Tính lưu lượng spinkler

phuongnha

Thành Viên [LV 1]
Chào mọi người!
Khi đọc qua tiêu chuẩn việt nam, tôi thấp có một vài chổ mâu thuẩn với nhau, giờ đưa lên đây để mọi người cùng thảo luận nhé!
Trong tiêu chuẩn 7336-2003 quy định mật độ phun của một spinkler là 0,08l/m2.s và diện tích để tính lưu lượng nước là 120m2 nghĩa là ta lấy diện tích sàn nhân với 0,08 là sẽ tìm được lưu lượng rồi từ lưu lượng ta chia lại cho lưu lượng của mỗi sprinker là sẽ ra được số lượng spinkler. Như vậy thì diện tích để tính lưu lượng nươc coi như là thứa sao?
Mặt khác trong tiêu chuẩn cũng quy định khoảng cách của các spinkler là 3m như vậy ta cứ lấy đúng khoảng cách này rồi cứ bố trí trên diện tích sàn thì sẽ có được số lượng spinkler. Từ đó ta lấy số lượng spinkler rồi nhân với lưu lượng của một spinkler sẽ được lưu lượng tổng. Như vậy tôi thấy 2 vấn đề này mâu thuẩn với nhau wa. Mong mọi người giải thích thêm.
Thanks
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Không có gì mâu thuẫn đâu bạn ơi. Chủ yếu là bạn dùng đầu sprinkler loại gì (hằng số K là bao nhiêu). Khoảng cánh giữa các đầu SP là từ 2-4 m tùy theo mặt bằng. Còn đi vào chi tiết nữa thì cả forum này không đủ chỗ để thảo luận đâu!?
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Theo như bạn võ lâm truyền kỳ thì tính như thế nào. Chẳng lẽ cứ 100 đầu phun sprinkler thì lấy 100 nhân với 80l/phút (lưu lượng của một spinkler) là được lưu lượng của bơm sao?
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Chào mọi người!
Khi đọc qua tiêu chuẩn việt nam, tôi thấp có một vài chổ mâu thuẩn với nhau, giờ đưa lên đây để mọi người cùng thảo luận nhé!
Trong tiêu chuẩn 7336-2003 quy định mật độ phun của một spinkler là 0,08l/m2.s và diện tích để tính lưu lượng nước là 120m2 nghĩa là ta lấy diện tích sàn nhân với 0,08 là sẽ tìm được lưu lượng rồi từ lưu lượng ta chia lại cho lưu lượng của mỗi sprinker là sẽ ra được số lượng spinkler. Như vậy thì diện tích để tính lưu lượng nươc coi như là thứa sao?
Thanks
Bài toán rất hay, nếu cứ tính ra thì
Q= 0.08l/m2.s x 120m2= 96l/s = 345.6m3/h
Rồi tính lại thì lại thì được số diện tích mà đầu sprinker bao phủ là 120m2.
Nhưng cần chú ý là nguyên tắc hoạt động của đầu sprinker là tự phun khi gặp nhiệt độ làm thanh lưỡng kim ở đầu cong, như vậy tính lưu lượng ở đây chỉ tính để đảm bảo thông số bơm khi tất cả sprinker cùng hoạt động.
Đối với đầu sprinker luôn mở không cần sự tác động của nhiệt độ thì người ta bố trí theo khu vực (zone), mỗi zone hoạt động theo tín hiệu của van mở zone khu vực đó, các van này được điều khiển bằng tín hiệu báo cháy của khu vực zone đó.
Theo tớ là như vậy, còn việc tính lưu lượng theo bác phuongnha, công nhận tớ vẫn không hỉu được kĩ lắm, bác nào viết tiêu chuẩn xin chỉ dùm.
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Bạn Phuongnha hoàn toàn hiểu lầm về sprinkler. TCVN có các cách hiểu như sau. Tối đa hệ thống SP chỉ chữa cho 240m2. Diện tích bảo vệ 1 đầu SP được 10m2. Như thế tối đa chỉ có 24 SP hoạt động. Lưu lượng 1 đầu SP thường là 1l/s như thế lưu lượng tối đa của hệ SP là 24l/s thì bơm cứ theo đó mà chọn. Còn theo NFPA 13 thì không diễn tả hết được hì hì.
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Bạn Phuongnha hoàn toàn hiểu lầm về sprinkler. TCVN có các cách hiểu như sau. Tối đa hệ thống SP chỉ chữa cho 240m2. Diện tích bảo vệ 1 đầu SP được 10m2. Như thế tối đa chỉ có 24 SP hoạt động. Lưu lượng 1 đầu SP thường là 1l/s như thế lưu lượng tối đa của hệ SP là 24l/s thì bơm cứ theo đó mà chọn. Còn theo NFPA 13 thì không diễn tả hết được hì hì.

