Cần giúp Tính chọn bơm và bình tích áp

samac

Thành Viên [LV 0]
Minh la ky su dien nhung minh cung biet so bo ve phan cap nuoc sinh hoat cho nha o. Minh cung da tim hieu va cung thiet ke duoc he thong cap nuoc cho gia dinh rieng cua minh. Tai tang tren cung minh muon thiet ke them Bom va Binh tich ap nhung chua biet cach tinh toan, chon Bom va Binh the nao. Mong anh e tren dien dan giup do.~O)

Tang nay dung cho 6 nguoi o voi 3 toilet ( 3 bon cau, 3 voi tam hoa sen, 3 lavabo, 3 voi nuoc.)
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

chào pax
hệ thống nước gia đình thì có gì bạn cần tính nhiều. hiện nay bơm trên thi trường có rất sẵn, chỉ cần dùng loại bơm đẩy cao chùng 30 m là an tâm, bơm loại này nếu của hàn quốc thường có thể hút sâu 9 m. tuỳ túi tiền dùng loại công suất từ 250 w tới 500 w thôi. loại bơm này có 2 dòng : 1 dòng có bình tích áp và le áp suất, loại không có bình tích áp và le áp suất. tuỳ ý mình chọn là được vì đều đẩy cao 30 m cả. xem trên nhãn hàng là có.
chú ý bơm đẩy cao thường có cánh nhỏ hơn, do vậy lưu lượng cũng nhỏ hơn loại bơm đẩy thấp. tóm lại chỉ cần chú ý tên nhãn, xác định xuất xứ của nó để biết chất lượng thôi. nói chung những bơm đấy cao đều có van 1 chiều để đảm bảo khả năng đẩy. còn loại có bình tích áp thì có thể tiết kiệm điện hơn (công suất giảm).
chúc vui khoẻ
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

Thanks ban. Nhưng bạn đã hiểu sai ý của mình. Do tầng trên cung áp suất nước rat yêu nên mình muốn dùng bơm và bình tích áp để sử dụng nước cho manh. Bạn có biết câch tính và chọn bình tích áp không?.Mong anh e trên diển đàn giúp đớ.
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

Thanks ban. Nhưng bạn đã hiểu sai ý của mình. Do tầng trên cung áp suất nước rat yêu nên mình muốn dùng bơm và bình tích áp để sử dụng nước cho manh. Bạn có biết câch tính và chọn bình tích áp không?.Mong anh e trên diển đàn giúp đớ.

Thay vì chọn mắc bơm nối tiếp thì bác khăng khăng chọn bình tích áp thì bác phải trang bị thêm máy nén khí.
Giả sử cột áp bác muốn cấp vào điểm xa nhất (vòi hoa sen) là h1, hiện tại áp tại đầu ra của vòi hoa sen đó là h2<h1 vậy bác cần chọn bình tích áp có thể chịu áp suất là h > 3 lân h1 cùng van giảm áp, chọn van giảm áp trong khoảng a1-a2 và h1 <a1-a2, để đảm bảo áp lực không gây hỏng các thiết bị vệ sinh bác làm van điều chỉnh áp ( van cổng,...) để giảm áp sau khi nước ra khỏi bể đã được bình tích áp bổ sung áp lực.
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

các bác kỹ tính quá, bình tích áp lại máy nén khí, xong lại thêm người đ/kh và chi phí bảo dưỡng, giống như khách sạn luôn. tôi chỉ cần làm 1 cái bình trung gian trên tầng và đặt nó cao hơn tầm sử dụng khoảng 1 m là được, vừa chứa nước để dùng, vừa tạo cột áp, dung tích 500 lit là vừa. nhiều tiền thì làm bình to hơn. muốn mạnh hơn thì cho lên nóc tầng trên cùng. vậy là cũng có được công trình thế kỷ đấy, không lo bảo dưỡng, vận hành. chi phí chắc rẻ hơn mua bơm, lắp đặt ống, van ...
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

các bác kỹ tính quá, bình tích áp lại máy nén khí, xong lại thêm người đ/kh và chi phí bảo dưỡng, giống như khách sạn luôn. tôi chỉ cần làm 1 cái bình trung gian trên tầng và đặt nó cao hơn tầm sử dụng khoảng 1 m là được, vừa chứa nước để dùng, vừa tạo cột áp, dung tích 500 lit là vừa. nhiều tiền thì làm bình to hơn. muốn mạnh hơn thì cho lên nóc tầng trên cùng. vậy là cũng có được công trình thế kỷ đấy, không lo bảo dưỡng, vận hành. chi phí chắc rẻ hơn mua bơm, lắp đặt ống, van ...

