Công Nghiệp Thiết kế cho Data Center

Trả lời: Thiết kế cho Data Center : Tính toán nguồn nhiệt trong trung tâm dữ liệu.

Chào các a em,

Mình viết tiếp về phương pháp luận tính toán, thiết kế nguồn nhiệt cho phù hợp:

Nguồn nhiệt trung tâm dữ liệu:
- Nguồn nhiệt máy chủ
- Nguồn nhiệt \"chạm sàn\"
- Nguồn nhiệt phụ.

Công việc đầu tiên là phải có bản vẽ sơ đồ bố trí tủ rack với các khối chức năng phát thảo.

1. Nguồn nhiệt máy chủ:
Nguồn nhiệt máy chủ là nguồn nhiệt chính sinh ra trong trung tâm dữ liệu và có đặc thù biến động khá đặc biệt.
Thời kỳ trước năm 2001, mỗi máy chủ có thể có bộ nguồn 1000Watt, và một tủ rack 42U người ta có thể đặt vào đó gần 10 - 15 máy chủ nhưng tổng công suất của máy chủ rất hiếm khi nào đạt qua mức 3kW/rack (tính bình quân) vì thực tế các ứng dụng sử dụng đến máy chủ không liên tục dẫn đến máy chủ hiếm khi nào đạt đến tối đa công suất đó.

Kể từ sau này, nguồn máy chủ liên tục nâng cao công nghệ vi xử lý và để tận dụng tối đa năng lực tính toán người ta đã đưa ra khái niệm \"ảo hóa máy chủ\" - một máy chủ phần cứng có thể đảm nhiệm chức năng của rất nhiều máy chủ ảo bên trong. Vì vậy dẫn đến các máy chủ hoạt động thường xuyên liên tục và lên xuống mạnh hơn rất nhiều.

Khi đó ra đời các khái niệm mật độ phải tính theo rack, hoặc tính theo bình quân ở mật độ công suất vừa, công suất cao ...

Máy chủ được thiết kế làm việc hoàn hảo ổn định ở điều kiện nhiệt độ : 20 - 22oC, độ ẩm từ 45 - 55%. Lý do sâu xa của việc này là công nghệ bán dẫn phát triển đầu tiên ở các nước ôn đời và các thiết bị điện tử được thiết kế phân cực tối ưu ở điều kiện 20oC - 25oC ở các nước này. (Công nghệ Silic). Hoặc lạnh hơn dưới 16oC (công nghệ Gali - dùng ở các nước thuộc Liên Xô cũ).

Thiết kế máy lạnh tốt cho máy chủ phải đảm bảo được:
- Cấp luồng khí lạnh thích hợp (với thông số gần với trên) đến tận nơi máy chủ.
- Cấp đủ lưu lượng khí giải nhiệt cho máy chủ.

Hầu hết các máy chủ loại cổ điển cần lưu lượng khoảng 160CFM/kW nhiệt ở điều kiện 20 - 25oC).
Máy chủ công suất cao cần 106CFM/kW nhiệt. Ở nhiệt độ thấp hơn thì CFM cần sẽ thấp hơn nhưng thấp quá sẽ có hại cho máy chủ nên điều cần thiết phải đảm bảo là:
Nhiệt độ độ ẩm ổn định
Lưu lượng gió cấp đến phải đảm bảo.

(CFM = Cubic per minute)
------------------------------------------------
Tính toán nhiệt cho từng tủ rack:
Dựa trên ứng dụng hoặc hoạt động sẽ có thể gặp mà lựa chọn cấu hình KW/rack cho phù hợp.

Tôi thường lựa chọn các cấu hình sau:
Tủ rack mạng : 1- 3kW/rack (tuỳ số lượng thiết bị)
Tủ rack server lưu trữ off line: 2- 4kW/rack.
Tủ rack server lưu trữ trực tuyến: 4 - 20kW/rack (hiếm khi người ta lưu trữ online tập trung tất cả một lúc mà thường chia ra vì vậy lấy giá trị 5kW là ổn).
Tủ rack server chạy cơ sở dữ liệu: 5 - 20kW/rack
Tủ rack server chạy các ứng dụng người dùng: 5-20kW/rack.