Tôi xem các bạn thảo luận chủ đề này rất lâu và thấy rằng hình như các bạn học kỹ thuật nhưng chẳng hiểu kỹ thuật là gì cả. Thực tế thì các spin của hệ chữa cháy spinkler thường không nổ hết cùng 1 lúc. Từ đây dẫn đến một số mức độ bảo vệ cháy. Bạn đọc TCVN 7336 sẽ thấy họ quy ra làm nhiều mức độ bảo vệ cho công trình khác nhau:
- Nguy cơ cháy thấp - hệ spinkler được thiết kế bảo vệ với diện tích 120m2. Điều đó có nghĩa là công trình nếu cháy thì tổng diện tích cháy thực sự không quá 120m2 và do đó số đầu spin bị nổ bảo vệ cũng chỉ bảo vệ cho không quá 120m2 này. (Thực tế có thể nói thế này, công trình anh rộng 10000m2, nhưng nguy cơ cháy thực sự chỉ có 120m2 thôi nên cần thiết kế bảo vệ cho 120m2)
- Nguy cơ cháy trung bình - hệ spinkler được thiết kế bảo vệ với diện tích 240m2. Điều đó có nghĩa là công trình nếu cháy thì tổng diện tích cháy thực sự không quá 240m2 và do đó số đầu spin bị nổ bảo vệ cũng chỉ bảo vệ cho không quá 240m2 này.
- Nguy cơ cháy cao - hệ spinkler được thiết kế bảo vệ với diện tích 360m2. Điều đó có nghĩa là công trình nếu cháy thì tổng diện tích cháy thực sự không quá 360m2 và do đó số đầu spin bị nổ bảo vệ cũng chỉ bảo vệ cho không quá 360m2 này.
Giáo điều quá phải không? Tuy nhiên hệ thống spinkler bất kỳ có 3000 đầu phun bảo vệ diện tích tới gần 50.000m2 nhưng thực tế thiết kế chỉ là các mức bảo vệ như trên thôi (nếu nhiều hơn sẽ bị cho là lãng phí so với tiêu chuẩn). Bạn đọc NFPA-13 thì cũng hướng dẫn như thế thôi!
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Bác Ledung nói thì tôi đồng ý, khi có sự cố cháy xảy ra thì không fai tất cả các đầu phun sp sẽ nỗ để bảo vệ. Nhưng trong tiêu chuẩn việt nam có nêu đối với nguy cơ cháy thấp thì diện tích bảo vệ của 1 sp là 12m2 và diện tích để tính lưu lượng là 120m2. như vậy lưu lượng nước tính toán cho tầng đó là 120/12=10l/s. Nhưng vấn đề tôi ko hiểu ở chổ là trong tiêu chuẩn lại đưa ra mật độ phun là 0,08l/m2s. Vậy thông số này có ý nghĩa gì.
Ví dụ trong một toà nhà có 6 tầng mà 6 tầng này điều sử dụng chữa cháy sprinkler hết thì lưu lượng tính toán cho cả toà nhà này là tính từ tầng cộng lại hay. Trong trường hợp mình chỉ sử dụng đầu phun cho khu hành lang thôi thì lưu lượng đó được tính như thế nào vì khu vực hành lang bố trí đầu phun thường rât ít nếu áp dụng tcvn diện tích để tính lưu lượng là 120m2 thì lãng phí wa. Mong các Pac góp ý thêm
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Tôi xem các bạn thảo luận chủ đề này rất lâu và thấy rằng hình như các bạn học kỹ thuật nhưng chẳng hiểu kỹ thuật là gì cả. Thực tế thì các spin của hệ chữa cháy spinkler thường không nổ hết cùng 1 lúc. Từ đây dẫn đến một số mức độ bảo vệ cháy. Bạn đọc TCVN 7336 sẽ thấy họ quy ra làm nhiều mức độ bảo vệ cho công trình khác nhau:
- Nguy cơ cháy thấp - hệ spinkler được thiết kế bảo vệ với diện tích 120m2. Điều đó có nghĩa là công trình nếu cháy thì tổng diện tích cháy thực sự không quá 120m2 và do đó số đầu spin bị nổ bảo vệ cũng chỉ bảo vệ cho không quá 120m2 này. (Thực tế có thể nói thế này, công trình anh rộng 10000m2, nhưng nguy cơ cháy thực sự chỉ có 120m2 thôi nên cần thiết kế bảo vệ cho 120m2)
- Nguy cơ cháy trung bình - hệ spinkler được thiết kế bảo vệ với diện tích 240m2. Điều đó có nghĩa là công trình nếu cháy thì tổng diện tích cháy thực sự không quá 240m2 và do đó số đầu spin bị nổ bảo vệ cũng chỉ bảo vệ cho không quá 240m2 này.
- Nguy cơ cháy cao - hệ spinkler được thiết kế bảo vệ với diện tích 360m2. Điều đó có nghĩa là công trình nếu cháy thì tổng diện tích cháy thực sự không quá 360m2 và do đó số đầu spin bị nổ bảo vệ cũng chỉ bảo vệ cho không quá 360m2 này.
Giáo điều quá phải không? Tuy nhiên hệ thống spinkler bất kỳ có 3000 đầu phun bảo vệ diện tích tới gần 50.000m2 nhưng thực tế thiết kế chỉ là các mức bảo vệ như trên thôi (nếu nhiều hơn sẽ bị cho là lãng phí so với tiêu chuẩn). Bạn đọc NFPA-13 thì cũng hướng dẫn như thế thôi!