Hê hê, cậu ấy có nói cụ thể là dùng bình tích áp mà bác.:D
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

Hê hê, cậu ấy có nói cụ thể là dùng bình tích áp mà bác.:D

trời ạ, bình tích áp là một khái niệm cao siêu lắm, nhưng các bơm hiện tại nhiều cái có bình tích áp gắn đồng bộ cơ mà. ngoài ra, có 1 nguyên lý tối thượng là : bình tích áp càng to càng tốt. có gì mà phải tính ta !!!!!!!!!!
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

trời ạ, bình tích áp là một khái niệm cao siêu lắm, nhưng các bơm hiện tại nhiều cái có bình tích áp gắn đồng bộ cơ mà. ngoài ra, có 1 nguyên lý tối thượng là : bình tích áp càng to càng tốt. có gì mà phải tính ta !!!!!!!!!!

Mình thãy các tòa nhà cao tâng đều sử dụng bơm và bình tích áp cho các tầng trên cùng. Nếu chọn bình càng lớn thi chi phí sẽ cao. có cách nao tính chọn bình vừa hiệu quả và cũng vừa tiết kiệm.
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

Mình thãy các tòa nhà cao tâng đều sử dụng bơm và bình tích áp cho các tầng trên cùng. Nếu chọn bình càng lớn thi chi phí sẽ cao. có cách nao tính chọn bình vừa hiệu quả và cũng vừa tiết kiệm.

nhà bác chưa biết cao mấy tầng vậy. lại còn bình tích áp, bình này nên tính theo bơm mới hiệu quả. như mình quan sát bơm nhật nhỏ 120 w thì bình tích áp của nó chỉ khoảng 1,5 lit, nhưng đẩy cao 30 m, quy đổi tương đối có thể đạt áp suất 4 kg/cm2. còn 1 loại bơm của hàn quốc công suất chừng 250 w, bình tích áp của nó chừng 5 lit, cũng đẩy cao được 30 m. tuy vậy, nói chung bình tích áp theo mình chỉ là 1 dạng bình trung gian nhằm tăng hiệu quả nén áp của bơm, còn những bơm không bình tích áp mình thấy nó có công suất cao hơn chút. tóm lại là bạn nên làm 1 cái bình trên nóc nhà và bơm nước vào đấy thì hơn. nếu dùng bơm mà không có bồn chứa thì bơm chạy liên tục theo người dùng nước, chóng hỏng đấy. còn nếu cứ muốn bình tích áp, thì có nghĩa phải có bơm đã, và khi mua bơm chọn loại bơm gắn sẵn bình tích áp là xong. tính làm gì cho nhanh già. bạn thử nhìn các máy nén khí mà xem, nó có bình tích áp nhưng trước bình còn có van 1 chiều, sau bình có van xả cấp cứu, xả đáy, đồng hồ áp ... vì yêu cầu công việc cao và khó khăn, nó mới phải dùng bình tích áp. cái gì cần thiết thì hãy dùng, vì đơn giản cũng có nghĩa là chắc chắn, ít mối lo.
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

trời ạ, bình tích áp là một khái niệm cao siêu lắm, nhưng các bơm hiện tại nhiều cái có bình tích áp gắn đồng bộ cơ mà. ngoài ra, có 1 nguyên lý tối thượng là : bình tích áp càng to càng tốt. có gì mà phải tính ta !!!!!!!!!!

Bình tích áp chẳng có gì mới cả, vấn đề đặt ra là cách chọn và tính bình tích áp qua các thông số cơ bản để áp đạt được tại vị trí vòi cấp nước cần cột áp đủ, vấn đề đặt ra là cách tính toán sao cho hợp lý chỉ ra mối quan hệ căn bản của các thông số bơm, bình tích áp, đường ống và tiêu chuẩn phù hợp với các thiết bị vệ sinh, nếu nói như bác thì mua cái bơm rửa xe máy là được bác ah.
mong bác sớm biết cách giúp đỡ chủ topic.:)>-:)>-:)>-
P/s: Ai làm Mod sửa dùm cái tiêu đề cho nó có dấu đi.
 
