Công Nghiệp Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Herot

HVACR Staff
Bác nào biết phương pháp tính toán Ống gió theo kiểu Static Regain là thế nào không vậy ?. Chia sẻ và trao đổi với nhé, ứng dụng của phương pháp này trong trường hợp nào nữa nhỉ ?, có phải tính toán trong hệ thống dùng VAV Box không ???. Đọc tài liệu hơi khó hiểu cái này chút.
Dạng này có khác gì nhiều so với phương pháp Ma sát đồng đều mà ta thường hay tính không nhỉ ?.
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

CÁI PHƯƠNG PHÁP NÀY THÔNG THƯỜNG ÍT DÙNG LẮM HEROT. NHỮNG NGƯỜI NÀO CÓ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ LÂU NĂM THÌ MỚI DÙNG PHƯƠNG PHÁP NÀY. TRƯỚC ĐÂY MÌNH CÓ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NÀY NHƯNG ĐỌC THẤY TÁC GIẢ \"HĂM DỌA\" ÍT KINH NGHIỆM THÌ ĐỪNG CÓ LÉNG PHÉNG TỚI NÊN THÔI :P .BÂY GIỜ ĐỂ NGHIÊN CỨU LẠI RỒI \"BÌNH LOẠN\" TIẾP :laugh:
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Đúng là phương pháp này không thông dụng lắm trong tính toán ống gió và ở VN mình thì cũng kô được dạy phương pháp tính này luôn đó, nói sơ sơ thế này về nó nhé: phương pháp này quan tâm đến việc ổn định áp suất tĩnh tại tất cả các nhánh ống gió mà ko quan tâm đến áp suất động. Hình như với tính toán kiểu này thì có khả năng là ống gió về sau lại có thể to hơn ống gió phía đầu quạt... tuy nhiên với cách tính này thì có thể ta bỏ qua được bước cân chỉnh ống gió rất nhiều. Anh em góp ý thêm nhé, đây thực sự là những kiến thức mới mà mình nên quan tâm đó.

\"The static regain method of duct sizing may be used to design supply air systems of any velocity or pressure. This method is more complex to use than the equal friction method, but it is a theoretically sound method that meets the requirements of maintaining uniform static pressure at all branches and outlets. Duct velocities are systematically reduced, allowing a large portion of the velocity pressure to convert to static pressure which offsets the friction loss in the succeeding section of duct. Another advantage is that the duct system will stay in balance because the losses and gains are proportional to the velocities. Therefore, it is an excellent method for designing variable air volume systems. A disadvantage of the static regain method is the oversized ducts that can occur at the ends of long branches, especially if one duct run is unusually long.\"
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Mình có một cái file nói về vấn đề này nhưng cũng không dám làm theo, vì nó khá phức tạp. Bác xem qua thử coi mình có giúp được gì không nhé.


The steps, after you have done the preparation bit,
1.start at the beginning of the main duct
2.fix the maximum velocity within the whole system or the maximum I.W.G per length you want, within the duct.
If you choose the former, use the total flow rate figure (in cubic feet per minute) from the prepared data, and find the I.W.G per length value.
If you pick the latter, use the total flow rate figure to find out the maximum air velocity within the whole system
3.adopt I.W.G per length value chosen in (2)
4.next, use the equation of,
section’s total head
= section’s frictional head + section’s dynamic pressure head,

The units should be in I.W.G, as the charts are formulated in that manner.
Dynamic pressure head is contributed by the velocity of the fluid within the section, whereas
Duct frictional head is contributed by sum of,
 value in (2), multiplied by the length of the section,
 and duct dynamic pressure head, multiplied by the sum of loss coefficients from bends and obstructions.
Value of loss coefficients are obtained through empirical data. Therefore, we need a database for such data. “Manual D” has those.