mình đồng ý với ý kiến của bác @nguyenledung
đối với sprinkler thì có 2 loại : ESFR và Non EFSR.
nếu mà ai chưa biết sprinkler là gì hoặc còn lơ tơ mơ thì tìm hiểu 2 loại trước đi đã rồi đi đến các bước tiếp theo.
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Ban Phuong nha có biết lưu lượng nước mưa tính thế nào không. Lưu lượng SP tính y hệt như thế. Còn bác Nguyễnlêdũng thì quá lời. Bác biết TCVN về PCCC là như thế nào không. Đó là bản dịch không hoàn chỉnh của Liên Xô, EU và Mỹ... Nếu bác thích thì cứ bám vào tiêu chuẩn đó còn tôi khi thiết kế bao giờ tôi cũng xem thiết bị mình dùng trước. Nếu nó không đáp ứng được thì Tk là gì. VD TCVN đầu báo khói bảo vệ được <100m2. Nhưng nhiều hãng chế tạo đầu có những đầu được 240 m2...VV
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Ban Phuong nha có biết lưu lượng nước mưa tính thế nào không. Lưu lượng SP tính y hệt như thế. Còn bác Nguyễnlêdũng thì quá lời. Bác biết TCVN về PCCC là như thế nào không. Đó là bản dịch không hoàn chỉnh của Liên Xô, EU và Mỹ... Nếu bác thích thì cứ bám vào tiêu chuẩn đó còn tôi khi thiết kế bao giờ tôi cũng xem thiết bị mình dùng trước. Nếu nó không đáp ứng được thì Tk là gì. VD TCVN đầu báo khói bảo vệ được <100m2. Nhưng nhiều hãng chế tạo đầu có những đầu được 240 m2...VV

OK! Bạn là người rất khí khái! Tuy nhiên, người kiểm tra bạn cứ theo đúng TCVN thì bạn nghĩ sao? Khả năng thiết bị có thể đáp ứng hay không thì họ cũng phải thử nghiệm theo đúng các tiêu chuẩn thôi! Theo mình thì không phải không có lý khi phải bám theo TCVN đâu! Vì nói chung ra tiêu chuẩn cũng chính là luật pháp trong thiết kế công trình vậy. Và do đó Bạn sẽ theo lời quảng cáo hàng hóa hay phải tuân theo tiêu chuẩn người ta đã quy định?
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