Từ đó sẽ tính được lưu lượng khí lạnh cần đạt đến ở mỗi tủ rack và nhiệt lạnh cần cung cấp tương ứng. Ghi chú trực tiếp thông số này lên trên sơ đồ phát thảo.

Vd: Tủ rack A1 : 2kW@12hrs (212CFM) 4kW@8hrs (424CFM) 5kW@4hrs (530CFM)

------------------------------------------------
Tính tổng nguồn lạnh và công suất gió cần thiết để cho ra các thông số ở mức

- Mức nền (giữ ổn định không bao giờ thấp hơn).
- Mức trung bình dài hạn (giữ ổn định dài hạn)
- Mức đỉnh (cao).
(Tham khảo bài viết trước của mình để nắm rõ đặc trưng tính toán của các loại trung tâm dữ liệu)

==> Lựa công suất tối thiểu để 01 hệ máy cung cấp phần nền (đôi khi không cần các chủng loại biến tần,... không cần thiết). 01 hệ cung cấp trung bình (máy lạnh có mạch lạnh đôi, máy nén kép .. là thích hợp) và 01 hệ cung cấp phủ đỉnh (máy lạnh có máy nén, quạt gió biến tần đáp ứng nhanh theo sự tăng nhiệt của tải).

==> Bố trí máy lạnh vào sơ đồ

==> Tính các tổn thất: \"chạm sàn\" (tường vách, khử ẩm ...)tương tự cách tính với các loại máy lạnh thường, tính thêm tổn thất do áp lực gió giảm.

==> Bố trí thêm các phụ kiện làm giảm tổn thất công suất (quạt tăng áp, lót cách nhiệt tốt ...).Lưu ý nếu gắn thêm quạt hoặc các nguồn nhiệt khác trong phòng thì phải tính đó là một lượng nhiệt cần phải để ý.

==> Tái xác định công suất thiết kế lớn hơn để bù đắp các tổn thất.

Đưa ra giá phát thảo. Và thử lại với khoảng 2 phương án khác, so sánh và lựa chọn.

KINH NGHIỆM:

- Sàn đục lỗ thông gió khong bao giờ cung cấp quá 300CFM/tấm (=tủ rack) kể cả khi máy lạnh rất mạnh trừ khi được lắp quạt tăng cường hoặc dùng nhiều tấm hơn.
- Lắp VCD điều chỉnh tay khá tốt với tải ổn định theo thời gian, nhưng khi máy lạnh chạy xoay vòng (nghỉ/chạy) hoặc tải thay đổi sẽ làm lưu lượng gió bị giảm.
- Máy lạnh bố trí để cấp gió lạnh đến tủ rack công suất cao ở mức trở lực càng ngắn càng tốt.
- Ở mức biến động nhiệt thấp, sử dụng các công nghệ cao (máy biến tần, quạt điều tốc, hệ thống điều chỉnh gió tinh vi) sẽ đắt tiền và không hiệu quả trừ khi chủ đầu tư ưa thích hoặc có thể sẽ tăng nguồn nhiệt không xác định trong tương lai.==>Chọn máy lạnh lớn để phủ lấp các khó khăn do tính toán phức tạp gây ra đối với các diện tích nhỏ biến động ít.
- Kiểm tra thật kỹ thông số kỹ thuật (thường kèm điều kiện), đảm bảo thiết bị được chọn có đủ các option để đạt được thông số cần thiết.
- Xem xét điều kiện vận chuyển vào phòng IT, lắp dàn nóng, hoặc chiller (tương tự các yêu cầu với máy lạnh thường).
- Chia nhỏ phòng lớn ra nhiều phòng nhỏ hơn 10x10 để tính toán đơn giản bớt phức tạp.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Nhờ các bạn cho công thức tính công suất lạnh cho DC giúp mình với.
Giả sử cho diện tích sàn của tầng là x m2.
Có tất cả 220 rack 42U.
Còn cần thông số gì các bạn chỉ giúp.
Tính một cách tương đối, không cần chính xác lắm (dư 1 tý cũng ok)
Cam ơn các bạn.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Dear các bác.
Hôm nay em xin mạn phép các bác bàn về vấn đề N, N+1, 2(N+1).
Như các bác đã biết chi phí đầu tư cho hạ tầng trung tâm dữ liệu chiếm khá lớn( Khoảng 40%)tổng chi phí. Do yêu cầu đặc biệt của DC là vận hành liên tục 24/7. Xác xuất sảy ra sự cố làm gián đoạn hoạt động của DC là nhỏ nhất có thể. Do đó các chế độ N, N+1, 2(N+1) ra đời.
Thuật ngữ trên đề cập tới tính dự phòng của thiết bị
1. Chế độ N: Không có dự phòng.
Chế độ đơn giản nhất, chi phí thấp nhất. Ở chế độ này không có thiết bị dự phòng. Trong trường hợp 1 thiết bị ( UPS, Máy lạnh, ...)hư hỏng hoặc bảo trì thì toàn bộ DC sẽ bị gián đoạn.
Chế độ này áp dụng cho các thiết bị IT có 1 nguồn cung cấp.
2. Chế độ N+1: Có dự phòng.
Chế độ này các thiết bị trong DC( UPS, máy lạnh, máy phát điện) đều có dự phòng, trong trường hợp bảo trì bảo dưỡng hoặc hỏng hóc thiết bị IT vẫn hoạt động bình thường.
Chế độ này áp dụng cho tất cả thiết bị IT nguồn đôi và nguồn đơn.
Với chế độ này chi phí khá lớn.
3. Chế độ 2(N+1): Có dự phòng
Chế độ này cung cấp 2 nguồn độc lập nhau. Mỗi nguồn hoạt động với chế độ N+1. Trong đó một nhánh hoạt động và một nhánh back-up. Chế độ này nâng cấp từ chế độ N+1.
4. Chế độ N+2: Có dự phòng.
Đây là chế độ được cho là tối ưu nhất. Bản thân nhánh 1 đã có chế độ là N+1, nhưng nhánh 2 lại để dự phòng cho nhánh 1. Chi phí đầu tư cao. Xác xuất sảy ra sự cố làm gián đoạn hoạt động của DC rất thấp.

Thực tế ở VIET NAM chúng ta xây dựng DC dựa trên chế độ N và N+1

Xuan Loi: 083 9973955
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Theo ý kiến của mình thực ra khái niệm N, N+1 hay 2(N+1) , 2N hay 2N+1 hoặc N+2 ... không chỉ áp dụng cho nguồn mà rất là rộng.

Định nghĩa theo tiêu chuẩn Tier của Uptime Ins và TIA 942 khá khác nhau tuy nhiên có thể nói ngắn gọn thế này:

N là các thành phần trọng yếu đóng vai trò chính (active)

con số N+x , với chỉ số x là thành phần dự phòng dư (redundancy) ở trạng thái standby.
------------- Ví dụ điển hình ------------------------
Xét về đường mạng, đường truyền dẫn. Giả sử cần một hệ thống mạng có năng lực 7Mb với năng lực đường truyền cơ bản 1.4Mb tương ứng với N=5.

Hệ thống 5 đường 1.4Mb active (N=5) = mạng có lưu tốc 7Mb thì không có đường dự phòng nếu nó có thêm 1 đường 1.4Mb (ở trạng thái chờ) thì gọi là 5+1. Đây là cấu hình N+1.
(Tương tự vậy với các khái niệm đường thoát hiểm, thoát nước, số lượng máy lạnh, máy phát ...., công suất máy lạnh, máy phát ... server ...)

Nếu chỉ cần mạng có cấu hình 7Mb mà sử dụng đến 10 đường truyền thường trực (active) 1.4Mb. Nghĩa là cả 10 đường đều sử dụng với 50% khả năng và cung cấp ra băng thông 7Mb thì gọi là cấu hình 2*5 hay còn gọi là 2N chứ không phải là N+5

Nếu sử dụng 12 đường truyền dẫn 1.4Mb để tạo lập ra mạng 7Mb với cấu hình cả 10 đường chạy activate và 2 dự phòng dư (không dùng) thì ta gọi là 2*10 + 2*1 = 2(N+1).

