Công Nghiệp Tiết kiệm nước cho hệ thống Cooling Tower

thanhnam18

Thành Viên [LV 0]
Năm mới xin chúc tất cả anh em một năm mới nhiều sức khỏe và gặp nhiều thành công trong cuộc sống.
Mình đang nghiên cứu cách thu hồi nước cho hệ thống tháp giải nhiệt của hệ Chiller.
Chả là thế này : hệ thống Chiller bên mình có 4 em, mỗi em 900ton, luôn luôn hoạt động 3 chiller trong ngày từ 08h - 17h, sau 17 h thì chạy một em cho tới 7h sáng hôm sau, bên mình thiết kế 4 tháp giải nhiệt phục vụ cho 3 em nó. Như vậy lượng nước thất thoát do bốc hơi + xả đáy một ngày trung bình là 150m3, rất là tốn nước mà anh em biết rồi đó mỗi m3 nước kinh doanh như này cũng phải 20 ngàn,
Hệ thống Cooling tower bên mình thiết kế kiểu nước phun từ trên rơi xuống rồi quạt hút gió từ bên dưới rồi thổi lên, như vậy một lượng nước bốc hơi và bay ra ngoài. Bây giờ mình đang tính làm mái che hình chữ V để khi hơi nước bay lên thì ngưng tụ tại mái che rồi chảy xuống thành mái che dẫn ra máng nước rồi thu hồi về, nói nôm na là giống như mấy bà, mấy chị nấu rượu ở quê nấu lấy rượu ( anh em nào đã từng xem nấu rượu thì rõ ngay) không biết như thế có ổn không, anh em nào đã từng làm hoặc có sáng kiến nào chia sẻ cho anh em HVAC ta hay với
 
Dear Bạn

Mình cũng đi rất nhiều nhà máy, và hiện tại mình đang làm bên tư vấn xử lý nước cho các hệ thống cooling tower và water chiller
Để tiết kiệm nước thì mình chưa thấy nhà máy nào làm theo kiểu như bạn cả.
Hiện tại vấn đề tiết kiệm nước thì người ta:
+ Kiểm soát chất lượng nước sau đó kiểm soát chỉ số COC của nước để tiết kiệm nước - giảm lượng nước xả đáy.
+ Kiểm soát nước thất thoát do văn ra ngoài.

Phương pháp của bạn cũng là một sáng kiến nhưng mình suy nghĩ thế này:
- Hệ thống cooling tower là hệ thống giải nhiệt cưỡng bức. Dùng quá trình bay hơi cưỡng bức của nước giải nhiệt cho phần nước còn lại. (Nước hóa hơi sẽ thu nhiệt, do đó nó hấp thụ nhiệt xung quanh). Nhiệt lượng do nước bay hơi hấp thụ này sẽ xấp xỉ bằng với lượng nhiệt do hệ chiller tỏa ra. Lượng nước bay hơi thì không thể nào giảm xuống được vì giảm xuống sẽ giảm công suất tháp.
- Quá trình bay hơi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: "Không khí", áp suất môi trường, diện tích bề mặt bay hơi, nhiệt độ, khối lượng riêng. Ở cooling tower người ta thay đổi 2 yếu tố đó là "lưu lượng không khí - quạt" và "diện tích bề mặt bay hơi - khối đệm" để làm bay hơi nước. Quạt sẽ tăng lưu lượng khí. Bạn để một khối chữ V ngay đầu ra của luồng gió đồng nghĩa với việc tạo vật cản và làm tăng áp dầu ra của quạt, khi đó làm giảm lưu lượng gió của tháp - giảm công suất tháp.
- Ngoài ra, việc đặt mái che chữ V chỉ giúp thu hồi lượng nước do quạt hút văn ra chứ không thu hồi được lượng nước bay hơi. Vì bạn không tạo được điều kiện để hơi nước ngưng.
3 yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ngưng tụ: áp suất, nhiệt độ, nồng độ ( độ ấm của không khí):
- Nhiệt độ: giảm nhiệt độ không khí hơi nước sẽ ngưng: bất khả thi
- Áp suất: tăng áp không khí hơi nước sẽ ngưng ( có thể xem xét)
- Yếu tố nồng độ khỏi bàn ( hơi bão hòa sẽ ngưng).

Mấy câu chém gió đầu năm, ae có gì bỏ qua nha! :)
Chúc mừng năm mới!
 
Chào Thanhnam18!

Mình có đọc bài viết của bạn và có một số tính toán nhỏ dựa vào các con số mà bạn đưa ra trong bài thảo luận.

1. Lượng nước hao hụt 1 ngày trung bình = 150 m3
2. Đơn giá nước tạm tính = 20.000 đ/m3
=> Lượng tiền hao hụt một ngày = 150x20.000 = 3.000.000 đồng
=> Lượng tiền hao hụt 1 tháng (30 ngày)= 30x3.000.000 = 90.000.000 đồng
=> Lượng tiền thất thoát 1 năm = 12x90.000.000 = 1,08 tỷ đồng
Như vậy quá lãng phí. Một năm trung bình công ty bạn mất 1,08 tỷ đồng (tiền đó để đầu tư, trả lương, tăng thưởng cho anh em thì tốt quá)

Mình đọc thấy giải pháp của bạn đưa ra thì không nên áp dụng, mình tính bạn nên thay thế bằng tháp giải nhiệt loại mới (dòng kín, tuần hoàn) thì sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Giá một tháp giải nhiệt kín hiện nay thấp hơn nhiều so với chi phí bạn bị mất hàng năm.