OK! Bạn là người rất khí khái! Tuy nhiên, người kiểm tra bạn cứ theo đúng TCVN thì bạn nghĩ sao? Khả năng thiết bị có thể đáp ứng hay không thì họ cũng phải thử nghiệm theo đúng các tiêu chuẩn thôi! Theo mình thì không phải không có lý khi phải bám theo TCVN đâu! Vì nói chung ra tiêu chuẩn cũng chính là luật pháp trong thiết kế công trình vậy. Và do đó Bạn sẽ theo lời quảng cáo hàng hóa hay phải tuân theo tiêu chuẩn người ta đã quy định?
Sori bác nguyenledung, câu tôi bôi đậm bác giải thích thế không được đâu, luật pháp thì không thay đổi được ngay, nhưng cái tiêu chuẩn chỉ là định mức cho ta kiểm tra, công cụ cần thiết để có thể hoàn thiện công trình, còn nhất nhất tuân theo thiết kế trên bản vẽ và hồ sơ trình duyệt bác ah.
Túm lại TC chỉ có tính định hướng, khu vực có nguy cơ cháy cấp I có thể thành cấp IV khi người ta thay đổi mục đích sử dụng nó.
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Sori bác nguyenledung, câu tôi bôi đậm bác giải thích thế không được đâu, luật pháp thì không thay đổi được ngay, nhưng cái tiêu chuẩn chỉ là định mức cho ta kiểm tra, công cụ cần thiết để có thể hoàn thiện công trình, còn nhất nhất tuân theo thiết kế trên bản vẽ và hồ sơ trình duyệt bác ah.
Túm lại TC chỉ có tính định hướng, khu vực có nguy cơ cháy cấp I có thể thành cấp IV khi người ta thay đổi mục đích sử dụng nó.
Bạn bản thân nói đi nói lại thì cũng TC mang tính định hướng. Và tất nhiên tiêu chuẩn phải áp dụng trong từng trường hợp cụ thể nên mới nói đến chuyện người áp dụng tiêu chuẩn phải hiểu tiêu chuẩn như là "luật pháp" thiết kế. Tôi nghĩ trong kỹ thuật, không nên gò bó nhưng cũng không nên thoát ra. Cái gò bó sẽ làm bạn mất đi tính linh hoạt, cái thoát khỏi sẽ làm bạn sai lầm. Tuy nhiên như bạn nói TC phải là định hướng và do đó cũng không nên tranh cãi nhiều về TC nữa vì rõ ràng nó định hướng mà và do đó nó cũng có tính luật pháp đúng không?
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Bạn bản thân nói đi nói lại thì cũng TC mang tính định hướng. Và tất nhiên tiêu chuẩn phải áp dụng trong từng trường hợp cụ thể nên mới nói đến chuyện người áp dụng tiêu chuẩn phải hiểu tiêu chuẩn như là "luật pháp" thiết kế. Tôi nghĩ trong kỹ thuật, không nên gò bó nhưng cũng không nên thoát ra. Cái gò bó sẽ làm bạn mất đi tính linh hoạt, cái thoát khỏi sẽ làm bạn sai lầm. Tuy nhiên như bạn nói TC phải là định hướng và do đó cũng không nên tranh cãi nhiều về TC nữa vì rõ ràng nó định hướng mà và do đó nó cũng có tính luật pháp đúng không?

định hướng
■ động từ
• xác định phương hướng
định hướng nghề nghiệp
"Ông dừng lại, nhìn trước nhìn sau để định hướng." (Vũ Tú Nam; 10)
pháp luật
■ danh từ
• những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội [nói tổng quát]
Từ đồng nghĩa: luật pháp
tuân thủ pháp luật
vi phạm pháp luật

http://tudien.xalo.vn/tratu.php?q=ph%C3%A1p+lu%E1%BA%ADt&dict=0&x=0&y=0&type=
Tôi xin trích định nghĩa hai từ này, xin bác giải thích cho tôi định hướng mang tính pháp luật ở đâu.
Luật pháp giải quyết có lý có tình có căn cứ, tiêu chuẩn đề ra có thể theo có thể không theo, nếu bạn nhất định so sánh như thế thì bộ hồ sơ thiết kế gồm 2 thứ tiếng anh - việt, nếu chủ thầu người anh làm thì nói ưu tiên tiếng anh khi có tranh cãi, tiếng anh nêu ra các tiêu chuẩn khác tiêu chuẩn VN, đưa vào áp dụng thiết kế thi công tại VN, thì phải tuân theo, bạn đừng cãi cố nữa nhé.
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Luật pháp giải quyết có lý có tình có căn cứ, tiêu chuẩn đề ra có thể theo có thể không theo, nếu bạn nhất định so sánh như thế thì bộ hồ sơ thiết kế gồm 2 thứ tiếng anh - việt, nếu chủ thầu người anh làm thì nói ưu tiên tiếng anh khi có tranh cãi, tiếng anh nêu ra các tiêu chuẩn khác tiêu chuẩn VN, đưa vào áp dụng thiết kế thi công tại VN, thì phải tuân theo, bạn đừng cãi cố nữa nhé.

