Thiết bị đóng cắt

sondhbk

Thành Viên [LV 0]
Mấy anh bên VNK cho hỏi :Dòng cắt và dòng định mức của aptomat biết chọn ra sao? Để khi thi công tránh được hiện tượng aptomat nhảy khi đóng tải
 
Dear sondhbk !
Chọn thông số của thiết bị đóng cắt là một yêu cầu quan trọng của bất kỳ một hệ thống điện nào .Với aptomat chức năng chính là bảo vệ quá tải và bảo vệ ngắn mạch cho tải .
aptomat.jpg
Chọn định mức dòng điện aptomat hạ thế theo nguyên tắc: IB < In < Iz Với: IB là dòng điện làm việc lớn nhất của các thiết bị điện cần bảo vệ. Iz là dòng giới hạn cho phép của dây dẫn.
Thông thường chọn giá trị dòng định mức của aptomat lớn hơn giá trị dòng làm việc khoảng 20%. Hiện tượng xảy ra do sau khi có điện trở lại, tất cả thiết bị điện khởi động cùng lúc, các thiết bị có công suất lớn như: máy điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt cùng khởi động, nên tổng dòng là rất lớn từ 3-10 lần so với lúc hoạt động ổn định tác động đến aptomat bảo vệ. Vì thế khi bị cúp điện nên ngắt tất cả các thiết bị điện có công suất lớn, sau khi có điện trở lại mới khởi động lại từng thiết bị trên nếu có nhu cầu.
Chức năng
aptomat là khí cụ điện đƣợc sử dụng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn
mạch, thấp áp, … cho thiết bị điện.
Cấu tạo
Cấu tạo của aptomat có các bộ phận chính sau:
a) Tiếp điểm
aptomat thƣờng có 2 đến 3 loại tiếp điểm, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang.
Với các aptomat nhỏ thì không có tiếp điểm phụ. Tiếp điểm thƣờng đƣợc làm bằng vật
liệu dẫn điện tốt nhƣng chịu đƣợc nhiệt độ do hồ quang sinh ra, thƣờng làm hợp kim Ag-W,Cu-W
hoặc . Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang đóng trƣớc, tiếp theo là
tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngƣợc lại, tiếp điểm chính
mở trƣớc, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Nh ƣ vậy hồ
quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ đƣợc tiếp điểm chính. Tiếp điểm
phụ đƣợc sử dụng để tránh hồ quang cháy lan sang làm hỏng tiếp điểm chính.
b) Hộp dập hồ quang
Thƣờng sử dụng những tấm thép chia hộp thành nhiều ngăn cắt hồ quang thành nhiều
đoạn ngắn để dập tắt.
Các móc bảo vệ
a) Móc bảo vệ dòng cực đại
Để bảo vệ thiết bị điện khỏi 3 bị quá tải, đặc tính A-s của móc bảo vệ phải nằm dƣới
đặc tính A-scủa thiết bị cần bảo vệ. Cuộn hút điện từ đƣợc mắc nối tiếp với thiết bị.
Khi dòng điện vƣợt quá giá trị cho phép thì tấm thép động 2 bị hút, cần chủ động
đƣợc kéo lên, lò xo 6 kéo cần bị động ra, tiếp điểm mở ra ngắt mạch điện qua thiết bị.
b) Móc bảo vệ kiểu rơ-le nhiệt
Kết cấu này rất đơn giản nhƣ rơ-le nhiệt bao gồm phần tử nung nóng mắc nối tiếp với
mạch chính, tấm kim loại (bi-metal) giản nở nhả móc ngắt tiếp điểm khi dòng điện qua
thiết bị thiết bị lớn. Nhƣợc điểm của loại này là quán tính nhiệt lớn.
c) Móc bảo vệ thấp áp
Cuộn hút mắc song song với mạch điện chính, khi điện áp thấp, lực hút của cuộn hút
giảm yếu hơn lực lò xo 3, móc 4 bị kéo lên, lò xo 6 kéo tiếp điểm aptomat ra.
Các thông số kỹ thuật cơ bản
- Điện áp định mức : là giá trị điện áp làm việc dài hạn của thiết bị điện đƣợc
aptomat đóng ngắt.
- Dòng điện định mức : là dòng điện làm việc lâu dài của aptomat, thƣờng dòng
định mức của aptomat bằng 1.2-1.5 lần dòng định mức của thiết bị đƣợc bảo vệ.
- Dòng điện tác động I là dòng aptomat tác động, tuỳ thuộc loại phụ tải mà tính
chọn tác động khác nhau. Với động cơ điện không đồng bộ pha rotor lồng sóc thì
thƣờng Itd=1.2-1.5 It, với It làaptomat bảo vệ đƣợc thiết bị thì đặc
tính A-s của aptomat phải thấp hơn đặc tính A-s của thiết bị.
 
Re: HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH NHANH TIẾT DIỆN CỦA DÂY DẪN

Tính tiết điện dây dẫn
Xin chú ý với cáp thì cách tính sẽ đòi hỏi những yếu tố nghiêm ngặt hơn với dây dẫn mạng điện 1 pha ta tính toán như sau:

Đối với dây đồng:
Mật độ dòng điện tối đa cho phép J = 6A/mm², tương đương 1,3kW/mm², Dòng điện làm việc (A) 2,5A/mm²
Đối với dây nhôm:
Mật độ dòng điện tối đa cho phép J = 4,5 A/mm²., tương đương 1 kW/mm².
Ví dụ:
1. Tổng công suất các thiết bị điện dùng đồng thời trong gia đình P = 3 kW. Nếu dùng dây đồng làm trục chính trong gia đình thì mỗi pha phải có tiết diện (s) tối thiểu:
s = P / J
s = 3 kW/1,3 kW/mm² = 2,3mm².
Vậy tiết diện tối thiểu của dây điện đường trục chính trong gia đình là 2,3mm².
Trên thị trường có các loại dây cỡ 2,5mm² và 4mm². Để dự phòng phát triển phụ tải nên sử dụng cỡ dây 4mm².
2. Dây nhánh trong gia đình (dây di động) từ ổ cắm điện hoặc công tắc điện đến đèn, quạt, ti vi, tủ lạnh hoặc các thiết bị khác có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loạt 1 dây là dây súp mềm, tiết diện 2×1,5mm². Các dây di động dùng cho bếp điện, lò sưởi… có công suất từ 1kW đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2×2,5mm² để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ. Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tuỳ theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như trên đã hướng dẫn.
 
Back
Bên trên