NHƯNG NẾU TA THAY ĐỔI NĂNG LỰC ĐƠN VỊ CƠ BẢN LÀ 700KB thì N lúc này là N =10.

----------------------------------------------------------

Ở cấu hình N=1 rất dễ nhầm lẫn giữa các khái niệm N+1 , 2N.
Vấn đề phải chọn đơn vị cơ bản , cụ thể là
N tính theo số lượng hay theo công suất (tuỳ thiết bị)

Và năng lực cơ bản

---------------------------------------------------------
Về tư vấn thông thường các hệ thống quá phức tạp sẽ tăng chi phí rất cao và dẫn đến không hiệu quả do công tác thiết kế, triển khai và vận hành phức tạp.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Chào các anh em!
Hiện tại mình đang lam bên Emerson Network Power. Bên mình chuyên cung cấp giải pháp, thiết bị cho các trung tâm dữ liệu như: UPS, điều hòa chính xác, acquy, nguồn DC, thiết bị tủ bảng điện, hệ thống rò rỉ chất lỏng... Về phần tính toán công suất điều hòa các bác đã chỉ hêt rồi. Bên em đã làm nhiều các công trình CMC, VCB, FPT, Viettel, Techcombank.... Phần tài liệu bác nào cần hay mail cho em cũng được. Địa chỉ mail: [email protected].
 
Ðề: Thiết kế cho Data Center

@ Cac bac.
Bên em cuối tháng có tham gia triển lãm VN TELECOMP

Ngày 17-20/11/2010 Triễn lãm VN Telecomp 2010 từ ngày 17 – 20/ 11/ 2010 tại tòa nhà SECC Q.7, Tp. HCM

Bác nào quan tâm, tìm hiểu và đang làm bên lĩnh vực HẠ TẦNG TRUNG TÂM DỮ LIỆU đến tham quan gian giới thiệu sản phẩm và cùng nhau trao đổi công nghệ.
Công ty TNHH Liên Doanh GLOBAL-SITEM
Sẽ rất vui và vinh dự được trao đổi với các bác.
Do thời gian gấp cũng như không có số Phone liên lạc với các bác nên không thể gởi thư mời. Các bác thông cảm nha.
Nếu cần hỗ trợ bất cứ thông tin gì các bác liên hệ với em nha 24/24.
 
Ðề: Thiết kế cho Data Center

@ Cac bac.
Bên em cuối tháng có tham gia triển lãm VN TELECOMP

Ngày 17-20/11/2010 Triễn lãm VN Telecomp 2010 từ ngày 17 – 20/ 11/ 2010 tại tòa nhà SECC Q.7, Tp. HCM

Bác nào quan tâm, tìm hiểu và đang làm bên lĩnh vực HẠ TẦNG TRUNG TÂM DỮ LIỆU đến tham quan gian giới thiệu sản phẩm và cùng nhau trao đổi công nghệ.
Công ty TNHH Liên Doanh GLOBAL-SITEM
Sẽ rất vui và vinh dự được trao đổi với các bác.
Do thời gian gấp cũng như không có số Phone liên lạc với các bác nên không thể gởi thư mời. Các bác thông cảm nha.
Nếu cần hỗ trợ bất cứ thông tin gì các bác liên hệ với em nha 24/24.

Hi anh Lợi ! Em Nghĩa bên SEKISUI đây ! Cùng tình cờ thấy anh trên 4rum này !
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center : Tính toán nguồn nhiệt trong trung tâm dữ liệu.

Chào các a em,

Mình viết tiếp về phương pháp luận tính toán, thiết kế nguồn nhiệt cho phù hợp:

Nguồn nhiệt trung tâm dữ liệu:
- Nguồn nhiệt máy chủ
- Nguồn nhiệt \"chạm sàn\"
- Nguồn nhiệt phụ.

Công việc đầu tiên là phải có bản vẽ sơ đồ bố trí tủ rack với các khối chức năng phát thảo.