Bạn biết không, chính điều này là điều xấu hổ trong các hợp đồng xây dựng ở Việt nam đó! Cái gì cũng chê TCVN rồi lấy tiêu chuẩn nước ngoài ra thiết kế và tranh cãi. Trong khi đó, các điều luật của chúng ta lại quy định rất rõ là TCVN là định hướng bắt buộc khi thiết kế các công trình ở Việt nam. Còn khi không có TCVN tương đương thì dùng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO hay IEC. Nếu không có nữa thì dùng NEC, ANSI, NFPA. Hạng cuối cùng là BS. Các tiêu chuẩn như BS, AS, JIS chỉ mang tính tham khảo cuối cùng khi mà thứ tự ưu tiên không tham chiếu tương đương!
Tôi đọc nhiều thiết kế của các công trình rồi và nói thẳng là cái cần làm tốt thì làm ẩu, cái không cần kỹ lắm thì làm quá kỹ gây ra lãng phí rất nhiều so với yêu cầu của rất nhiều tiêu chuẩn. Nói ra điều này không phải để nói mình hay mà để nói rằng đọc tiêu chuẩn thì rất nhiều người đọc nhưng hiểu tiêu chuẩn cho đúng thì không phải ai cũng hiểu thấu đáo. Tôi đã xem phim hoạt hình "Chuột đầu bếp" rất nổi tiếng và từ đó tôi nghiệm cũng nhiều thứ và giất mình suy nghĩ rằng hình như đôi khi mình còn hiểu sai mọi thứ. Tranh cãi điều này không phải để khoe mà là để nói rằng dù bạn có làm gì thì tiêu chuẩn là cái để thiết kế công trình phù hợp và giá thành sản phẩm thiết kế là phù hợp nhất. Bởi vì cuối cùng cái quan trọng không phải là kỹ thuật bạn dùng cho công trình đó mà là giá thành công trình có phù hợp với túi tiền của chủ đầu tư hay không mà không phạm lỗi về tiêu chuẩn! Xin lỗi khi nói về cái túi tiền của chủ đầu tư với bạn nhưng thực tế hình như là vậy đó! Và mình nghĩ đó mới là cái người ta thuê bạn làm tư vấn đúng không?
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Nói như bác volamtruyenky la em fai xem lại cách tính lưu lượng nước mưa rồi, nhưng từ trước đến giờ em không có làm bên cấp thoát nước mưa, bác volamtruyenky có tài liệu về tính lưu lượng nước mưa thì up lên cho anh em tham khảo luôn nhé!
cám ơn bác!
chúc bác thành công trong cuộc sống
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Trời ơi. Lưu lượng nước mưa thì có gì mà phải tính. Cái lưu lượng mà bạn hỏi nó chỉ là bao nhiêu giây thì 1 đầu phun có thể phun gập được cả phòng thôi (phòng bao nhiêu m3 quy đổi ra l). Các bác tranh cãi ghê quá. Em nghỉ có mấy ngày mà loạn cả 4rum. Mọi người bình tĩnh nào.
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Các bác tranh cãi ghê quá. Em nghỉ có mấy ngày mà loạn cả 4rum. Mọi người bình tĩnh nào.
Theo mình thì 4rum là nơi trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp thôi! Mỗi người mỗi tính dễ thể hiện lắm! Bạn làm bên chữa cháy thì cũng hiểu là khi thiết kế ngoài TCVN 7336, bạn sẽ tham khảo thêm NFPA 13 để tính toán đường ống nữa. Tuy nhiên nếu nhìn NFPA 13 tính toán thì sẽ thấy rất lạ kỳ và do đó phải nhìn vấn đề một cách tỉnh táo hơn.
Tôi nhớ bài toán hồi còn nhỏ như sau: mỗi người ăn 1 cái kẹo thì buổi dạ hội có 1000 người thì cần phải có 1000 cái kẹo đúng không? Tuy nhiên thực tế thì kẻ thích thì ăn, người không thích thì không ăn dẫn tới buổi dạ hội chỉ cần 100 cái kẹo là đủ. Trường hợp hệ spinkler thì cũng thế. Xác suất sự cố gần như là rất nhỏ nên một công trình dù có tới 10000 đầu phun nhưng hệ thống trung tâm tính toán chỉ cho phép phun 100 đầu phun chẳng hạn. Các tiêu chuẩn hướng dẫn gần như cũng hiểu theo nghĩa đó. Tranh cãi gì thì cũng phải áp dụng vào thực tế theo đúng những gì mà thực tế đã và sẽ diễn ra thôi. Tất nhiên là nếu gắp sự cố vượt qua dự kiến thì sẽ thế nào? Một quá trình nghiên cứu mới và sẽ có thêm một vài điều hay vài khoản bổ sung vào tiêu chuẩn. Bạn cũng thấy là khi tòa nhà tháp đôi ITC ở Mỹ bị đổ do khủng bố thì mấy ai nghĩ được nó sụp quá nhanh như thế! Từ đó, sẽ có thêm vài điều khoản là phải tính toán sao cho không sụp đổ vì cháy xăng chẳng hạn!
Nói những điều tranh cãi để thấy tầm quan trong của tiêu chuẩn vì nếu nói cho đúng thì tiêu chuẩn là những việc phải đạt được nhằm bảo đảm hàng hóa làm ra là tốt nhất có thể. Một công trình xây dựng và các hạng mục nhỏ của nó xét cho cùng cũng là hàng hóa mà thôi!
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Chào các bạn.
Khi tính lưu lượng spinkler nhất thiết phải theo tiêu chuẩn Việt Nam, việc chọn cường độ phun và diện tích bảo vệ cũng hoàn toàn phụ thuộc vào phân loại công trình trong tiêu chuẩn quy định. Muốn tính lưu lượng chỉ cần lấy cường độ phun nhân với diện tích bảo vệ là xong.
Vấn đề là áp công trình cụ thể vào nhóm hạng nào để có cường độ phun và diện tích bảo vệ cho hợp lý.
Các bạn nên bám sát tiêu chuẩn 7336 là ok.
Còn với các công trình của Việt Nam tham khảo thêm NFPA, nếu sai TCVN hệ thống thiết kế lên sẽ không được thẩm duyệt.
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

