Tiêu chuẩn ISO 16890

Tran Chi

Thành Viên [LV 0]
Cùng với sự phát triển của các công nghệ mới thì các tiêu chuẩn cũ cũng dần trở nên không còn phù hợp. Và trong ngành công nghiệp sản xuất lọc khí cũng vậy. Sự thay đổi trong yêu cầu kiểm soát không khí sạch và sự ra đời của các sản phẩm thế hệ mới đặt ra yêu cầu về những quy chuẩn mới và phù hợp hơn. Đó chính là lý do mà Tiêu chuẩn ISO 16890 ra đời, thay thế cho EN779.

1. Tiêu chuẩn EN779:2012

EN779 được xem là một trong những bộ Tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới. Những quy chuẩn này được sử dụng để mô tả hiệu quả lọc và phân loại từ G1 đến F9. Hai yếu tố được sử dụng để đánh giá và phân loại lọc là Mức độ cản bụi trung bình và Hiệu suất trung bình.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì tiêu chuẩn này dường như không còn hoàn toàn thích hợp. Sự gia tăng của các yếu tố gây ô nhiễm, đặc biệt là bụi siêu mịn khiến các khoa học và quản lý tin rằng cần có một thang tiêu chuẩn mới phù hợp hơn.

2. Tiêu chuẩn ISO 16890
ISO 16890 chính thức có hiệu lựa vào cuối năm 2018, thay thế EN779. Các nhà sản xuất lọc khí đã có 18 tháng để tìm hiểu và điều chỉnh theo bộ quy chuẩn mới này.

Theo ISO 16890, hiệu quả lọc sẽ được đánh giá với toàn bộ dải phổ hạt thay vì chỉ với hạt có đường kính 0,4 μm. Cụ thể thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra phương thức miêu tả lọc khí có sử dụng các chỉ số đã được sử dụng trong lĩnh vực chất lượng không khí: hạt PM, Tương ứng xác định nồng độ không khí trong các hạt lỏng hoặc rắn có đường kính dưới 10; 2,5 và 1 μm. Theo đó, chúng ta sẽ có bốn phân nhóm:

group.png


3. Tại sao cần phải sử dụng ISO 16890
Như đã đề cập, EN779 miêu tả lọc dựa trên hiệu suất lọc với hạt có kích thước 0,4μm. Trong khi đó tiêu chuẩn mới lại xem xét trên toàn bộ dải phổ hạt. Điều này đồng nghĩa là EN779 cho phép người dùng so sánh giữa các lọc khí khác nhau. Tuy nhiên, nó lại khó thể đánh giá tác động của nó đối với chất lượng không khí.

Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng xem xét các loại bụi với đường kính khác nhau. Do kích thước cái hạt bụi khác nhau nên khả năng thâm nhập vào cơ thể con người. Ví dụ như hạt bụi với kích thước 5-10 µm, chúng sẽ bị giữ lại ở mũi và họng. Trong khi đó những hạt có đường kính 2-3µm lại có thể thâm nhập đến phế quản. Như vậy, việc chia lọc khí theo dải phổ hạt sẽ cho chúng ta biết chiếc lọc có khả năng giữ được hạt bụi có đường kính nhỏ tới mức nào và hiệu suất sẽ là bao nhiêu.

ICD TRADING CO., LTD cung cấp các sản phẩm lọc khí được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn AAF (Mỹ), cơ sở Malaysia.
(Bài viết sử dụng các tài liệu được cung cấp bởi AAF và một số tài liệu khác)​
 
Back
Bên trên