Thông gió cho phòng in lụa

nghecotinh

Thành Viên [LV 0]
Chào các a chị trên diễn đàn!

Hiện tại e đag tính thông gió cho nhà xưởng, trong đó có phòng in lụa, nhưng mà không biết số lần đổi gió giờ theo tiêu chuẩn nào,khoảng bao nhiêu là hợp lý, để trong phòng không bị nặng mùi

theo tk thì có 1 đường gió tươi, 2 đường gió thải cho phòng in lụa và máy.vậy mình có cần tăng lưu lượng quạt của gió cấp bằng 2 đường gió thải trên không, để không khí được tuần hoàn tốt nhất.

Mong các giúp đỡ dùm em với vì em là dân ngoại đạo, cám ơn các bác nhiều.
 
Theo TCVN 5678 : 2010 thì đối với xí nghiệp nhà công nghiệp bội số trao đổi không khí ACH=6 lần.
Nguyên tắc của thông gió là tổng lưu lượng gió đi vào phòng bằng lưu lượng đi ra khỏi phòng. Tuần hoàn tốt hay không còn phụ thộc vào nhiều yếu tố : bố trí miệng hút miệng thổi, số lượng, kiểu miệng...

Nếu không có chuyên môn về Điều hòa thông gió thì hơi khó để thiết kế tốt. Bạn nên để việc này cho đúng người có chức năng :)
Nếu muốn được tư vấn thêm thì có thể gửi thêm nhiều thông số kèm theo bản vẽ sơ bộ để anh em có thể giúp đỡ bạn.
 
Theo ASHRAE 62.1 - 2010, phòng in (Printings room), thì tốc độ thông gió tối thiểu là 2.5L/s.m2.
Về phần cân bằng gió, nếu lưu lượng gió cấp vào phòng (SA) < lưu lượng gió hút ra (EA) (theo tính toán) thì thôi.:D
Còn nếu SA > EA, thì chọn quạt hút có lưu lượng theo SA.
P/s: Theo mình nếu tính theo ACH = 6 như bạn bluster nói, thì giả sử phòng in có kích thước (4 x 5 x 3 m) (Cần lưu ý phòng in chứ không phải thông gió cho nhà xưởng nhé) thì bạn phải cần tới 360m3/h trong khi cái phòng có 20m2, thay vì tính theo Ashrae thì chỉ có 180m3/h. Cái này cần phải xem lại.
 
Theo ASHRAE 62.1 - 2010, phòng in (Printings room), thì tốc độ thông gió tối thiểu là 2.5L/s.m2.
Về phần cân bằng gió, nếu lưu lượng gió cấp vào phòng (SA) < lưu lượng gió hút ra (EA) (theo tính toán) thì thôi.:D
Còn nếu SA > EA, thì chọn quạt hút có lưu lượng theo SA.
P/s: Theo mình nếu tính theo ACH = 6 như bạn bluster nói, thì giả sử phòng in có kích thước (4 x 5 x 3 m) (Cần lưu ý phòng in chứ không phải thông gió cho nhà xưởng nhé) thì bạn phải cần tới 360m3/h trong khi cái phòng có 20m2, thay vì tính theo Ashrae thì chỉ có 180m3/h. Cái này cần phải xem lại.

Mình đồng ý với bạn quangvinh6886 là hiện nay tính theo TCVN lưu lượng thông gió rất cao so với 1 số tiêu chuẩn nước ngoài khác. Sống ở đâu theo lệ đấy vậy :)
 
Dear Bluster
Không phải TCVN không phù hợp, mà đề bài người ta hỏi thông gió cho phòng in. Bạn đem cái ACH cho nhà xưởng, tính cho cái phòng sao phù hợp. Nhìn kết quả tính sơ bộ đã thấy không hợp lý rồi. Còn nếu thông gió cho nhà xưởng thì xài ASHRAE hay TCVN nó cũng chẳng chênh lệch mấy. :D
 
Dear Bluster
Không phải TCVN không phù hợp, mà đề bài người ta hỏi thông gió cho phòng in. Bạn đem cái ACH cho nhà xưởng, tính cho cái phòng sao phù hợp. Nhìn kết quả tính sơ bộ đã thấy không hợp lý rồi. Còn nếu thông gió cho nhà xưởng thì xài ASHRAE hay TCVN nó cũng chẳng chênh lệch mấy. :D

Cái phòng in này lại nằm trong 1 cái nhà xưởng. Mà đây là phòng in lụa. Nó khác với cái Printing room ở trong ASHRAE mà bạn nói đấy.
 
