Công Nghiệp Tính toán dung tích bình dãn nở

cuongcom

Thành Viên [LV 0]
Mong các cao thủ chỉ giáo dùm mình với.
Trong hệ chiller thì tính toán dung tích bình dãn nở như thế nào vậy
Mình xem sách của thầy Lợi thấy tính dung tích bình dãn nở = 6% lượng nước chứa trong cả hệ (gồm cả đường ống và fcu). Nhưng lại không nói rõ 6% này tính theo đơn vị gì?
Mong mọi người giúp đỡ:(
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

TÍnh theo đơn vị thể tích chứ còn gì nữa. Bạn tính được tổng lượng nước trong hệ thống (bao gồm cả đường cấp và hồi). Thông thường trên thực tế người ta lấy hệ số 10% chứ ko phải 6% như lí thuyết.Chúc bạn may mắn!
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Lượng nước FCU, chiller= Tra catalog, có dung tích nước trong dàn.
Đường ống= Cấp + Hồi (tính dựa vào đường kính trong của ống x chiều dài tương ứng)
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

newwind viết:
TÍnh theo đơn vị thể tích chứ còn gì nữa. Bạn tính được tổng lượng nước trong hệ thống (bao gồm cả đường cấp và hồi). Thông thường trên thực tế người ta lấy hệ số 10% chứ ko phải 6% như lí thuyết.Chúc bạn may mắn!

bác có chắc là thực tế tính 10% không, chắc do tính lụi, nên nhân hệ số hơi cao, bác thử cộng thực tế hệ thống ống 1 cách chính xác, rồi nhân 10% coi khi đó dung tích bình khoảng bao nhiêu, lớn lắm à:)
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

đưng thấy \"việc thiện\" lớn mà không làm.Chớ thấy cái ác nhỏ mà làm.Bác còn phải có dung ssai khi tính chọn bể mà.:laugh:
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

:laugh: đồng ý làm kỹ thuật thì lúc nào cũng có dung sai, nhưng nếu chính xác được tới đâu thì chính xác. tiêu chuẩn là cái người ta nghiên cứu thử nghiệm rồi mới cho ra, tức là vừa đủ để không quá lớn và quá nhỏ, nếu cái gì cũng nhân hệ số vào thì mất đi cái yêu cầu của tiêu chuẩn rồi, cái nào tính sơ sơ thì nhân hệ số cao tí, còn đã tính chính xác thì hệ số làm gì nữa:laugh:
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Theo tôi, đối với hệ thống mà tổng dung tích nước chứa trong đường ống và thiết bị là nhỏ thì việc tính 6% hay 10% cũng không thành vấn đề. Nhưng đối với công trình lớn, lượng nước trong hệ thống đến vài trăm m3 thì cần phải tính kỹ lại (lúc đó kể cả tính 6% cũng là quá lớn). Chúng ta biết bình dãn nở cần có sức chứa đủ để chứa thể tích nước tăng lên khi nhiệt độ nước tăng từ nhiệt độ thấp nhất đến nhiệt độ cao nhất và bù lượng nước hao hụt trong trường hợp ngược lại.
Như vậy dung tích bình dãn nở cũng phụ thuộc vào chức năng của hệ thống:
Đối với hệ thống chỉ làm lạnh (không có sưởi ấm) nhiệt độ nước cao nhất chỉ đến 30oC (khi máy nghỉ). Hệ số dãn nở nhiệt của nước từ 5oC đến 30oC là 0.43%. Nghĩa là dung tích hiệu dụng tối thiểu của bình dãn nở chỉ cần 0.43% thể tích nước trong hệ thống là đủ. Nếu chọn 6% nghĩa là nhiều gấp 14 lần mức cần thiết.
Đối với hệ thống dùng sưởi ấm vào mùa đông thì nhiệt độ nước tối đa lên đến 70oC thì độ dãn nở nhiệt tương ứng là 2.4%. Nếu chọn 6% cũng cao hơn 2.5 lần rồi.
Ở đây nói đến thể tích hiệu dụng của bình chứ không phải tổng dung tích bình.
Tôi tính như vậy có đúng không? Mong các bạn góp ý.
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Bác nói vậy là mình biết đã tính hệ thống lớn rồi mới nói vậy, quả thất đối với hệ thống lớn mà tính 6% thì đôi khi nó gần bằng bể nước mái luôn, cho nên cũng tùy trường hợp mà tính cho hợp lý, mình tham khảo bảng 6.13 phần trăm giản nở của nước theo nhiệt độ
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Em thấy bác exlife86 nói cũng hợp lý đấy!
Bữa trước em thấy cái hệ thống chiller tổng thể tích đường ống khoảng 2500m3. Người ta dùng bình giãn nở 1000L à!
:laugh:
Nhưng khi mình tính ngoài cái vấn đề dựa theo hệ số giãn nỡ của nước thì cũng phải có một hệ số an toàn nào đó chứ (Trời có lúc cũng điên khùng mà?), khoảng bao nhiêu phần trăm nữa là hợp lý hả các bác?:eek:hmy:
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Bac exlife86 nói hay lắm!

