Công Nghiệp Thử áp ống đồng

Trả lời: Thử áp ống đồng

Kiến thức là vô tận, cơm nguội nhà mình có thể lại là đặc sản của thằng hàng xóm. Hì hì. Bạn lehieu có thể up tài liệu này lên cho cả nhà tham khảo không!? chứ ai cũng hỏi, cũng xin, thì vất cả cho lòng tốt của bạn quá!

:laugh: :laugh:
 
Trả lời: Thử áp ống đồng

Giới thiệu cho ACE qua về cách thử áp ống đồng nha:
-Khí sử dụng: Nito sạch.
Các bước thực hiện được chia làm 3 bước:
* Bước 1: Nạp khí với áp lực 3 kg/cm2 duy trì trong 3 phút để kiểm tra các vị trí bị hở lớn.
* Bước 2: Nâng áp lực lên 15 kg/ cm2 duy trì trong 3 phút để kiểm tra các vị trí bị hở nhỏ hơn.
* Bước 3: Nâng áp lực lên 28 kg/cm2(với R22) và 38kg/cm2( với R410a) duy trì trong 24h để kiểm tra các vết hở nhỏ li ti.

Chú ý:
- Áp ko thay đổi trong suốt quá trình thử. ( Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa lúc nạp và lúc kiểm tra thì ta có thể áp dụng giá trị sai lệch là: Nếu nhiệt độ tăng 1oC thì áp suất kiểm tra tăng 0.1 kg/cm2).
- Khi nạp Nito nhớ nạp vào đường ống lỏng, đừng nạp vào đường ống hơi ==> nổ đường ống.
- Khi nạp nên có đồng hồ giảm áp( làm con đồng hồ china giá 80k VND là ok roài).
- Thực tế khi thi công thì bước 3 hầu như ko được nạp đến đúng áp suất như trên ( thường vào khoảng 22 - 25 kg/cm2 với R22 và 30 - 35 kg/cm2 với R410a).Cái này thì bác nào học qua môn vật liệu kĩ thuật nhiệt thì chắc biết. Tất cả các giá trị trên chỉ sử dụng vào các biên bản nghiệm thu kĩ thuật( cái này phải chịu khó làm việc với mấy ông giám sát thì ok hết, có khi cũng chẳng cần phải thử cũng nên ;) )

Đối với các công trình nhỏ, có thể hoàn thiện lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh rồi thử áp toàn hệ thống 1 lần là ok. Nhưng với các công trình lớn, khống lượng thi công ống đồng nhiều thì phải tách ra làm các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Thử áp trên các đường ống nhánh vào dàn lạnh.
* Giai đoạn 2: Thử áp trên các đường ống nhánh + đường ống trục.
* Giai đoạn 3: Thử toàn bộ hệ thống.

@ ALL: Trên đây là 1 số kiến thức mà mình gom góp ở các tài liệu khác nhau và của các anh chị đi trước chỉ bảo. Nay mình post lên chia sẻ cho các bạn mới ra trường hoặc mới đi làm chứ thực tế thì các anh chị em đã đi làm được 1 năm trở lên rồi thì những kiến thức này ai cũng biết. Thế nên nếu có gì sai sót thì mong các bậc tiền bối chỉ bảo cho em thêm nhé. Rất mong được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cùng ACE trong cộng đồng HVAC.

Thân ái !
 
Trả lời: Thử áp ống đồng

anh Hiếu, em hỏi này xíu nha
trong hệ vrv môi chất lạnh lỏng sau cụm outdoor di vao dàn lạnh và sẽ tiết lưu ngay trước khi vào từng dàn lạnh phải không anh?
anh em nào biết cùng giúp mình với nha.
 
Trả lời: Thử áp ống đồng

Em xem lại sách của thầy lợi nhé
sau đó tìm tại liệu của VRV II or VRV III thì rõ ngay thôi
 
Trả lời: Thử áp ống đồng

Thương thì hàn đường hơi và đường lỏng vào rồi bơm nito vào thử. Tuỳ tầm quan trọng và kích thước ống đồng mà thử với áp suất khác nhau, thông thường khoảng 10-30 kg/cm2. Thử trong 4 tiếng là ok vì nếu rò thì với áp lực như thế chỉ 4 tiếng là biết
 
Trả lời: Thử áp ống đồng

lehieu viết:
đây là quy trình test theo tiêu chuẩn lắp đặt của nhật chẳng phải của hãng nào hết
áp dụng cho những eng\' chuyên đi lắp
Ai hay lắp đặt HVACR thi đưa địa chỉ mail mình gủi cho đủ bộ
tiêu chuẩn lắp đặt ống gió, nước lạnh, thường, cứu hoả, ống gas, ống nước thải sinh hoạt
bac Lehieu gui cho em mot bo nha, em dang rat can : [email protected]. quan Net nay khong co Vietkey bac thong cam nha !
 