Đó là chia sẻ của mình. Nếu có gì chưa chính xác mong bạn và các anh em bỏ qua.

Trân trọng cảm ơn!
 
Dear Bạn Hoàng

Dòng kín hay hở đều phải dùng nước bay hơi để giải nhiệt. Lượng nhiệt nước hấp thụ để hóa hơi nó sẽ bằng với lượng nhiệt do chiller tỏa ra. Do đó dòng kín hay hỡ thì lượng nước bay hơi cũng sẽ xấp xỉ bằng nhau có khác thì chỉ khác ở lượng nước thất thoát do văng tung tóe ra ngoài, mà lượng nước này thì tỉ lệ rất thấp so với tổng lượng nước. Theo mình nghĩ, hệ kín và hệ hỡ chỉ khác nhau ở chỗ hệ hỡ sẽ mau bẩn hơn do bụi bẩn và rong rêu phát triển nhanh. Và với hệ thống công suất tương đối lớn thì hệ kín sẽ không phù hợp.
Việc tiết kiệm nước như mình nói ở trên thì khi hệ thống đã hoàn chỉnh mình chỉ kiểm soát được lượng xả đáy chiếm 1/5-1/6 tổng lượng nước sử dụng tùy theo chỉ số COC.
Còn việc bạn muốn tiết kiệm nước qua việc giảm thiểu lượng nước bay hơi thì đây không phải là công việc hiện tại nữa, mà việc này đã được tính ngay thời điểm ban đầu khi tính toán, tối ưu và chọn hệ thống.
 
Cảm ơn anh Thọ (không biết có phải tên của anh không?)
Sau khi đọc bài viết của anh thì em cũng có hỏi và nhờ tư vấn của mấy bạn bên tháp giải nhiệt của các hãng nhờ người ta tư vấn để giúp bạn thanhnam18. Để có được giải pháp tối ưu nhất thì hơi khó. Thông thường thì người ta hay dùng các tấm tôn chắn bao xung quanh để hạn chế nước bắn ra ngoài, tấm mái chắn trên (ít dùng), xử lý nước cùng với bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên thì việc tiết kiệm nước sẽ hiệu quả.
 
Ban đầu thì em chưa có nắm rõ về tháp giải nhiệt dòng kín, sau khi được tư vấn và hỗ trợ từ các anh kỹ thuật và anh thì mọi chuyện cũng đã sáng tỏ.
Cảm ơn anh và chúc anh một tuần làm việc vui vẻ!
 
Xin cám ơn tất cả anh em, mình sẽ cùng nghiên cứu và tìm ra phương án khả thi. Chúc anh em nhiều sức khỏe
 
Mình cũng đang tìm hiều và nghiên cứu về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống cooling tower, chiller, nồi hơi, evaporator: cáu cặn, rong rêu, ăn mòn,....
Hiện tại mình đang ở Thủ Đức, Tp.HCM. Ae có cơ hội thì cafe trao đổi. Trong tin liên lạc thì ở dưới nha! :)
 
Theo mình thì vấn đề để giảm lượng nước thất thoát do bay hơi khó khả thi, còn vấn đề thất thoát qua lưới hoặc theo quạt hút lên thì có thể khắc phục bằng cách lắp tấm chống văng nước. Tùy mỗi dạng tháp giải nhiệt khác nhau có thể thiết kế tấm chống văng khác nhau để giữ lại nước nhưng vẫn đảm bảo được lượng gió trao đổi nhiệt.
bạn nào quan tâm về thiết kế tấm chống văng và quan tâm về tháp giải nhiệt thì cùng nhau trao đổi nhé.ai cần loại chống văng nước cho dạng tháp nào thì mình sẽ gửi hình ảnh tham khảo nhé .
 
Theo mình thì vấn đề để giảm lượng nước thất thoát do bay hơi khó khả thi, còn vấn đề thất thoát qua lưới hoặc theo quạt hút lên thì có thể khắc phục bằng cách lắp tấm chống văng nước. Tùy mỗi dạng tháp giải nhiệt khác nhau có thể thiết kế tấm chống văng khác nhau để giữ lại nước nhưng vẫn đảm bảo được lượng gió trao đổi nhiệt.
bạn nào quan tâm về thiết kế tấm chống văng và quan tâm về tháp giải nhiệt thì cùng nhau trao đổi nhé.ai cần loại chống văng nước cho dạng tháp nào thì mình sẽ gửi hình ảnh tham khảo nhé .
Vấn đề này, mình đã trao đổi qua một topic và đã gây ra cãi nhau khá lớn về quan điểm. Nay các bạn lập lại quan điểm này thì mình cũng xin chia sẻ như sau:
- Nếu bạn đứng gần tháp giải nhiệt chạy liên tục bạn có cảm giác mưa đang rơi.
- Vào này trời hơi lạnh, bạn sẽ thấy quầng sương mù nằm trên đỉnh tháp giải nhiệt
Những nguyên nhân trên ai cũng biết là do quạt gió cuốn nước từ tháp bốc lên mà ra. Để giải quyết vấn đề này, đơn giản nhất là dừng quạt tháp. Vậy thì để dừng quạt tháp thì phải có điều kiện. Điều kiện đó là khi chiller máy nén dừng, bơm giải nhiệt sẽ bơm nước liên tục và quạt phải dừng lại khi nhiệt độ nước trong tháp đạt khoảng 29 oC chẳng hạn. Đây là một cách tiết kiệm nước giải nhiệt tốt nhất đó!
 