Static_regain_air_duct.JPG


5.use relationship in (4), to calculate the total head within the section
6.now comes the tricky part.
You have to make a good guess of the following section’s duct diameter.
It is usually smaller, as the flow rate will be divided into branches.
7.use the square of ratio, of current duct size, to the previous duct size,
and
the ratio of current section’s volume flow rate, to the previous one
8.then find the relevant loss coefficient
9.use the current duct size, and section’s flow rate, to determine the I.W.G per length.
Of course, we have to use the duct sizing chart
10.repeat step (4) for this section
11.subtract (10), with dynamic pressure head, in (5)
12.iterate with different section size, until you get value in (11), closest to 0.
You have to repeat steps (6) to (10)
Choose the closest round figure
13.repeat steps (6) to (11), until you have covered all sections. You’ll have your duct sized just nicely.
Just don’t forget to use the duct sizing chart, to find the equivalent rectangular shaped duct
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Cám ơn các bác nhiều vì đã bàn luận nhé, Herot sẽ nghiên cứu thêm cái vụ này và sẽ thọ giáo anh em tiếp theo sau nhé.
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Nói chung ở Việt Nam thông thường sử dụng theo tiêu chuẩn Mỹ nên việc tính toán theo đk này là ko cần thiết, Macna tài liêu cũng nói về hệ thống này, tiêu chuẩn áp sấut là không đổi , căn cứ theo lưu lương tại từng thởi điểm mà tính được tiết diện ống theo vận tốc gió.
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Nói chung là mình cũng chưa tính bằng phương pháp này bao giờ nhưng theo mình hiểu thì phương pháp này như sau:
Nguyên tắc cơ bản của nó là xác định kích thước của ống dẫn sao cho tổn thất tổn thất áp suất trong đoạn đó đúng bằng độ gia tăng áp suất tĩnh do sự giảm tốc độ chuyển động của không khí sau mỗi nhánh rẽ (bạn để ý khi tính theo phương pháp ma sát đồng đều, đôi khi bạn nhận được các hệ số trở lực cục bộ của đoạn ống sau khi rẽ nhánh và trước khi rẽ nhánh nhận giá trị âm(-),dấu (-)ở đây chính là thể hiện của áp suất tĩnh phục hồi vượt quá lượng áp suất động tổn thất)
So sánh với phương pháp ma sát đồng đều thì phương pháp này có những đặc điểm như sau:
• Kích thước của ống cấp chính là tương đương(vì chưa có rẽ nhánh)
• Kích thước của các ống nhánh lớn hơn. Thông thường khối lượng ống gió lớn hơn từ 10÷15%.
• Chi phí ban đầu lớn hơn nhưng chi phí vận hành nhỏ hơn(cột áp quạt nhỏ hơn mà)
Phương pháp này có đặc điểm là đảm bảo về độ ồn là khá tốt. Với phương pháp này thì tốc độ trong các ống nhánh sẽ tuần tự giảm đi. Phương pháp này theo mình còn có một ưu điểm khác là phương pháp này dễ đảm bảo các yêu cầu về cân bằng vì lượng tổn thất áp suất và lượng gia tăng áp suất tĩnh tỷ lệ theo tốc độ. Chính vì vậy mà nó rất phù hợp với việc thiết kế hệ thống có lưu lượng không khí thay đổi(VAV Box & VAV Diffuser)