Trả lời: Thử áp ống đồng

bác lehieu có thì share lên cho anh em đi, cứ để mọi người xin hoài, mệt quá. Có thì cho em xin một bộ nha(mail của em thì bác bết rồi.:P
 
Trả lời: Thử áp ống đồng

Anh Lehieu cho em xin một bộ nhé, đầy đủ cả hệ ống gió, ống ga, nước, cứu hả nhé. Thank you. Mail của em: [email protected]
Bác gửi sớm cho em nhé. Cảm ơn anh lần nữa
 
Ðề: Trả lời: Thử áp ống đồng

Giới thiệu cho ACE qua về cách thử áp ống đồng nha:
-Khí sử dụng: Nito sạch.
Các bước thực hiện được chia làm 3 bước:
* Bước 1: Nạp khí với áp lực 3 kg/cm2 duy trì trong 3 phút để kiểm tra các vị trí bị hở lớn.
* Bước 2: Nâng áp lực lên 15 kg/ cm2 duy trì trong 3 phút để kiểm tra các vị trí bị hở nhỏ hơn.
* Bước 3: Nâng áp lực lên 28 kg/cm2(với R22) và 38kg/cm2( với R410a) duy trì trong 24h để kiểm tra các vết hở nhỏ li ti.

Chú ý:
- Áp ko thay đổi trong suốt quá trình thử. ( Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa lúc nạp và lúc kiểm tra thì ta có thể áp dụng giá trị sai lệch là: Nếu nhiệt độ tăng 1oC thì áp suất kiểm tra tăng 0.1 kg/cm2).
- Khi nạp Nito nhớ nạp vào đường ống lỏng, đừng nạp vào đường ống hơi ==> nổ đường ống.
- Khi nạp nên có đồng hồ giảm áp( làm con đồng hồ china giá 80k VND là ok roài).
- Thực tế khi thi công thì bước 3 hầu như ko được nạp đến đúng áp suất như trên ( thường vào khoảng 22 - 25 kg/cm2 với R22 và 30 - 35 kg/cm2 với R410a).Cái này thì bác nào học qua môn vật liệu kĩ thuật nhiệt thì chắc biết. Tất cả các giá trị trên chỉ sử dụng vào các biên bản nghiệm thu kĩ thuật( cái này phải chịu khó làm việc với mấy ông giám sát thì ok hết, có khi cũng chẳng cần phải thử cũng nên ;) )

Đối với các công trình nhỏ, có thể hoàn thiện lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh rồi thử áp toàn hệ thống 1 lần là ok. Nhưng với các công trình lớn, khống lượng thi công ống đồng nhiều thì phải tách ra làm các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Thử áp trên các đường ống nhánh vào dàn lạnh.
* Giai đoạn 2: Thử áp trên các đường ống nhánh + đường ống trục.
* Giai đoạn 3: Thử toàn bộ hệ thống.

@ ALL: Trên đây là 1 số kiến thức mà mình gom góp ở các tài liệu khác nhau và của các anh chị đi trước chỉ bảo. Nay mình post lên chia sẻ cho các bạn mới ra trường hoặc mới đi làm chứ thực tế thì các anh chị em đã đi làm được 1 năm trở lên rồi thì những kiến thức này ai cũng biết. Thế nên nếu có gì sai sót thì mong các bậc tiền bối chỉ bảo cho em thêm nhé. Rất mong được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cùng ACE trong cộng đồng HVAC.

Thân ái !

Bác ơi sao ở công trình em thì nhà cung cấp (General) bảo thử ở 42 kg/cm2 (410a) luôn vậy bác? Em sợ nổ lắm đó, hhihhiii bởi vậy sếp em bảo thử riêng đường cao áp và thấp áp riêng (25kg/cm2)thôi! Chia ra làm 2 "nhánh" để thử riêng.
 
Back
Bên trên