  • Like
Reactions: beo
Ðề: Tính chọn bơm và bình tích áp

Minh la ky su dien nhung minh cung biet so bo ve phan cap nuoc sinh hoat cho nha o. Minh cung da tim hieu va cung thiet ke duoc he thong cap nuoc cho gia dinh rieng cua minh. Tai tang tren cung minh muon thiet ke them Bom va Binh tich ap nhung chua biet cach tinh toan, chon Bom va Binh the nao. Mong anh e tren dien dan giup do.~O)

Tang nay dung cho 6 nguoi o voi 3 toilet ( 3 bon cau, 3 voi tam hoa sen, 3 lavabo, 3 voi nuoc.)

Các bác xem thử cách tính như vầy có được không?
1. Bơm:
Với số lượng thiết bị và người dùng như trên lưu lượng nước cấp cần thiết khoảng 50L/phút. Áp suất nước tối thiểu cho bồn cầu dùng vòi rửa tự động là 0.7bar + trở lực đường ống, nếu bồn chứa nước cấp cho bơm nằm cùng tầng với thiết bị vệ sinh thì cột áp bơm khoảng 15m là đủ. Nếu bồn nước cấp cho bơm ở thấp hơn thì cộng thêm chiều cao từ mặt nước bồn đến thiết bị. Ngược lại nếu bồn đặt cao hơn thì trừ bớt.
2. Bình tích áp:
Dung tích bình tích áp (pressure tank) tính theo công thức sau:
V = Q x Tmin / K
Trong đó:
V: dung tích bình tích áp (Lít)
Q: Lưu lượng bơm (L/ph)
Tmin: thời gian chạy tối thiểu của bơm (phút). Đối với công trình thương mại, công nghiệp Tmin=1~2 phút, còn nhà dân dụng thường lấy thấp hơn.
K: hệ số sử dụng của bình phụ thuộc vào áp suất làm việc của hệ thống (tra bảng đính kèm).
Ví dụ: Lưu lượng bơm 50L/ph, thời gian chạy bơm tối thiểu 30s, áp suất chạy bơm 1.28bar, áp suất ngừng bơm 2.41bar. Tra bảng có K=0.28. Dung tích bình là:
V= 50 x 0.5 / 0.28 = 89 L
Mong các bác góp ý thêm.
 

Đính kèm

  • Pressure Tank Drawndown Factor.pdf
    36.6 KB · Xem: 1,325
Ðề: Tính chọn bơm và bình tích áp

bài toán này đặt ra nhưng không rõ ràng. về nguyên tắc nước sử dụng gia đình không có lưu lượng ổn định như trong công nghiệp
thứ 2 là không nói rõ vị trí đặt bơm.nếu bơm từ nguồn lên tầng trên cùng để sử dụng thì khác với bơm đặt ở tầng trên cùng. rõ ràng chủ topic đang đánh đố anh em.
nếu dùng bơm đặt ở tầng trên cùng để đẩy nước thẳng đến chỗ sử dụng,thì chỉ có người thừa tiền mà bất chấp kỹ thuật mới làm, vì như thế bơm sẽ bật, tắt suốt ngày. bơm nhật cũng không chịu nổi kiểu chạy như vậy. nên tôi mới nói đặt 1 bể trung gian lên nóc tầng trên cùng, thì chỉ bơm 1 lượt, dùng cạn mới bơm tiếp. còn nếu bác nào thích ứng dụng cái nọ kia thì chỉ cần tính ra giấy cho vui thôi, đừng có thực hiện mà tốn tiền mua bơm liên tục, mất công hãng bán bơm đi bảo hành nữa. còn cái bình tích áp, hãng bán bơm lắp vào bơm là vì nó tăng hiệu quả đẩy cao và giảm tiêu hao điện. tôi đã xem mấy loại, cùng lưu lượng và độ cao, nhưng có bình tích áp tiết kiệm được hơn 10 % công suất điện. cũng giống như máy nén khí, bình tích áp làm nhiệm vụ bù áp trong quá trình hoạt động của bơm, như kiểu tụ bù trong mạch nắn dòng, hay mạch lọc ... nhưng đưa vào tính toán trong cấp nước như tính ở trên thì không phải. theo tôi binhf tích áp trước hết phụ thuộc lưu lượng thiết kế và lực nén thiết kế. nếu 1 chu kỳ nén của bơm đẩy bao nhiêu lít chẳng hạn, thì chắc bình phải bù được 1 lượng như vậy. nhưng tôi cũng thấy nếu bình càng to thì càng tốt, vì cũng như máy nén khí,bình càng to thì bơm càng đỡ phải làm nhiều. có điều cái bơm nước đẩy cao 30 m thì áp đấy chỉ khoảng 4 kg/cm2, chứ không cao như máy nén khí là 10 kg/cm2. hơn nữa bơm này không có van 1 chiều trước bình, nên tác dụng lưu áp không nhiều. vì vậy, nó không dùng bù lưu lượng sử dụng đâu. cái điều cốt yếu là ở đó. ngoài ra, các bác xem cái bơm nén áp 3 piston nó nén được hơn 10 kg/cm2, nhưng có cần bình tích áp đâu.
còn nhà cao tầng dùng bơm này, chắc họ không đặt bể trên nóc nên phải đẩy trực tiếp. nhưng theo tôi, việc đặt bể trên nóc tuy cổ điển nhưng hiệu quả nhất, vì bể trên cao sẽ là 1 cái bơm cực kỳ hiệu quả, bền vứng và luôn luôn có áp ổn định, lưu lượng vô tư, không phải tính đếm nhiều. tôi đã theo dõi, nước đẩy vào máy giặt không cần nhiều áp, chỉ cần bể cao hơn máy 2 m là đủ. vậy nên tính cho nước gia đình, khác với nước công nghiẹp. nhưng nếu tính cho nước công nghiệp, thì bài tính còn khó hơn nhiều, phải căn cứ bơm và thực tế đường ống nữa, chứ nói ít thế không có cơ sở nào để tính cả.
thôi các pro vui vẻ tiếp nhé
 
