Công Nghiệp Quy trình khử kín hệ thống thông gió

Loathanhcdr

Thành Viên [LV 0]
TẠI SAO PHẢI THỬ KÍN HỆ THỐNG ỐNG GIÓ

Những ảnh hưởng của vấn đề rò rỉ trong đường ống gió thường gây ra thiệt hại về lâu dài đối với công trình. Phát sinh rò rỉ không chỉ đến từ phía nhà sản xuất khi chế tạo ra các sản phẩm, mà còn đến từ phía đơn vị thi công khi ráp nối hệ thống. Ý thức được vấn đề đó, công ty Loa Thành luôn kiểm soát nghiêm ngặt sản phẩm về dung sai, độ kín khít, thẩm mỹ trước khi xuất xưởng; các mối ghép dọc ống gió luôn được làm kín lại bằng xylicon. Lại nói về ảnh hưởng của việc rò rỉ trong đường ống gió, nó thường gây ra những thiệt hại sau:

- Về kinh tế: theo một nghiên cứu mới nhất của Tiến sỹ Ian Wills - hãng Naspec Australia, cứ 10% giò rỉ trong đường ống gió sẽ gây ra tổn thất năng lượng thêm 37%. Như vậy hệ thống ống gió giò rỉ gây ra thiệt hại kinh tế lâu dài trong suốt quá trình sử dụng chúng.

- Về tuổi thọ công trình: đối với hệ thống ống gió truyền tải nhiệt lạnh, lượng nhiệt phát tán ra môi trường bên ngoài ống gây ra hiện tượng đọng sương tại ống và các cấu kiện khác của tòa nhà. Ngoài ra, cường độ hoạt động của điều hòa, chiller và các thiết bị khác phải tăng lên làm giảm tuổi thọ hoạt động của chúng.

- Về ảnh hưởng tới môi trường sống: với các hệ thống thông gió đặc biệt, phải thu gom và xử lý khói bụi cũng như các chất ô nhiễm khác, sừ rò rỉ của hệ thống ống gió có thể làm phát tán các chất độc hại ra môi trường sống.

Chính vì vậy, công tác thử kín hệ thống ống gió là một trong những yêu cầu quan trọng trước khi đưa hệ thống vào vận hành sử dụng.


CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ KÍN HỆ THỐNG ỐNG GIÓ

1. Phương pháp trực quan:

- Bằng mắt: khi lắp đặt xong hệ thống ống gió, kiểm tra bằng mắt thường toàn bộ hệ thống, phát hiện các điểm khả nghi như mối nối, mối ghép. Nếu thấy có khả năng rò gỉ thì đánh dấu lại trên bản vẽ và trên thực địa để kịp thời khắc phục.

- Bằng tai: dùng quạt thổi vào đường ống, sau đó lắng nghe sự hoạt động của hệ thống. Điều này cũng có thể phát hiện được các vị trí rò rỉ vì chúng thường gây ra tiếng động.


2. Phương pháp dùng máy kiểm tra:

Loathanhduct-So-do-thiet-bi-thu-kin-ong-gio-R2016.08.24-1024x723.jpg



Một bộ thiết bị thử kín thông thường bao gồm:

- Quạt gió có điều khiển bằng biến tần: khi hoạt động có thể điều chỉnh tốc độ vòng quay của quạt, qua đó điều chỉnh được áp suất quạt.

- Máy tạo khói: có thể đấu nối máy tạo khói vào đường hút của quạt, qua đó khói sẽ xông vào toàn bộ hệ thống ống gió cần phải kiểm tra. Thông thường dùng máy tạo khói mầu để dễ phân biệt bằng mắt thường.

- Các đầu bịt tạm thời: công tác kiểm tra ở đây là kiểm tra các đường ống chính và ống nhánh. Các vị trí lắp đặt cửa gió, van gió thường được tách ra và thay thế bằng các đầu bịt tạm.

- Đồng hồ đo áp suất gió: áp suất thử thông thường theo chuẩn Quốc tế là 25Pa. Khi áp suất trong hệ thống ống gió đạt đến mức 25Pa thì giảm tốc độ quạt hoặc dừng hẳn để duy trì áp đó và tiến hành kiểm tra các điểm phát sinh khói.