1. Nguồn nhiệt máy chủ:
Nguồn nhiệt máy chủ là nguồn nhiệt chính sinh ra trong trung tâm dữ liệu và có đặc thù biến động khá đặc biệt.
Thời kỳ trước năm 2001, mỗi máy chủ có thể có bộ nguồn 1000Watt, và một tủ rack 42U người ta có thể đặt vào đó gần 10 - 15 máy chủ nhưng tổng công suất của máy chủ rất hiếm khi nào đạt qua mức 3kW/rack (tính bình quân) vì thực tế các ứng dụng sử dụng đến máy chủ không liên tục dẫn đến máy chủ hiếm khi nào đạt đến tối đa công suất đó.

Kể từ sau này, nguồn máy chủ liên tục nâng cao công nghệ vi xử lý và để tận dụng tối đa năng lực tính toán người ta đã đưa ra khái niệm \"ảo hóa máy chủ\" - một máy chủ phần cứng có thể đảm nhiệm chức năng của rất nhiều máy chủ ảo bên trong. Vì vậy dẫn đến các máy chủ hoạt động thường xuyên liên tục và lên xuống mạnh hơn rất nhiều.

Khi đó ra đời các khái niệm mật độ phải tính theo rack, hoặc tính theo bình quân ở mật độ công suất vừa, công suất cao ...

Máy chủ được thiết kế làm việc hoàn hảo ổn định ở điều kiện nhiệt độ : 20 - 22oC, độ ẩm từ 45 - 55%. Lý do sâu xa của việc này là công nghệ bán dẫn phát triển đầu tiên ở các nước ôn đời và các thiết bị điện tử được thiết kế phân cực tối ưu ở điều kiện 20oC - 25oC ở các nước này. (Công nghệ Silic). Hoặc lạnh hơn dưới 16oC (công nghệ Gali - dùng ở các nước thuộc Liên Xô cũ).

Thiết kế máy lạnh tốt cho máy chủ phải đảm bảo được:
- Cấp luồng khí lạnh thích hợp (với thông số gần với trên) đến tận nơi máy chủ.
- Cấp đủ lưu lượng khí giải nhiệt cho máy chủ.

Hầu hết các máy chủ loại cổ điển cần lưu lượng khoảng 160CFM/kW nhiệt ở điều kiện 20 - 25oC).
Máy chủ công suất cao cần 106CFM/kW nhiệt. Ở nhiệt độ thấp hơn thì CFM cần sẽ thấp hơn nhưng thấp quá sẽ có hại cho máy chủ nên điều cần thiết phải đảm bảo là:
Nhiệt độ độ ẩm ổn định
Lưu lượng gió cấp đến phải đảm bảo.

(CFM = Cubic per minute)
------------------------------------------------
Tính toán nhiệt cho từng tủ rack:
Dựa trên ứng dụng hoặc hoạt động sẽ có thể gặp mà lựa chọn cấu hình KW/rack cho phù hợp.

Tôi thường lựa chọn các cấu hình sau:
Tủ rack mạng : 1- 3kW/rack (tuỳ số lượng thiết bị)
Tủ rack server lưu trữ off line: 2- 4kW/rack.
Tủ rack server lưu trữ trực tuyến: 4 - 20kW/rack (hiếm khi người ta lưu trữ online tập trung tất cả một lúc mà thường chia ra vì vậy lấy giá trị 5kW là ổn).
Tủ rack server chạy cơ sở dữ liệu: 5 - 20kW/rack
Tủ rack server chạy các ứng dụng người dùng: 5-20kW/rack.

Từ đó sẽ tính được lưu lượng khí lạnh cần đạt đến ở mỗi tủ rack và nhiệt lạnh cần cung cấp tương ứng. Ghi chú trực tiếp thông số này lên trên sơ đồ phát thảo.