Nhưng kgs có bổ sung một số ý kiến này.
Đối với tỉ lệ giãn nở của nước có thể lấy theo tiêu chuẩn ASME như sau (đối với nhiệt độ >5oC):
Nhiệt độ đến 37.8oC (100F) tỉ lệ giãn nở là 0.6%,
65.6oC (150F) tỉ lệ giãn nở là 1.8%,
79.4oC (175F) tỉ lệ giãn nở là 2.8%.
Để tính bình giãn nỡ kín thì theo công thức sau(hỉ phụ thuộc vào độ giãn nở của nước.
Đưa ra để các bác bàn bạc tiếp
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Tank giãn nở là thiết bị cần thiết trong hệ thống nóng, làm lạnh cũng như điều hoà không khí để tránh áp lực gia tăng quá mức trong hệ thống khi nhiệt độ gia tăng.

Có 3 loại thường thấy là
_ Loại hở ( Open Tanks)
_ Loại kín ( Closed Compression Tanks)
_ Loại có màng giãn nở ( Diaphragm Tanks)

Độ giãn nở của nước được biết như là:

Vnet = (v1 / v0) - 1 (1)

Vnet - thể tích giãn nở của nước (gallon, liter)
v1 = thể tích riêng của nước tại nhiệt độ cao (hot) (ft3/lb, m3/kg)
v0 = thể tích riêng của nước tại nhiệt độ thấp (cold) (ft3/lb, m3/kg)

TANK GIẢN NỠ LOẠI HỞ.

Vet = k Vw [(v1 / v0) - 1] (2)

Vet = Thể tích tank (gallon, liter)
k = hệ số an toàn ( thông thường là 2)
Vw = Thể tích nước trong hệ thống (gallon, liter)
[(v1 / v0) - 1] = Vnet

Vnet có thể ước chừng theo giản đồ sau
water_temperature_expansion_diagram.png


TANK GIẢN NỠ LOẠI KÍN.

Vet = k Vw [ ( v1 / v0 ) - 1 ] / [ ( pa / p0 ) - ( pa / p1 ) ] (3)

Với :


pa = áp suất khí quyển - 14.7 (psia)
p0 = áp lực hệ thống lúc đầu - cold pressure (psia)
p1 = áp lực hệ thống lúc hoạt động - hot pressure (psia)

Có thể xác định tank kín theo phần trăm thể tích nước hệ thống theo giản đồ sau

closed_expansion_tank_sizing_diagram.png



Với

Nhiệt độ ban đầu từ 50oF (10oC)
Áp lực ban đầu 10 psig
Áp lực tối đa khi hoạt động 30 psig

TANK LOẠI CÓ MÀNG GIẢN NỠ .

Vet = k Vw [ ( v1 / v0 ) - 1 ] / [ 1 - ( p0 / p1 ) ] (4)

diaphragm_expansion_tank_sizing_diagram.png



Nhiệt độ ban đầu từ 50oF (10oC)
Áp lực ban đầu 10 psig
áÁp lực tối đa khi hoạt động 30 psig
Hệ số an toàn 2 ( có thể chấp nhận hệ số 0.5)

Ví dụ - Tính toán tank giản nở loại hở.
Tính thể tích tối thiểu của 1 tank giản nở cho hệ thống với 5 m3 nước gia nhiệt từ 68F(20oC) lên 176 oF (80oC).

Vet = 2 (hệ số k) (5000 lit) [( (0.00103069 m³/kg/ (0.00100197 m³/kg) ) - 1]
= 287 (lit)
1) Ta thấy Vnet = [( (0.00103069 m³/kg/ (0.00100197 m³/kg) ) - 1] = 0.0286 (có thể xác định tương đối trên giản đồ )

2) 287 (lit) = 5.8 % thể tích (5000 L) vậy hệ số 6% trong các sách hướng dẫn là hợp lý.


