Cần giúp Phân tích các kiểu thiết kế thiết bị standby

thamphong

Thành Viên [LV 1]
Chào mọi người,
Mình đưa ra topic này để mọi người cùng thảo luận.
Trong thiết kế hệ thống HVAC, chúng ta luôn phải chọn các thiết bị như bộ xử lý không khí, xử lý ẩm, chiller, pump, tháp..Trong đó có một số thiết bị được chọn dự phòng hay standby. Mình có gặp các kiểu standby sau, nhưng không biết dựa vào đâu, hay ưu nhược điểm để xác định. Mong mọi người chỉ giáo thêm:
  1. Standby 100%. Ví dụ chúng ta thiết kế chọn 1 AHU thì khi yêu cầu dự phòng 100% có nghĩa là hệ thống có 2 AHU có công suất như nhau hay thường gọi là 2x100% standby.
  2. Standby 50%. Cái này chúng ta hay gặp khi chọn bơm, chiller. Ví dụ khi chọn bơm, khi có standby ta thường chọn 3 bơm. 2 bơm thường hoạt động sẽ gánh 50%tải. Bơm dự phòng còn lại là 50% tải.
  3. Standby từng thành phần trong 1 thiết bị. Thường hay gặp là các những thiết bị có nguy cơ hỏng hóc coa hay bảo trì thường xuyên. Chẳng hạn như trong 1 AHU thì hay gặp là quạt AHU. Quạt sẽ được lắp thêm 1 cái standby. Hay là trong dàn nóng kiểu làm mát bằng gió thì có thêm 1 máy nén dự phòng.
Theo mình đang hiểu, ở mục 1, hệ thống yêu cầu hoạt động 24/24 và chi phí đầu tư cho 1 thiết bị dự phòng không quá lớn. Ở mục 2, hệ thống vẫn đảm bảo vận hành 24/24 nhưng mua thêm con chiller 100% thì đầu tư ban đầu khá cao.
Mọi người đóng góp giúp mình nhé.
 
HI bạn, cho hỏi bạn đang làm dự án nào vậy mà yêu cầu hoạt động duty.standby thế
Theo mình được biết thì để chọn chế độ thì thường chọn 2 loại 2x100% hoặc 3x50%
Mục 1 và mục 3 hoàn toàn giống nhau, dùng chế độ 2x100%, vì mục 3 1 số thiết bị chỉ có 1 thành phận hoạt động chính mới cần standby, như AHU chỉ có thể dùng 2 cái Quạt cấp và bộ Filter nữa nhá, còn như Pump thì bạn k thể thêm 1 thành phần được, và Manufacturer có làm được vậy không
Còn chế độ 3x50% chọn khi bạn chọn thiết bị có công suất cao k thể chọn 1 cái mà phải chọn 2 cái, nếu bạn chọn 2x100% thì thêm 2 cái standby tổng cộng 4 cái rất phí, do đó chỉ cần 1 cái standby thôi, vì không thể 2 cái duty cùng fault 1 lúc được, nên thế lúc này sẽ là 3x50%
 
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã góp ý.
Mình đọc mấy dự án offshore thấy trong một thiết kế mà có 3 kiểu standby.
Mục 1 và 3 hoàn toàn khác nhau theo từng trường hơp. Ví dụ với AHU nếu mục 1 thì sẽ có 2 AHU riêng biệt do đó sẽ có cơ bản 2 coil lạnh, 2 quạt (giả sử mỗi AHU đang sử dụng 1 quạt cấp). Nhưng trong trường hợp là mục 3 thì chỉ sử dụng 1 AHU gồm 1 coil lạnh và 2 quạt (1 quạt standby).
 
He, về cơ bản nó là như nhau cũng 1 chế độ là 2x100% thôi, vì phần Filter, Coil là thiết bị tĩnh nên không cần hoạt động Duty/Standby, chỉ cần dùng Dual Quạt cấp thôi
Đôi lúc 2 coil lạnh, 2 coil này bố trí kế nhau nên có khi bạn nhìn thấy chỉ 1, nhưng xem ống gas thì sẽ thấy có 4 ống ( 2 ra, 2 vào)
Cũng có thể có 1 Coil lạnh, khi 1 ACCU dùng chung 1 đường ống, khi đó phải gắn thêm Solenoid Valve cho mỗi cụm, để điều khiển đóng mở
Chỉ có điều ghép 2 cái AHU lại thành 1 để giảm diện tích, vì offshore không gian không thoải mái như trên onshore được
Khi đó ngta dùng loại AHU ghép
Loại này có 1 nhược điểm là khi Bộ lọc Filter bị bẩn, thì cần phải thay, nên phải dừng lại toàn bộ hệ thống, chứ không như loại dùng 2 AHU có thể bảo trì độc lập, và lúc đó sẽ ảnh hưởng khu vực làm lạnh, đặc biệt là khu vực cần tạo áp, áp thất sẽ gây báo động Alarm
Hi, bạn có thể gửi cho mình xem tài liệu của dự án Offshore đó được không, hình như bạn làm bên cty Toyo hả?
 
He, đây là tài liệu của dự án Biển Đông mà, không biết sao bạn lấy đc hay nhỉ
Bên Toyo thấy có nhiều dự án lớn bên Ấn độ, bạn có tài liệu nào của bên đó không?
 
Ủa, anh thiết kế hay sao mà biết hay vậy. Bên Toyo Việt Nam em chỉ làm mấy dự án Dược và các dự án P&G, Unilever thôi. A @honka làm ở đâu thế.
 
Ủa thế ah, bên đó chế độ tốt không vậy, có tuyển HVAC không, có đứa em đang tìm việc mà chưa xin chỗ nào
 
Hi all!
Thấy mọi người tranh luộn chủ đề này rất hay nên minh xin có vài ý kiến xin góp ý như sau:
Mình đã từng làm nhiều dự án có xảy ra vấn đề duty và standby, theo minh hay xảy ra hai khả năng nhất đó là dự phòng 2x100% và 3x50%, chế độ 2x100% có nghĩa là dự phòng 100% phủ tải (ví dụ bạn tính công suất lạnh 10kw thì phải dự phòng 10 kw nữa lúc này bạn chọn 2 con chiller mỗi con 10kw, một con chạy 100%, 1 con dự phòng 100%) còn dự phòng 3x50% với phủ tại của bạn 10kw thì bạn phải chọn 3 con chiller nhưng công suất mỗi con là 5kw, 2 duty, 1 con standby tương tự cho bơm nước lạnh cũng vậy.
 
@tunglam: Nếu xét về tải thì chỉ có 2 loại 2x100% và 3x50% là đúng rồi. Còn về thành phần thì khác.
Thật ra mình không còn làm ở Toyo nữa. Nhưng hiện tại bên đó đang tuyển. Lương thì tùy vào khả năng và cách đàm phán của bạn. Thưởng thì cũng được trung bình 4-5 tháng. Ngày lễ có được ít nữa. Môi trường thì khá tốt nếu là người mới bắt đầu.
 
Back
Bên trên