Vd: Tủ rack A1 : 2kW@12hrs (212CFM) 4kW@8hrs (424CFM) 5kW@4hrs (530CFM)

------------------------------------------------
Tính tổng nguồn lạnh và công suất gió cần thiết để cho ra các thông số ở mức

- Mức nền (giữ ổn định không bao giờ thấp hơn).
- Mức trung bình dài hạn (giữ ổn định dài hạn)
- Mức đỉnh (cao).
(Tham khảo bài viết trước của mình để nắm rõ đặc trưng tính toán của các loại trung tâm dữ liệu)

==> Lựa công suất tối thiểu để 01 hệ máy cung cấp phần nền (đôi khi không cần các chủng loại biến tần,... không cần thiết). 01 hệ cung cấp trung bình (máy lạnh có mạch lạnh đôi, máy nén kép .. là thích hợp) và 01 hệ cung cấp phủ đỉnh (máy lạnh có máy nén, quạt gió biến tần đáp ứng nhanh theo sự tăng nhiệt của tải).

==> Bố trí máy lạnh vào sơ đồ

==> Tính các tổn thất: \"chạm sàn\" (tường vách, khử ẩm ...)tương tự cách tính với các loại máy lạnh thường, tính thêm tổn thất do áp lực gió giảm.

==> Bố trí thêm các phụ kiện làm giảm tổn thất công suất (quạt tăng áp, lót cách nhiệt tốt ...).Lưu ý nếu gắn thêm quạt hoặc các nguồn nhiệt khác trong phòng thì phải tính đó là một lượng nhiệt cần phải để ý.

==> Tái xác định công suất thiết kế lớn hơn để bù đắp các tổn thất.

Đưa ra giá phát thảo. Và thử lại với khoảng 2 phương án khác, so sánh và lựa chọn.

KINH NGHIỆM:

- Sàn đục lỗ thông gió khong bao giờ cung cấp quá 300CFM/tấm (=tủ rack) kể cả khi máy lạnh rất mạnh trừ khi được lắp quạt tăng cường hoặc dùng nhiều tấm hơn.
- Lắp VCD điều chỉnh tay khá tốt với tải ổn định theo thời gian, nhưng khi máy lạnh chạy xoay vòng (nghỉ/chạy) hoặc tải thay đổi sẽ làm lưu lượng gió bị giảm.
- Máy lạnh bố trí để cấp gió lạnh đến tủ rack công suất cao ở mức trở lực càng ngắn càng tốt.
- Ở mức biến động nhiệt thấp, sử dụng các công nghệ cao (máy biến tần, quạt điều tốc, hệ thống điều chỉnh gió tinh vi) sẽ đắt tiền và không hiệu quả trừ khi chủ đầu tư ưa thích hoặc có thể sẽ tăng nguồn nhiệt không xác định trong tương lai.==>Chọn máy lạnh lớn để phủ lấp các khó khăn do tính toán phức tạp gây ra đối với các diện tích nhỏ biến động ít.
- Kiểm tra thật kỹ thông số kỹ thuật (thường kèm điều kiện), đảm bảo thiết bị được chọn có đủ các option để đạt được thông số cần thiết.
- Xem xét điều kiện vận chuyển vào phòng IT, lắp dàn nóng, hoặc chiller (tương tự các yêu cầu với máy lạnh thường).
- Chia nhỏ phòng lớn ra nhiều phòng nhỏ hơn 10x10 để tính toán đơn giản bớt phức tạp.
bên mình có hay làm tới mấy thiết bị cắt lọc sét không anh
 
Bên mình chuyên về giải pháp chữa cháy khí cho DC, bác nào làm DC thì hợp tác nhé. Bên mình chuyên về các giải pháp FM200, NOVEC 1230, giải pháp van phân vùng cho các DC lớn chia làm nhiều phòng để tiết kiệm chi phí.
- Đặt biệt bên mình cung cấp giải pháp khí NAF S 125 có nguyên lý chữa cháy giống như FM200 và NOVEC 1230 Và khối lượng khí dùng cho cùng một đơn vị thể tích của NAF S 125 ít hơn 20% so với FM200 và ít hơn 38% so với NOVEC 1230 nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư mà vẫn an toàn và hiệu quả.

Các bác cần tìm hiểu thì inbox mình nhé: [email protected]
 
Back
Bên trên