mình nghĩ giá nước ko đên 20ng đ/m3 đâu bạn
Ô! Hệ 100 tone, chạy 9 giờ/ngày tốn khoảng 5~8 khối nước thôi bạn! Với hệ công suất cao hơn bạn cứ nhân tỷ lệ để có con số. Tớ nghĩ lúc đó, bạn ước gì chỉ 100 đồng/ khối thôi! Suy nghĩ kỹ trước khi viết ra bạn nhé!
 
Vấn đề này, mình đã trao đổi qua một topic và đã gây ra cãi nhau khá lớn về quan điểm. Nay các bạn lập lại quan điểm này thì mình cũng xin chia sẻ như sau:
- Nếu bạn đứng gần tháp giải nhiệt chạy liên tục bạn có cảm giác mưa đang rơi.
- Vào này trời hơi lạnh, bạn sẽ thấy quầng sương mù nằm trên đỉnh tháp giải nhiệt
Những nguyên nhân trên ai cũng biết là do quạt gió cuốn nước từ tháp bốc lên mà ra. Để giải quyết vấn đề này, đơn giản nhất là dừng quạt tháp. Vậy thì để dừng quạt tháp thì phải có điều kiện. Điều kiện đó là khi chiller máy nén dừng, bơm giải nhiệt sẽ bơm nước liên tục và quạt phải dừng lại khi nhiệt độ nước trong tháp đạt khoảng 29 oC chẳng hạn. Đây là một cách tiết kiệm nước giải nhiệt tốt nhất đó!
thì giải pháp này tốt rồi,chủ yếu được áp dụng ở khu vực phía bắc vào mùa đông hoặc khi không cần dùng 100% công suất chiller,người ta sẽ sử dụng motor loại chạy biến tần hoặc 2 cấp để giảm tiêu thụ điện cho tháp giải nhiệt và cũng giảm lượng nước văng.
 
Các bạn nên thay đổi cách giải quyết vấn đề.
1- xử lý tốt nước tuần hoàn để giảm tần xuất xả đáy, việc xả đáy chiếm tỷ trọng lớn trong vấn đề tốn nước. Dùng thiết bị ngăn ngừa việc bám cặn, thu hồi cặn nước
2- lắp thêm thiết bị cảm biến nhiệt độ để kiểm soát tình trạng vận hành quạt hút ở tower.
Tôi ở Hà nội và có thiết bị xử lý nước, rất hào hứng với dự án này, bạn nào mở lòng thì chúng ta hợp tác... không nói chuyện mua bán thiết bị nhé, cho vô tư
 
Thu hồi nước tại tháp là ko khả thi,
Muốn giảm lượng nước thì chỉnh nhiệt độ nước giải nhiệt cho condensor tăng lên vài độ, khi đó lượng điện tiêu thụ của chiller sẽ tăng lên
Vì vậy muốn tiết kiệm là phải tính toán chọn nhiệt độ nước giải nhiệt condensor là thích hợp nhất.( chứ ko phải tiết kiệm nước là toàn hệ thống sẽ tiết kiệm) mình đang nói hệ thống tháp giải nhiệt lớn dùng biến tần nha,
Có 1 cách khả thi nhất để tiết kiệm cho toàn hệ thống chiller là set nhiệt độ nước giải nhiệt tháp gần bằng với nhiệt độ bầu ướt ( cao hơn nhiệt độ bầu ướt 1 tới 2 độ C),
Giải quyết vấn đề này theo cách thủ công thì dùng cảm biến đo nhiệt độ bầu ướt và thay đổi nhiệt độ nước giải nhiệt tháp hàng giờ theo nhiệt độ bầu ướt +1- 2 độ. Còn nhiều tiền thì mua phần mềm , phần mềm này sẽ thay thế con người làm việc đó,
 
Mình nghĩ nên đầu tư phần xử lý nước giải nhệt thì sẽ tốt hơn là phần nước cho tháp giải nhiệt này.
Chất lượng nước giải nhiệt tốt thì phần cáu cặn ít, khi đó lượng nước xả đáy và nước cho tháp giải nhiệt sẽ giảm do cáu cặn ít, hiệu suất tháp giải nhiệt tăng. Mà cái phần tiêu tốn cho xả đáy này thì các bác trên đã nói rồi.
 
Back
Bên trên