng khí AHU rất lớn để đảm bảo dewpoint không quá thấp. Khi đó không nên tăng LL mà sử dụng kết hợp các biện pháp khử ẩm khác, hoặc loại bỏ ẩm giảm tải ẩm (local/ process exhaust, ...).
 
Bạn nói đúng nhưng chưa hiểu ý mình. Thiết kế ĐHKK Phòng sạch, trước hết cũng phải đáp ứng Bài toán về Cân bằng Năng lượng (về Enthalpy/Nhiệt tổng QT, Nhiệt hiện QS, Nhiệt ẩn QL) như với ĐHKK thông thường: Đó là CS Lạnh QAHU của Dòng gió cấp vào SA phải luôn cân bằng với Phụ tải Nhiệt Ẩm QLOAD của Phòng. Nếu không phải điều chỉnh lại. Ở đây, trước tiên ta phải cố định Thông số Phụ tải tính toán, là Con số Tải đỉnh Qpeak (của Hàm Phụ tải Phòng) là 1 Tham số khách quan. Trạng thái KK Phòng (t,d)RA là đã ấn định với Phòng rồi. Đối với Ứng dụng Phòng sạch thì Tiêu chí chọn Lưu lượng GSA đã buộc phải ấn định vởi Dải Gía trị lớn. Biến số Còn lại (trong CS Phòng QAHU) chỉ còn Ẩn số Trạng thái KK cấp (t,d)SA. Tuy nhiên Dải Gía trị cho phép của (t,d)SA không phải là tùy ý mà nó buộc phải nằm thấp hơn (và cũng không được thấp quá) so với Trạng thái TK yêu cầu của [Trạng thái KK của Phòng có Yêu cầu TK thấp (t,d)RA-min nhất] (về mặt Năng lượng), trong số các Phòng thuộc về 1 Khu vực (Zone) của 1 Thiết bị AHU. Như vậy, với cách TK chọn Lưu lượng gió khá lớn của Phòng sạch có nghĩa là Công suất lạnh mà AHU cấp vào cho Phòng là gần như đã ấn định, khá lớn, và ta không thay đổi được bao nhiêu cho nên ta bắt buộc phải Hiệu chỉnh (Regulation) lại Công suất này (để kéo lại sự cân bằng với Phụ tải Phòng, nhất là khi Phụ tải khá nhỏ). Đây là Lý do phải Thiết lập Bộ phận điều chỉnh CS như Reheat hay VAV cho từng Phòng sạch trong Mô hình kiểu như Multi-zone Control. Vấn đề là chúng ta có lên được cấu hình và chọn được Định lượng cho khéo để đạt được Tiêu chí Tiết kiệm Năng lượng tối đa hay không?!!! Một số Suy nghĩ Cá nhân, xin phép trao đổi với các Bạn. Xin Các Bạn chỉ giáo thêm a.
Giải pháp này của bạn là Fixed setpoint rồi, như thế tất cả các zone đều yêu cầu reheat. làm như vậy sẽ tốn năng lượng. Thke tính toán cơ khí xong còn giải pháp đkhien tốt nữa mới đạt hiệu quả.
 
Mình có Ý này muốn Trao đổi thêm với Bạn:
Giảp pháp sử dụng Van gió tự động PRD, dúng như tên gọi, là 1 (trong số những) Giải pháp Công cụ để Điều khiển giữ cho mức Áp suất Tạo áp Phòng P không cho vượt mức ngưỡng tối đa. Trong đa số các Trường hợp (nếu) Thiết kế Cân bằng áp tốt, thì Van Damper này thường xuyên ở vào Trạng thái đóng (việc hoạt động của nó là không thường xuyên). Vì vậy, theo mình, trừ phi muốn có độ an toàn Thiết kế, thì không nên đưa nó (Lưu lượng qua PRD) vào trong Tính toán Thiết kế Cân bằng Lưu lượng gió (ở Trạng thái gió Cân bằng ổn định). Điều này là để Tiết kiệm Lưu lượng tính toán cần cấp cho Phòng, và kéo theo là Lưu lượng TK của AHU. Cỡ Size của PRD chỉ ảnh hưởng đến Thời gian xả áp của Phong nhanh hay chậm mà thôi. Nó (PRD) chỉ được dùng như 1 Giải pháp dự phòng khi Việc Thiết kế về Cân bằng áp không được tốt lắm.
Những Thành phần Lưu lượng cần đưa vào Tính toán Cân bằng gió Phòng là Tổng Lưu lượng các Thành phần gió rò hay gió lọt qua các Khe hay Lỗ Tự nhiên khác trên Bề mặt bao che của Phòng theo Công thức liên hệ Q=0.84xAxsqurt(P) là chuẩn xác rồi.
Bạn đang nhầm chức năng PRD. Nguyên tắc tạo áp dương là cấp dư khí, mà khí dư này phải xả đi đâu đó (qua PRD ra phòng đệm, hành lang, khác) chứ sao đủ rò lọt qua khe cưả. Nhất phòng sạch lại rất kín. Nên PRD xả thường xuyên chứ khong phải xả nhanh hay chậm. Lượng khí qua prd cũng bảo vệ phòng khi mở cưa đi lại, khi không có phòng đệm như phòng mổ bệnh viện. Khi cửa mở, van prd đóng lại, khí xả theo cửa mở.
 