Ðề: Tính chọn bơm và bình tích áp

bài toán này đặt ra nhưng không rõ ràng. về nguyên tắc nước sử dụng gia đình không có lưu lượng ổn định như trong công nghiệp
thứ 2 là không nói rõ vị trí đặt bơm.nếu bơm từ nguồn lên tầng trên cùng để sử dụng thì khác với bơm đặt ở tầng trên cùng. rõ ràng chủ topic đang đánh đố anh em.
nếu dùng bơm đặt ở tầng trên cùng để đẩy nước thẳng đến chỗ sử dụng,thì chỉ có người thừa tiền mà bất chấp kỹ thuật mới làm, vì như thế bơm sẽ bật, tắt suốt ngày. bơm nhật cũng không chịu nổi kiểu chạy như vậy. nên tôi mới nói đặt 1 bể trung gian lên nóc tầng trên cùng, thì chỉ bơm 1 lượt, dùng cạn mới bơm tiếp. còn nếu bác nào thích ứng dụng cái nọ kia thì chỉ cần tính ra giấy cho vui thôi, đừng có thực hiện mà tốn tiền mua bơm liên tục, mất công hãng bán bơm đi bảo hành nữa. còn cái bình tích áp, hãng bán bơm lắp vào bơm là vì nó tăng hiệu quả đẩy cao và giảm tiêu hao điện. tôi đã xem mấy loại, cùng lưu lượng và độ cao, nhưng có bình tích áp tiết kiệm được hơn 10 % công suất điện. cũng giống như máy nén khí, bình tích áp làm nhiệm vụ bù áp trong quá trình hoạt động của bơm, như kiểu tụ bù trong mạch nắn dòng, hay mạch lọc ... nhưng đưa vào tính toán trong cấp nước như tính ở trên thì không phải. theo tôi binhf tích áp trước hết phụ thuộc lưu lượng thiết kế và lực nén thiết kế. nếu 1 chu kỳ nén của bơm đẩy bao nhiêu lít chẳng hạn, thì chắc bình phải bù được 1 lượng như vậy. nhưng tôi cũng thấy nếu bình càng to thì càng tốt, vì cũng như máy nén khí,bình càng to thì bơm càng đỡ phải làm nhiều. có điều cái bơm nước đẩy cao 30 m thì áp đấy chỉ khoảng 4 kg/cm2, chứ không cao như máy nén khí là 10 kg/cm2. hơn nữa bơm này không có van 1 chiều trước bình, nên tác dụng lưu áp không nhiều. vì vậy, nó không dùng bù lưu lượng sử dụng đâu. cái điều cốt yếu là ở đó. ngoài ra, các bác xem cái bơm nén áp 3 piston nó nén được hơn 10 kg/cm2, nhưng có cần bình tích áp đâu.
còn nhà cao tầng dùng bơm này, chắc họ không đặt bể trên nóc nên phải đẩy trực tiếp. nhưng theo tôi, việc đặt bể trên nóc tuy cổ điển nhưng hiệu quả nhất, vì bể trên cao sẽ là 1 cái bơm cực kỳ hiệu quả, bền vứng và luôn luôn có áp ổn định, lưu lượng vô tư, không phải tính đếm nhiều. tôi đã theo dõi, nước đẩy vào máy giặt không cần nhiều áp, chỉ cần bể cao hơn máy 2 m là đủ. vậy nên tính cho nước gia đình, khác với nước công nghiẹp. nhưng nếu tính cho nước công nghiệp, thì bài tính còn khó hơn nhiều, phải căn cứ bơm và thực tế đường ống nữa, chứ nói ít thế không có cơ sở nào để tính cả.
thôi các pro vui vẻ tiếp nhé