Theo mình dụng tiêu chuẩn Việt Nam ( tcvn) vấn đề sử dụng như thế nào thôi ( vì tcvn vẫn còn sơ sài )MÌnh thắc mắc vấn đề như bạn ngheocotinh đã đưa ra:
1. bạn Nói là nhà xưởng và phòng in là 1 phần của nhà xưởng hay nhà xưởng chỉ để in lụa, kích thước của nó thế nào.
2. Printing room ở trong ASHRAE nó có giống với kiểu phòng in lụa không.
3. Sự độc hại của quá trình in lụa, tùy vào kiểu in có các loại mực khác nhau từ đó đánh giá được mức độc hại của quá trình in nó khác với quá trình in tài liệu ở văn phòng.
4. Bạn cấp gió tươi cho nhân viên hoạt động trong phòng in đó hay cấp gió tươi với cả mục đích giải nhiệt trong quá trình in...
 
Gởi bác R717,trước hết xin cám ơn các bác đã tư vấn cho em.Em xin trả lời câu hỏi của bác:
1. Nhà xưởng trong đó có phòng in lụa, hiện tại đã có 1 phòng khoảng 200m2, bây giờ nhà máy muốn mở rộng thêm 10m nữa, có nghĩa là cái phòng mới rộng khoảng 150m2,và bỏ vách ngang giữa phòng mới và phòng cũ.
4.gió tươi cho nhân viên hoạt động trong phòng in và để thông thoáng phòng.

Xin bổ sung với các bác là phòng cũ hoạt động rất nặng mùi, tk cũ quạt cấp và quạt hút có cùng lưu lượng 6000 m3/h.quạt hút cho máy phòng in lụa là 1500m3/h

Các bác tư vấn làm phòng mới không bị nặng mùi vì nó chịu ảnh hưởng mùi của phòng cũ sang nữa.

XIN CÁM ƠN
 
CHÀO BẠN.. MÌNH CHỈ GỢI Ý NHỮNG VẤN ĐỀ SAU THÔI. Cần những người có kinh nghiệm hơn về cái này hơn trợ giúp tốt nhất, bạn nên cần người có kinh nghiệm cùng chuyên môn thì tốt hơn.
1. theo TCVN thi xí nghiệp nhà công nghiệp bội số trao đổi không khí lớn hơn 6 lần. nếu lấy =6, xưởng cao 4 m chẳng hạn 200x4x6= 4800 m3/h vậy chọn 6000 m3/h vẫn có mùi, đặt ra vấn đề:
01. quá trình thiết kế, vị trí đặt miệng hút, cùng miệng thổi, tổn thất áp suất tính toán thế nào có đáp ứng được lưu lượng hút cũng như miệng thổi...
02. Việc đánh giá quá trình in lụa, độc hại như thế nào? mình được biết quá trình in lụa cũng khá độc hại. nên không thể áp dụng thông gió cơ khí được. nên để khử độc tốt nhất là đặt các phễu hút cục bộ tại vị trí máy. và cấp gió tươi tại vị trí công nhân làm việc
 
Gởi bác R717,trước hết xin cám ơn các bác đã tư vấn cho em.Em xin trả lời câu hỏi của bác:
1. Nhà xưởng trong đó có phòng in lụa, hiện tại đã có 1 phòng khoảng 200m2, bây giờ nhà máy muốn mở rộng thêm 10m nữa, có nghĩa là cái phòng mới rộng khoảng 150m2,và bỏ vách ngang giữa phòng mới và phòng cũ.
4.gió tươi cho nhân viên hoạt động trong phòng in và để thông thoáng phòng.

Xin bổ sung với các bác là phòng cũ hoạt động rất nặng mùi, tk cũ quạt cấp và quạt hút có cùng lưu lượng 6000 m3/h.quạt hút cho máy phòng in lụa là 1500m3/h

Các bác tư vấn làm phòng mới không bị nặng mùi vì nó chịu ảnh hưởng mùi của phòng cũ sang nữa.

XIN CÁM ƠN
Có nhu cầu Quạt công nghiệp tại Miền Bắc bạn liên hệ với mình nhé.
Cảm ơn bạn
 
Back
Bên trên