Thảo luận Sử dụng T cong trong thoát nước.

ngoctuan162

Thành Viên [LV 0]
Xin chào các anh chị em!

Mình có thắc mắc rằng trong hệ thống thoát nước mưa, nước thải ở các tòa nhà cao tầng thì sử dụng T cong (uPVC) kết nối từ trục đứng ra ống nhánh thì có ảnh hưởng gì đến vấn đề thủy lực không? Các anh chị đã làm công trình nào chuyên sử dụng T cong như vậy không ạ? Vì các công trình mình đã làm toàn sử dụng Y không thôi nên mọi người cho tham khảo với nhé ~X(~X(~X(. Thanks!!!!!:x

416001858_1312109732__mg_079000.JPG
 
mình làm điều hòa nên ko rõ lắm, mà bạn hỏi về tổn thất qua T này hay sao ? Ae mình chờ ng có kinh nghiệm vậy
 
mình làm điều hòa nên ko rõ lắm, mà bạn hỏi về tổn thất qua T này hay sao ? Ae mình chờ ng có kinh nghiệm vậy
Tại tớ đang gặp công trình (chung cư 38 tầng) nó thiết kế thoát nước kết nối từ trục đứng ra nhánh toàn sử dụng T cong nên tham khảo anh em cho chắc hehe.
 
Vẫn được nhé bạn tuy nhien nó k tốt bằng y+loi 45, mình đã làm dạng tê cong này rồi chả có vấn đề j cả, nhưng mình thấy rất ít công trình sài phần lớn vẫn là lơi + y
 
Tại tớ đang gặp công trình (chung cư 38 tầng) nó thiết kế thoát nước kết nối từ trục đứng ra nhánh toàn sử dụng T cong nên tham khảo anh em cho chắc hehe.

Vẫn được nhé bạn tuy nhien nó k tốt bằng y+loi 45, mình đã làm dạng tê cong này rồi chả có vấn đề j cả, nhưng mình thấy rất ít công trình sài phần lớn vẫn là lơi + y

Oke thanks bạn nhé!
 
1.png

Nếu cùng một kích thước và loại ống thoát nước.

Với Lơi + Y: K = 0.85
K (Y) = 0.45
K (lơi) = 0.4 (Cong đều)

Với T cong: K = 0.95 Do góc 90o (Cong đều) chưa kể còn phải lắp thêm một co xuống nữa.

Vì thế hệ số K trường hợp Y + Lơi thấp hơn --> Hệ số tổn thất cục bộ thấp hơn --> Trở lực thấp hơn --> Thoát nước tốt hơn.
 
Mình có ý kiến này các bạn xem thử.
Các Công thức tính trở kháng thủy lực - cơ học lưu chất mà bạn gnuh109 trích dẫn là đúng nhưng có lẽ bạn quên mất Điều kiện và mô hình áp dụng là cho dòng chảy tầng ổn định như là trong Hệ thống cấp nước chẳng hạn. Còn đối với mô hình thoát nước với chế độ dòng chảy gián đoạn (có thể là chảy rối)không ổn định thì việc áp dụng Công thức như thế này phải chăng là khiên cưỡng và chưa chắc đã cho kết quả khớp với thực tế!
Vài suy nghĩ nhỏ xin các bạn đóng góp thêm
 
1.png

Nếu cùng một kích thước và loại ống thoát nước.

Với Lơi + Y: K = 0.85
K (Y) = 0.45
K (lơi) = 0.4 (Cong đều)

Với T cong: K = 0.95 Do góc 90o (Cong đều) chưa kể còn phải lắp thêm một co xuống nữa.

Vì thế hệ số K trường hợp Y + Lơi thấp hơn --> Hệ số tổn thất cục bộ thấp hơn --> Trở lực thấp hơn --> Thoát nước tốt hơn.

Tổn thất thì mình đồng ý là dùng T cong tổn thất sẽ lớn hơn. Nhưng cái mình quan tâm nhất là dùng T cong cho toàn bộ phần kết nối trục đứng với trục ngang trong tòa nhà cao tầng có khả thi không và không biết có công trình nào thi công theo phương án như vậy chưa. Công trình mình đang làm do bên Sao Hỏa thiết kế. Theo kinh nghiệm mình đi thi công thì thường dùng T Cong trong trường hợp thoát nước ngoài ban công mà không đóng trần nên bị hạn chế cao độ thôi. Còn lại dùng Y + lơi hết.
 
Tất nhiên là dùng tê cong thì tổn thất sẽ lớn hơn và khả năng thoát nước sẽ kém hơn.Nhung trong 1 số TH khẩu độ không cho phép lên ngta co thể dùng tê cong thay thế Y
 
Back
Bên trên