&%&%*^*&%^$(*)&*%$(*&)(^& Xác suất sự cố gần như là rất nhỏ nên một công trình dù có tới 10000 đầu phun nhưng hệ thống trung tâm tính toán chỉ cho phép phun 100 đầu phun chẳng hạn. Các tiêu chuẩn hướng dẫn gần như cũng hiểu theo nghĩa đó. Tranh cãi gì thì cũng phải áp dụng vào thực tế theo đúng những gì mà thực tế đã và sẽ diễn ra thôi. *&(*^&^%&*&^*^&%*(&*R^%

Bác à, khi nhiều đầu phun người ta phân thành khu vực, sự cố sẽ được phân ra, nếu bác đọc tiêu chuẩn kĩ thì thấy họ có nói bao nhiêu thì phải phân khu vực báo, hệ thống điều khiển cũng khá đơn giản cũng giống như phương pháp tính chữa cháy của TCVN có nói cần tính lưu lượng cho 2 họng phun đồng thời, tuỳ mực và cấp độ bảo vệ, nếu bác từng làm hệ SP này cho nhà máy may thì biết nó sẽ phân khu vực, và cách bố trí thiết bị làm việc cũng theo khu vực bác ah.
 
Ðề: Tính lưu lượng spinkler

Em hỏi các bác câu này. Mặt trời ở Mỹ sáng hơn ở Việt Nam à? Đám cháy ở Mỹ khác đám cháy ở VN? Tại sao cái gì hay mình không áp dụng. Còn không áp dụng được thì tùy hoàn cảnh mà làm cần gì phải tranh cãi nhiều đúng không?
 
Back
Bên trên