haizz chính vì nó bật tắt suốt ngày nên mới dùng bình tích áp, còn việc để bể trên cao bác nói cũng đúng nhưng tôi đố bác các cái tầng sát mái mà bác đảm bảo được áp lực đầu vòi cho các phòng ở đó đó, hay là nước lại chảy kiểu không có áp lực rề rề xuống, ở nhà dân thì có thể bỏ qua, ví du giờ bác ở chung cư mà bác ở tít trên đó bác mà tắm hay dùng nước nó chảy kiểu không có áp lực bác dùng có thích bằng đứa ở tầng dưới không.
 
Ðề: Tinh chon Bom va Binh tich ap

nhà bác chưa biết cao mấy tầng vậy. lại còn bình tích áp, bình này nên tính theo bơm mới hiệu quả. như mình quan sát bơm nhật nhỏ 120 w thì bình tích áp của nó chỉ khoảng 1,5 lit, nhưng đẩy cao 30 m, quy đổi tương đối có thể đạt áp suất 4 kg/cm2. còn 1 loại bơm của hàn quốc công suất chừng 250 w, bình tích áp của nó chừng 5 lit, cũng đẩy cao được 30 m. tuy vậy, nói chung bình tích áp theo mình chỉ là 1 dạng bình trung gian nhằm tăng hiệu quả nén áp của bơm, còn những bơm không bình tích áp mình thấy nó có công suất cao hơn chút. tóm lại là bạn nên làm 1 cái bình trên nóc nhà và bơm nước vào đấy thì hơn. nếu dùng bơm mà không có bồn chứa thì bơm chạy liên tục theo người dùng nước, chóng hỏng đấy. còn nếu cứ muốn bình tích áp, thì có nghĩa phải có bơm đã, và khi mua bơm chọn loại bơm gắn sẵn bình tích áp là xong. tính làm gì cho nhanh già. bạn thử nhìn các máy nén khí mà xem, nó có bình tích áp nhưng trước bình còn có van 1 chiều, sau bình có van xả cấp cứu, xả đáy, đồng hồ áp ... vì yêu cầu công việc cao và khó khăn, nó mới phải dùng bình tích áp. cái gì cần thiết thì hãy dùng, vì đơn giản cũng có nghĩa là chắc chắn, ít mối lo.
Ca nha oi? Co ai co file tinh toan chon bom va binh tich ap cho em xin tham khao nha em dang thiet ke ma chua biet tinh may anh hellp em nha
 
Ðề: Tính chọn bơm và bình tích áp

Lâu lắm rồi mới vào Diễn Đàn lại.
Bác tìm lại tài liệu : Armstrong (Application data - Fire pump)
Tài liệu này hướng dẫn thiết kế bơm và bình tích áp.
Em lười quá nên ko biết để file tài liệu nằm đâu rồi còn mỗi cái hard-copy.
 
Ðề: Tính chọn bơm và bình tích áp

Nếu bình áp của bác càng lớn thời gian chờ của máy bơm càng lâu >> Bơm sẽ bền hơn vì không phải hoạt động liên tục.Còn chọn bình thì làm cai 60 lít là ổn.Giá hoảng hơn 2 triệu(hàng xịn) hàng CHina chắc không đến.Còn bơm thì 250w hoặc hơn.Bơm to thì áp lực đầu ra ở các thiết bị vệ sinh sẽ lớn.Tắm vòi cho sướng.
 