( Theo www.fluigent.com - Nguồn từ engineeringtoolbox.com)
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Cảm ơn bác thuclee đã giúp mọi người mở rộng tầm mắt. Nếu mình không \"múa rìu\" thì các bác \"thợ\" đâu chịu lên tiếng.
Như bác thuclee đã tính, chúng ta thấy rằng chọn bình dãn nở theo 6% thể tích nước trong hệ thống chỉ đúng đối với trường hợp hệ thống sưởi ấm (nhiệt độ nước đến 80oC)và hệ số an toàn k=2. Còn trong hệ thống chỉ làm lạnh thì nhỏ hơn nhiều. Ngoài ra, hệ số an toàn k đối với hệ thống lớn thì có thể lấy nhỏ hơn.Vì vậy tôi nghĩ khi thiết kế chúng ta nên tính toán và cân nhắc cho từng trường hợp cụ thể.
Ngoài việc tính toán dung tích cho đúng, tôi có một số thắc mắc cần các bác góp ý giúp:
1. Đối với bình dãn nở loại hở cần xác định vị trí các ống nước vào, nước ra, ống xả tràn, điều chỉnh van phao như thế nào để đảm bảo chức năng của bình là chứa hết thể tích nước tăng lên khi nhiệt độ nước tăng từ nhiệt độ thấp nhất đến nhiệt độ cao nhất và bù lượng nước hao hụt trong trường hợp ngược lại. Tôi đặt vấn đề này vì tôi thấy một số bình dãn nở chỉ đảm bảo cấp nước hao hụt nhưng khi nước nở ra thì toàn cho chảy tràn ra ống thoát nước cả.
2. Đối với bình dãn nở loại kín (không có màng đàn hồi) làm sao duy trì thể tích không khí phía trên bình để đảm bảo sự dãn nở. Vì không khí sẽ dần hòa tan vào nước và nếu không có không khí thì áp suất trong hệ thống sẽ tăng rất cao khi nước nở ra.
3. Hệ thống điều khiển việc cấp và xả nước trong bình dãn nở kín như thế nào? Áp suất bao nhiêu thì nạp thêm nước, áp suất bao nhiêu thì phải xả?
Mong các bác chỉ giáo. Cảm ơn các bác.
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Đối với bình hở, mình nghĩ , để khắc phục tình trạng mà bạn nói là khi thiếu nước thì châm, trong khi, Khi nước co lại ( thiếu nước lại châm vào ) lúc nở thì lại xả tràn, mình có thể thiết kế cần van fao dài ra như trong hình của thầy Lợi /308 , khi đó, nước chỉ châm vào khi nước ở mức thấp nhất, và chỉ xả tràn khi nước cao vượt lỗ xả tràn,

Nước trong bình chỉ chứa ở mức độ min chứ không chứa đầy khi nước co lại ( điểm chết dước của fao ) thấp hơn nữa thì bơm sẽ cấp nước vào, nếu nước có giãn nỡ thì van sẽ đóng, khi đó nước chỉ xả tràn khi nước giãn nở vượt điểm xả tràn.

Mong bác thulee chỉ giáo , cảm ơn bác
 
Trả lời: Tính toán dung tích bình dãn nở

Đối với bình hở, mình nghĩ , để khắc phục tình trạng mà bạn nói là khi thiếu nước thì châm, trong khi, Khi nước co lại ( thiếu nước lại châm vào ) lúc nở thì lại xả tràn, mình có thể thiết kế cần van fao dài ra như trong hình của thầy Lợi /308 , khi đó, nước chỉ châm vào khi nước ở mức thấp nhất, và chỉ xả tràn khi nước cao vượt lỗ xả tràn,

Nước trong bình chỉ chứa ở mức độ min chứ không chứa đầy khi nước co lại ( điểm chết dước của fao ) thấp hơn nữa thì bơm sẽ cấp nước vào, nếu nước có giãn nỡ thì van sẽ đóng, khi đó nước chỉ xả tràn khi nước giãn nở vượt điểm xả tràn.

Mong bác thulee chỉ giáo , cảm ơn bác
Hi anh xungfen! Cho e hỏi bình giãn nỡ kín thì có dùng van phao điều khiển tự động để cấp nước bổ sung không a? Sẵn tiện a có thể nói rõ giúp em nguyên lý hoạt động của bình giãn nỡ kín luôn nha anh. Cảm ơn anh nhiều!
 
