Thảo luận Tại sao ống gió cần vật liệu chống cháy?

sam.ha

Thành Viên [LV 2]
theo tiêu chuẩn PCCC thì ống gió có cần phải dùng vật liệu chịu lửa trong vòng khoảng thời gian nhất định không? (45p,2h, 4h).
Mình đọc tài liệu thấy 1 số loại ống gió thì thấy các loại ống gió như: Ventilation fire ductwork, ống hút gió, ống tạo áp, ống khói nhà bếp. là cần phải sử dụng ống gió chịu lửa (ống gió chống cháy). Tức là phải sử dụng thêm một số loại vật liệu: Mineral wool (bông khoáng), calcium Silicat, lớp coating...
Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng chỉ cần tăng độ dày ống gió lên là được.
Nhờ các bác giúp là việc tăng độ dày như thế có đáp ứng không? hay phải dùng thêm vật liệu chống cháy như trên.
 
Theo TCVN 5687 thì độ dày ống gió phải chịu được nhiệt độ khói thiết kế là 300 độ. và chịu được 0,5h nếu hút thải từ hành lang và sảnh, o,75h nếu hút thải từ trong phòng trực tiếp, 0,25h nếu hút thải khí sau khi cháy. còn chưa có qui định độ dày ống tôn gió. TCVN 5687 có qui định độ dày nhưng là nhiệt độ < 80 độ. không đúng với nhiệt độ khói thiết kế. còn tiêu chuẩn CP của Sin thì có yêu cầu độ dày ống gió là 1.2mm cho tất cả các loại ống. chứ ko cần vật liệu chống cháy
 
Theo TCVN 5687 thì độ dày ống gió phải chịu được nhiệt độ khói thiết kế là 300 độ. và chịu được 0,5h nếu hút thải từ hành lang và sảnh, o,75h nếu hút thải từ trong phòng trực tiếp, 0,25h nếu hút thải khí sau khi cháy. còn chưa có qui định độ dày ống tôn gió. TCVN 5687 có qui định độ dày nhưng là nhiệt độ < 80 độ. không đúng với nhiệt độ khói thiết kế. còn tiêu chuẩn CP của Sin thì có yêu cầu độ dày ống gió là 1.2mm cho tất cả các loại ống. chứ ko cần vật liệu chống cháy
Cảm ơn bác Blackeyedpeas. Trong CP 13 của Singapore, Em có thấy là độ dày ống gió là 1.2mm cho tôn mạ kẽm, 0.9 cho inox hoặc vật liệu tương đương được chấp nhận.
 
Bạn cho hỏi là, nếu như tăng độ dày tole lên như thế, thì có đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật hay không nhỉ?
Nếu tăng lên thì tăng bao nhiêu là đủ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cho mình hỏi hiện nay với yêu cầu chống cháy cho ống gió hút khói, ống gió tầng hầm, các công trình đang thi công theo hướng nào: tăng độ dày tôn? sơn chống cháy? hay bọc bông khoáng?
 
Phương pháp thông gió tầng hầm không dùng ống dẫn, sử dụng jetfan được dùng nhiều hiện nay, quạt được treo trên trần hầm. Khoảng cách gió thổi P và lưu lượng gió có thể tra theo catalogue. Việc dùng loại quạt này chỉ dùng như là phương tiện vận chuyển, tức là nó dùng để hút và thổi khí thải trong tầng hầm ở những chổ khuất và khó bố trí ống. Nói cách khác nó có tác dụng vận chuyển và gom khí thải tầng hầm tới vị trí có thể đặt ống và quạt.

Nếu tầng hầm hình chữ nhật thì quá dễ để thiết kế. Nhưng trường hợp công trình khó bố trí, vướng dầm, trụ, phòng điện, xử lý nước thải, phòng bơm, thang máy ... sẽ có nhiều chổ khuất gió. Nếu dùng jetfan nhiều quá thì tốc độ khí trong hầm sẽ cao.

Trường hợp hầm nhỏ có thể dùng jetfan vận chuyển hết khí thải vào 1 chổ rồi dùng quạt hút hút ra. Nói chung là tùy thuộc vào công trình thôi, có công trình cần quạt hút mà không cần quạt cấp.
 
Phương pháp thông gió tầng hầm không dùng ống dẫn, sử dụng jetfan được dùng nhiều hiện nay, quạt được treo trên trần hầm. Khoảng cách gió thổi P và lưu lượng gió có thể tra theo catalogue. Việc dùng loại quạt này chỉ dùng như là phương tiện vận chuyển, tức là nó dùng để hút và thổi khí thải trong tầng hầm ở những chổ khuất và khó bố trí ống. Nói cách khác nó có tác dụng vận chuyển và gom khí thải tầng hầm tới vị trí có thể đặt ống và quạt.

Nếu tầng hầm hình chữ nhật thì quá dễ để thiết kế. Nhưng trường hợp công trình khó bố trí, vướng dầm, trụ, phòng điện, xử lý nước thải, phòng bơm, thang máy ... sẽ có nhiều chổ khuất gió. Nếu dùng jetfan nhiều quá thì tốc độ khí trong hầm sẽ cao.

Trường hợp hầm nhỏ có thể dùng jetfan vận chuyển hết khí thải vào 1 chổ rồi dùng quạt hút hút ra. Nói chung là tùy thuộc vào công trình thôi, có công trình cần quạt hút mà không cần quạt cấp.

dùng jetfan thì CS PCCC không chấp nhận thì phải
 
Mình đọc tài liệu thấy 1 số loại ống gió thì thấy các loại ống gió như: Ventilation fire ductwork, ống hút gió, ống tạo áp, ống khói nhà bếp. là cần phải sử dụng ống gió chịu lửa (ống gió chống cháy). Tức là phải sử dụng thêm một số loại vật liệu: Mineral wool (bông khoáng), calcium Silicat, lớp coating...
 
Back
Bên trên