Việc tính toán hệ thống ống thì cũng khá đơn giản vì bạn chỉ cần chọn hợp lý vận tốc trên hệ thống theo các tieu chuẩn về vận tốc cho phép tại các vùng phục vụ, sau khi xác định đựoc vận tốc trên đoạn ống chính thì dựa vào tỉ số L/Q sẽ xác định được vận tốc các đoạn nhánh và các đoạn kế tiếp. Xác định được vận tốc thì bạn sẽ xác định được kích thước cua ống dẫn. Tuy nhiên, tài liệu thì cũng không có nhiều lắm, đặc biệt là bảng tra tỉ số L/Q (L là chiều dài tương đương của ống dẫn và các nhánh rẽ, Q là lưu lượng của không khí đi qua đoạn ống đó.
Ở đây mình cũng có vài bảng đủ để tính nhưng chưa có thời gian để kiểm chứng và cũng chưa có điều kiện Scan để gửi cho bạn ngay được mình sẽ gửi cho bạn sớm nhất có thể.
Thực ra thì khi tính toán tổn thất áp suất theo phương pháp ma sát đồng đều chúng ta cũng đã vận dụng phương pháp này mà không để ý đó thôi. Bạn thử để ý mà xem, nếu khi tính tổn thất áp suất để chọn quạt mà cột áp quạt phải chọn quá lớn thì bạn cũng phải thay đổi kích thước của ông nhánh và đoạn ống sau khi rẽ nhánh để có được hệ số trở lực cục bộ ở một giá trị hợp lý nhất.
Bac Herot thử nghiên cứu và thông tin lại cho anh em nhé.
Có chút kinh nghiệm nhỏ như vậy muốn chia sẻ.
Mong các bạn có nhiều kinh nghiệm hơn chỉ giáo nhé.
Regards,
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Phương pháp này dựa trên tổn thất trên mét chiều dài ống là không đổi, dựa vào lưu lượng và vận tốc tại từng thời điểm của gió mà tính được tiết diện của đường ồng
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Bạn thiensu49 nói vậy là phương pháp ma sát đồng đều(equal frictio) à. Herot đang nói về phương pháp phục hồi áp suất tĩnh(Static regain) đấy chứ. Không lẽ mình lại nhầm:woohoo:
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Sẳn đây xin mấy anh cho em hỏi (khỏi lập topic mới cho khỏi loảng). Em tính được tiết diện ống chính và nhánh phụ theo phương pháp ma sát đồng đều, nhưng lưu lương thực tế tại mỗi điểm ra lại không bằng nhau (Vd có 8 diểm ra, mỗi điểm 300l/s)
1. Đường ống cấp gió tại chổ có rẽ nhánh, tiết diện ống ta tính với lưu lượng và tổn thất áp suất trên 1 m ống vậy tiết diện chổ này là tiết diện ống dẫn không khí hay tiết diện ta mổ lỗ nối chân, nếu là tiết diện ống dẫn vậy ta mổ lỗ nối chân lớn hơn có ảnh hưởng tới lưu lượng không?
2. Đường ống hút củng vậy có một ống chính rẽ 2 nhánh và tại 2 diểm sử dụng ta gắn 2 chụp hút vậy lưu lượng hút lúc này phụ thuộc vào tiết diện chụp hút hay tiết diện ống rẽ nhánh
vd: nhánh 1 có D=0.5m , S chụp hút = 1m2
nhánh 2 có D=0.4 , S chụp hút = 1,5m2
Vậy lưu lượng qua nhánh 1 hay nhánh 2 lớn hơn

Em mới vào nghề nên kinh nghiệm còn non mong mấy anh và mấy chú chỉ dùm
Cám ơn nhiều
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Iết diện đó là đường ống nhánh, việc mổ ống góp lớn hay nhỏ sẽ hiện thỉ khả năng phân phối gió tốt hay xấu, có tiêu chuẩn đấy bạn à
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

Thanks bạn nhiều nha , nếu co thời gian bạn giải thích thêm dùm mình trên đường ống hút tiết diện tại miệng hút(hood) hay tiết diện ống quyết định lưu lượng của nhánh đó
Với lại bạn biết địa chỉ nào load mấy cái tiêu chuẩn (bằng tiếng việt) của VN củng được chỉ dùm mình với chứ TA o đọc o hiẻu lắm
 
Trả lời: Static Regain Method- Tinh toan Ong gio

chịu khó đọc tiếng anh đi nó chuẩn hơn so với tiếng việt. Tiết diện ống quyết định lưu lượng gió, còn miệng gió chỉ để phân phối gió tùy theo tốc độ để tránh ồn và tránh động suơng
 
Back
Bên trên