Loại hở thì phải đặt ở vị trí cao nhất trong hệ thống. Loại kín thì bác vứt đâu cũng được.
Ngoài ra thì cần cân nhắc đến giá tiền thôi. Mình thấy vài nơi họ dùng bể Inox Sơn Hà làm bình giãn nở. :eek:
 
Do bên Phi, TAB Viet Nam, là nhà sản xuất bình giản nở công nghệ chính xác, nên Phi xin góp vài ý chủ đề bình giản nở này nhé:

Chủng loại:

1. Bình giản nở hở (expansion tank - opened type)
2. Bình giản nở kín (expansion tank - closed type): dạng màng hoặc dạng túi bên trong
3. Bình giản nở công nghệ chính xác (pressurisation system or pressurisation unit), duy trì áp suất gần như không đổi tại điểm kết nối vô hệ thống (có các thương hiệu như IMI, Reflex, TAB Viet Nam,...), chia ra các loại nhỏ:
- Kết hợp với bơm: duy trì áp suất chính xác +-0.2 bar
- Kết hợp với máy nén: duy trì áp chính xác +-0.1 bar

Các bình giản nở công nghệ chính xác thường có thêm các function đi kèm như:
- Vacuum Air degassing or Vacuum air separator: tách gần như hoàn toàn không khí ra khỏi nước theo nguyên tắc chân không (giống việc giảm áp suất chai bia thì khí tự tách ra khỏi nước), giúp giảm tối thiểu hóa chất sử dụng
- Bổ xung nước tự động: water make up

Phương pháp tính toán: Nếu bạn nào quan tâm thì TAB sẽ gửi 1 file excel soạn sẳn, tính theo chuẩn EN cho tất cả 3 loại bình (tính theo độ nén không khí, theo phương trình khí lý tưởng) email vào mail [email protected]

Ưu nhược điểm từng loại bình:

1. Bình hở: duy trì áp tốt, oxy có thể thâm nhập vào hệ thống dễ dàng làm gỉ sét ống (Fe203, Fe3O4), tốn nhiều hóa chất khi vận hành

2. Bình giản nở kín: ngăn Oxy thâm nhập hệ thống tốt nhưng áp suất dao động lớn, khi nước giản nở ép vào màng khí thì áp cũng tăng, khi các công trình cao trên 25 tầng thì nhiều khi phải đầu tư thiết bị PN cao hơn, tốn chi phí đầu tư

3. Bình giản nở chính xác hay hệ điều áp: duy trì áp suất chính xác, không giao động, ngăn Oxy xâm nhập hệ thống, tách khí chân không, water make up tự động, chi phí cao hơn một ít. Áp dụng cho tòa nhà cao hơn 25 tầng, hệ thống nước công nghệ. Công nghệ này thì đang áp dụng ỡ Vivo City, Tiger office, Pear plaza, Germany house, Saigon centre, First Solar factory,....

Thanks and best regards


Phan Viet Phi (Mr.)


TAB VIET NAM Co.,LTD

Add: 89A Ly Phuc Man street, Ward Binh Thuan, District 07, HCMC, Vietnam.

Hand Phone: +84 986 379 976; +84 903 340 588

Tel: 08 2223 1068 Fax: 08 2223 1068

Email: [email protected]

Website: http://tabvietnam.com/trang-chu.aspx

Skype: phanvietphi

C:\Users\HP\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.gif
 

Đính kèm

  • 2019 02 21 - Pressurisation unit.pdf
    2.5 MB · Xem: 287
Chỉnh sửa lần cuối:
Mong các cao thủ chỉ giáo dùm mình với.
Trong hệ chiller thì tính toán dung tích bình dãn nở như thế nào vậy
Mình xem sách của thầy Lợi thấy tính dung tích bình dãn nở = 6% lượng nước chứa trong cả hệ (gồm cả đường ống và fcu). Nhưng lại không nói rõ 6% này tính theo đơn vị gì?
Mong mọi người giúp đỡ:(
Có công thức tính toán bình giãn nở rõ ràng trong bài viết này nhé bạn: https://pgtech.com.vn/tin-tuc-9062/binh-tich-ap-cach-tinh-toan-va-lap-dat-cho-binh-tich-ap
 
Back
Bên trên