Ðề: Tính chọn bơm và bình tích áp

Các bác xem thử cách tính như vầy có được không?
1. Bơm:
Với số lượng thiết bị và người dùng như trên lưu lượng nước cấp cần thiết khoảng 50L/phút. Áp suất nước tối thiểu cho bồn cầu dùng vòi rửa tự động là 0.7bar + trở lực đường ống, nếu bồn chứa nước cấp cho bơm nằm cùng tầng với thiết bị vệ sinh thì cột áp bơm khoảng 15m là đủ. Nếu bồn nước cấp cho bơm ở thấp hơn thì cộng thêm chiều cao từ mặt nước bồn đến thiết bị. Ngược lại nếu bồn đặt cao hơn thì trừ bớt.
2. Bình tích áp:
Dung tích bình tích áp (pressure tank) tính theo công thức sau:
V = Q x Tmin / K
Trong đó:
V: dung tích bình tích áp (Lít)
Q: Lưu lượng bơm (L/ph)
Tmin: thời gian chạy tối thiểu của bơm (phút). Đối với công trình thương mại, công nghiệp Tmin=1~2 phút, còn nhà dân dụng thường lấy thấp hơn.
K: hệ số sử dụng của bình phụ thuộc vào áp suất làm việc của hệ thống (tra bảng đính kèm).
Ví dụ: Lưu lượng bơm 50L/ph, thời gian chạy bơm tối thiểu 30s, áp suất chạy bơm 1.28bar, áp suất ngừng bơm 2.41bar. Tra bảng có K=0.28. Dung tích bình là:
V= 50 x 0.5 / 0.28 = 89 L
Mong các bác góp ý thêm.

Về cơ bản, tính toán của bạn là đúng, tuy nhiên bạn chú trọng về tính toán mà quên đi ý nghĩa thực tế của bình tích áp. Cần chú ý là thể tích bình về bản chất là thời gian nghỉ của bơm giữa 2 lần bơm. Ví dụ bơm chạy 1-2 phút, nghỉ phải 5 phút thì cách tính của bạn là không hợp lý.
Tất nhiên thời gian bơm nghỉ là cực kỳ khó đoán, nó phụ thuộc vào năng suất dung nước của căn hộ. 1 vòi nước chảy tính toán là 0.07l/s hay 4.2 l/ph, 2 vòi thì lưu lượng là 8.2l/ph. Như thế với bình 90 lít và hệ số 0.28, thể tích hiệu dụng cực đại là 25.2 lít. Từ đây bạn sẽ thấy rằng chu kỳ bơm của bạn với 1 vòi là chạy 0.5 phút - nghỉ khoảng 4-5 phút, với 2 vòi là chạy 0.5 phút - nghỉ 2-3 phút. Với các chu kỳ bơm chỉ chạy 0.5 phút theo mình là ngắn quá, nên tính chu kỳ dài hơn là 1 phút. Khi đó phải suy nghĩ xem chạy 1 phút, nghỉ 2 đến 3 phút có ổn hay không đối với 1 bơm như bạn tính.
Mấy ý kiến góp ý thêm!
 
Ðề: Tính chọn bơm và bình tích áp

Về cơ bản, tính toán của bạn là đúng, tuy nhiên bạn chú trọng về tính toán mà quên đi ý nghĩa thực tế của bình tích áp. Cần chú ý là thể tích bình về bản chất là thời gian nghỉ của bơm giữa 2 lần bơm. Ví dụ bơm chạy 1-2 phút, nghỉ phải 5 phút thì cách tính của bạn là không hợp lý.
Tất nhiên thời gian bơm nghỉ là cực kỳ khó đoán, nó phụ thuộc vào năng suất dung nước của căn hộ. 1 vòi nước chảy tính toán là 0.07l/s hay 4.2 l/ph, 2 vòi thì lưu lượng là 8.2l/ph. Như thế với bình 90 lít và hệ số 0.28, thể tích hiệu dụng cực đại là 25.2 lít. Từ đây bạn sẽ thấy rằng chu kỳ bơm của bạn với 1 vòi là chạy 0.5 phút - nghỉ khoảng 4-5 phút, với 2 vòi là chạy 0.5 phút - nghỉ 2-3 phút. Với các chu kỳ bơm chỉ chạy 0.5 phút theo mình là ngắn quá, nên tính chu kỳ dài hơn là 1 phút. Khi đó phải suy nghĩ xem chạy 1 phút, nghỉ 2 đến 3 phút có ổn hay không đối với 1 bơm như bạn tính.
Mấy ý kiến góp ý thêm!