Giải pháp này của bạn là Fixed setpoint rồi, như thế tất cả các zone đều yêu cầu reheat. làm như vậy sẽ tốn năng lượng. Thke tính toán cơ khí xong còn giải pháp đkhien tốt nữa mới đạt hiệu quả.
Xin lỗi mình chưa hiểu ý bạn. Điểm Trạng thái TK SetPoint của các Zone là yêu cầu TK nên rõ ràng là phải Fixed là đương nhiên rồi! Lưu lượng gió cấp GSA cũng phải ấn định theo Độ sạch rồi. Với mô hình Phòng sạch Multi-zone nếu Điểm Trạng thái TK SetPoint (t,d)RA-i của các Zone là khác nhau thì, nói nôm na, bắt buộc phải chọn Trạng thái TK Gió ra Off-coil của AHU (t,d)OFFCOIL thấp hơn Trạng thái TK của Phòng thấp nhất min (t,d)RA-i để có thể xử lý được Năng lượng cho Phòng này. Như vậy có thể nói là CS mà Gió cấp AHU cấp cho các Phòng là đã ấn định ở mức cao vừa tối ưu (không quá lớn) tối đa rồi, và giải pháp Điều chỉnh Công suất lại cho từng Phòng là bắt buộc thôi! Tùy theo Mô hình CAV hay VAV mà ta dùng Thiết bị Hiệu chỉnh khác nhau: Reheat hay VAV Box...Tất nhiên Hệ ĐK cần phải có Thuật toán hợp lý, chính xác và tin cậy thì ta mới duy trì tốt Thông số (t,d,p) cho Phòng được.
Tất nhiên, theo định hướng Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngoại trừ khi phải đáp ứng yêu cầu về nhiễm chéo, ngay từ khi tạo nhóm Phòng, zone cho Hệ gió AHU, ta nên ghép nhóm theo Tiêu chí có Trạng thái KK yêu cầu gần giống với nhau rồi!
Xin cảm ơn Bạn
 
Xin lỗi mình chưa hiểu ý bạn. Điểm Trạng thái TK SetPoint của các Zone là yêu cầu TK nên rõ ràng là phải Fixed là đương nhiên rồi! Lưu lượng gió cấp GSA cũng phải ấn định theo Độ sạch rồi. Với mô hình Phòng sạch Multi-zone nếu Điểm Trạng thái TK SetPoint (t,d)RA-i của các Zone là khác nhau thì, nói nôm na, bắt buộc phải chọn Trạng thái TK Gió ra Off-coil của AHU (t,d)OFFCOIL thấp hơn Trạng thái TK của Phòng thấp nhất min (t,d)RA-i để có thể xử lý được Năng lượng cho Phòng này. Như vậy có thể nói là CS mà Gió cấp AHU cấp cho các Phòng là đã ấn định ở mức cao vừa tối ưu (không quá lớn) tối đa rồi, và giải pháp Điều chỉnh Công suất lại cho từng Phòng là bắt buộc thôi! Tùy theo Mô hình CAV hay VAV mà ta dùng Thiết bị Hiệu chỉnh khác nhau: Reheat hay VAV Box...Tất nhiên Hệ ĐK cần phải có Thuật toán hợp lý, chính xác và tin cậy thì ta mới duy trì tốt Thông số (t,d,p) cho Phòng được.
Tất nhiên, theo định hướng Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngoại trừ khi phải đáp ứng yêu cầu về nhiễm chéo, ngay từ khi tạo nhóm Phòng, zone cho Hệ gió AHU, ta nên ghép nhóm theo Tiêu chí có Trạng thái KK yêu cầu gần giống với nhau rồi!
Xin cảm ơn Bạn
Trạng thái SA có đc tính toán ban đầu để chọn thiết bị. Nhưng khi vận hành thì trạng thái SA này sẽ được điều khiển chứ không fixed để đảm bảo ít zone nhất thậm chí không zone nào yêu cầu reheat ( do phụ tải thực tế biến đổi). Gọi là reset setpoint. Đây thuộc giải pháp đkh để tối ưu năng lượng.
 
Back
Bên trên