Vận hành thiết bị thử kín: sau khi đã ráp nối toàn bộ các thiết bị thử kín vào hệ thống ống gió, tiến hành vận hành quạt và máy tạo khói để kiểm tra. Khi phát hiện các vị trí rỏ rỉ khói trên hệ thống, cần đánh dấu lại để khắc phục sau khi kết thúc quá trình thử. Việc thử kín ống gió có thể lặp đi lặp lại cho đến khi hoàn toàn không còn rò rỉ.


TỔNG KẾT:

Công tác thử kín hệ thống ống gió là một công việc vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo cho mục đích hoạt động lâu dài và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Các bạn cũng có thể liên hệ Công ty ống gió loa thành để biết thêm chi tiết hoặc truy cập vào website: http://loathanh.com.vn/
 
Nếu không có đồng hồ đo áp, quạt thì không biến tần thì theo bạn nên xử lý thế nào để thử kín được
 
theo mình biết hiện nay ở Việt Nam chỉ duy nhất có 1 đơn vị có thiết bị chuyên dụng để thử kín hệ thống thông gió, như cách mô tả ở trên của chủ thớt là không đúng, không chính xác
 
IBF biết công ty đó là công ty nào không cho mình xin thông tin liên hệ. Mình đang cần kiểm tra hệ thống ông gió
 
theo mình biết hiện nay ở Việt Nam chỉ duy nhất có 1 đơn vị có thiết bị chuyên dụng để thử kín hệ thống thông gió, như cách mô tả ở trên của chủ thớt là không đúng, không chính xác
Chào bạn. Đây là tiêu chuẩn của công ty mình. Vì điều kiện ở Việt Nam còn thiếu thốn nên không phải công ty nào cũng có điều kiện một hệ thống tiên tiến được. Bạn thử nghĩ xem, một công ty ở TP.HCM không thể khiêng cả hệ thống thông gió ra Hà Nội để test được đúng không.
 
i lắp đặt xong hệ thống ống gió, kiểm tra bằng mắt thường toàn bộ hệ thống, phát hiện các điểm khả nghi như mối nối, mối ghép. Nếu thấy có khả năng rò gỉ thì đánh dấu lại trên bản vẽ và trên thực địa để kịp thời khắc phục.
 
Về việc thử kín ống gió thì ngay từ lúc học đại học đã đề cập đến việc này. Trên thực tế tại các dự án ở Việt nam bao gồm cả Factory và Building đều sử dụng ống gió tole cho hệ HVAC, nhưng việc thử kín hay thử áp sau khi hoàn thành thì rất ít dự án làm (với nhiều lý do khách quan và chủ quan) kể cả đối với phòng sạch.
Bạn @Loathanhcdr chắc đã thi công cho dự án nào đó rồi thì show cho diễn đàn xem một vài hình ảnh cho việc test này thì sẽ trực quan sinh động hơn,
 
bên mình chuyên thi công hệ thống hút khói hành lang, do đó việc thử kín sẽ khắt khe hơn hệ thống thông gió.
Bên mình thử bằng cách dùng máy tạo khói thổi vào vị trí lỗ chờ cửa gió, nếu khói ko lan ra các khe mặt bích ống gió và bay về điểm cuối là đạt
Máy tạo khói chạy dầu mua khá rẻ, tầm 2-3tr 1 cái và gọn nhẹ dễ di chuyển
 
theo mình biết hiện nay ở Việt Nam chỉ duy nhất có 1 đơn vị có thiết bị chuyên dụng để thử kín hệ thống thông gió, như cách mô tả ở trên của chủ thớt là không đúng, không chính xác

Đúng cách thử trên là chưa đúng, nó chỉ là 1 phần của thử kín ống gió, dùng khỏi để kiểm tra vị trí rò rỉ, cái này thử về định tính chứ k định lượng. Tuy nhiên nói ở VN chỉ có 1 đơn vị thử kín thì hơi quá, mình đã từng làm với 1 công ty ở Bình Dương rồi. Không biết bạn đang nói về công ty nào.
Thử kín cho ống gió thì cứ theo quy trình trong DW143 hay SMACNA. Tuy nhiên cả DW143 và SMACNA lại nói thế này: không cần thử kín cho ống gió sau khi lắp đặt khi nó được lắp đặt theo đúng quy trình. Đó có thể là lý do vì sao nhiều dự án không thự hiện thử kín sau khi lắp đặt. Một số dự án thì làm thử kín có thể là do yêu cầu của bên tư vấn hoặc chủ đầu tư.
 
Back
Bên trên