Theo mình hiểu thì chức năng chính của bình tích áp là giảm số lần khởi động bơm, tăng thời gian giữa 2 lần khởi động chứ không phải nhằm tăng thời gian nghỉ cho bơm. Đồng thời cần tính đến vấn đề giá thành của hệ thống. Thời gian chạy tối thiểu của bơm chỉ xảy ra khi bơm khởi động mà không có vòi nước nào sử dụng (điều này rất ít khi xảy ra). Còn lúc có người sử dụng thì lưu lượng nước tích vào bình sẽ bằng lưu lượng bơm trừ đi lưu lượng nước sử dụng. Lúc đó thời gian chạy của bơm sẽ lâu hơn. Thời gian nghỉ của bơm cũng thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng nước sử dụng.
Bài toán bác nguyenledung đưa ra: bơm chạy 1 phút, nghỉ 2-3 phút theo mình là không hợp lý khi yêu cầu thời gian nghỉ dài gấp 2-3 lần thời gian chạy của bơm. Bởi vì như vậy ngoài việc bình tích áp lớn mà lưu lượng và công suất bơm cũng phải gấp 2-3 lần lưu lượng nước sử dụng mới đáp ứng được yêu cầu này. Điều này làm cho giá thành hệ thống đội lên rất nhiều.
Trong các thiết kế bơm tăng áp của Nhật hiện nay người ta thường dùng nhiều bơm trong một hệ thống ( 2 đến 5 bơm hoặc nhiều hơn). Khi lưu lượng nước sử dụng thay đổi hệ thống sẽ tăng hoặc giảm số lượng bơm hoạt động và dùng inverter để thay đổi tốc độ bơm nhằm đáp ứng lưu lượng sử dụng mà vẫn duy trì áp suất ổn định. Bình tích áp họ dùng rất nhỏ. Bơm chỉ dừng khi tất cả các vòi đều không sử dụng. Khi có 1 vòi nước sử dụng thì gần như bơm chạy ngay
 
Ðề: Tính chọn bơm và bình tích áp

Theo mình hiểu thì chức năng chính của bình tích áp là giảm số lần khởi động bơm, tăng thời gian giữa 2 lần khởi động chứ không phải nhằm tăng thời gian nghỉ cho bơm. Đồng thời cần tính đến vấn đề giá thành của hệ thống. Thời gian chạy tối thiểu của bơm chỉ xảy ra khi bơm khởi động mà không có vòi nước nào sử dụng (điều này rất ít khi xảy ra). Còn lúc có người sử dụng thì lưu lượng nước tích vào bình sẽ bằng lưu lượng bơm trừ đi lưu lượng nước sử dụng. Lúc đó thời gian chạy của bơm sẽ lâu hơn. Thời gian nghỉ của bơm cũng thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng nước sử dụng.
Bài toán bác nguyenledung đưa ra: bơm chạy 1 phút, nghỉ 2-3 phút theo mình là không hợp lý khi yêu cầu thời gian nghỉ dài gấp 2-3 lần thời gian chạy của bơm. Bởi vì như vậy ngoài việc bình tích áp lớn mà lưu lượng và công suất bơm cũng phải gấp 2-3 lần lưu lượng nước sử dụng mới đáp ứng được yêu cầu này. Điều này làm cho giá thành hệ thống đội lên rất nhiều.
Trong các thiết kế bơm tăng áp của Nhật hiện nay người ta thường dùng nhiều bơm trong một hệ thống ( 2 đến 5 bơm hoặc nhiều hơn). Khi lưu lượng nước sử dụng thay đổi hệ thống sẽ tăng hoặc giảm số lượng bơm hoạt động và dùng inverter để thay đổi tốc độ bơm nhằm đáp ứng lưu lượng sử dụng mà vẫn duy trì áp suất ổn định. Bình tích áp họ dùng rất nhỏ. Bơm chỉ dừng khi tất cả các vòi đều không sử dụng. Khi có 1 vòi nước sử dụng thì gần như bơm chạy ngay
Ý bạn cũng như vấn đề tôi đặt ra thôi! Bơm chạy thì nó phải nghỉ, thời gian nghỉ chính là thời gian giữa 2 lần khởi động bơm! Tỷ số thời gian bơm chạy và thời gian bơm nghỉ sẽ quyết định tuổi thọ của bơm!
 
Back
Bên trên