TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI TÌNH HUỐNG KHI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP

Langmaster Careers

Thành Viên [LV 1]
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng xử lý, thái độ ứng xử của từng ứng viên với các tình huống thực tế trong công việc. Vậy làm sao để vượt qua thử thách này một cách khéo léo và phát huy được tiềm năng của bản thân? Hãy cùng tham khảo bài viết chi tiết bên dưới để biết cách trả lời các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn hiệu quả nhé!

1. Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là gì?

Câu hỏi ứng xử tình huống là dạng câu hỏi thường không đi trực tiếp vào chuyên môn mà liên quan đến các tình huống phát sinh trong công việc. Nhà tuyển dụng muốn dựa vào đó để đánh giá thái độ ứng xử, đặc điểm tính cách, cũng như khả năng ứng biến và xử lý tình huống của mỗi ứng viên khác nhau.

null


Đặc điểm chung của các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là không dựa vào một chuẩn mực riêng nào để đánh giá câu trả lời là ĐÚNG hay SAI. Thay vào đó, nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe, quan sát và cân nhắc cách ứng viên trả lời để từ đó đưa ra đánh giá và quyết định phù hợp nhất.

2. Phân loại câu hỏi tình huống thường gặp

Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thường chia ra làm hai dạng:

  • Tình huống thực tế đã xảy ra (trải nghiệm)
Là những câu hỏi liên quan đến các hoạt động thực tế mà ứng viên đã từng trải qua trong công việc. Ví dụ: Bạn đã giải quyết tình trạng này như thế nào? Bạn đã từng đối mặt với tình trạng nhóm thiếu đoàn kết hay chưa?…
Khi đó nhà tuyển dụng sẽ thông qua những trải nghiệm thực tế và dựa vào cách ứng viên xử lý vấn đề, để đánh giá phong cách làm việc cũng như mức độ thành thục khi ứng biến ở những tình huống đã xảy ra…

  • Tình huống giả định chưa xảy ra (lý thuyết)
Khác với dạng câu hỏi tình huống ở trên, khi giả sử một vấn đề có thể sẽ phát sinh trong tương lai, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào cách bạn trình bày để nắm bắt được tầm nhìn, khả năng bao quát và phân tích tình hình của bạn.

Ứng viên có thể linh hoạt chia sẻ cách họ xử lý tình huống giả định bằng những hiểu biết, kinh nghiệm hoặc lối suy nghĩ giải quyết vấn đề mà theo họ là hữu ích, có thể ứng dụng được trong thực tế…

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP 35 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP KHI ĐI XIN VIỆC

=> ĐI PHỎNG VẤN MANG THEO GÌ ĐỂ THỂ HIỆN SỰ CHUYÊN NGHIỆP?

3. Vai trò của câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là phần không thể thiếu giúp nhà tuyển dụng có thể xem xét và lựa chọn ứng viên phù hợp. Mục tiêu cụ thể chính là:

3.1 Khám phá tiềm năng của ứng viên

Qua cách xử lý những câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng cho ứng viên cơ hội để thể hiện khả năng tư duy và ứng biến linh hoạt của mình. Có một số trường hợp, tuy rằng kinh nghiệm của ứng viên đó chưa đủ nhưng cách ứng xử tình huống thông minh cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được tiềm năng của người này.

3.2 Dự báo hành vi của ứng viên trong tương lai

Khi hỏi về những tình huống thực tế đã từng xảy ra trong quá trình bạn làm việc trước đây, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách bạn giải quyết vấn đề. Sau đó đối chiếu với văn hóa, môi trường làm việc của công ty họ để xem bạn có phải là ứng viên dễ thích nghi, biết cách ứng biến và phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.

4. Top các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn phổ biến

Các câu hỏi tình huống có vai trò rất quan trọng trong mỗi cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần biết cách đặt ra những câu hỏi tình huống hay khi phỏng vấn để nâng cao khả năng tìm được ứng viên tiềm năng.

null


4.1 Nhóm câu hỏi tình huống đã trải qua (trải nghiệm)

4.1.1 Hãy kể về một tình huống khó khăn mà bạn đã từng giải quyết

Đây là câu hỏi phỏng vấn “kinh điển” mà nhiều ứng viên có thể gặp phải. Qua cách bạn giải quyết những khó khăn, nhà tuyển dụng muốn xem bạn xử lý mọi việc ra sao, giữ được thái độ bình tĩnh và giải quyết được khó khăn hay không.

Khi gặp câu hỏi này, ứng viên hãy trả lời một cách thành thực về khó khăn mà bản thân đã trải qua. Hãy nhấn mạnh vào việc bạn đã làm gì để xử lý vấn đề, suy nghĩ hướng giải quyết và hành động như thế nào.

Ví dụ:

“Có một lần quản lý đột ngột nghỉ việc trong khi chúng tôi đang chạy dở dự án, và cố gắng thuyết phục các nhà tài trợ đầu tư. Trước tình hình đó, tôi và các thành viên trong team đã lên kế hoạch theo từng giai đoạn cụ thể, xoay xở bằng các hoạt động truyền thông, nhằm tạo tác động mạnh mẽ và nhận được tài trợ từ họ.”

4.1.2 Hãy kể về một xung đột bạn đã từng gặp phải khi làm việc và cách giải quyết của bạn?

Đây là một trong các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn khá phổ biến mà đa số các nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi để xem ứng viên có EQ cao đến đâu, có giải quyết được những mâu thuẫn hay không. Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này, nhưng mấu chốt là bạn cần trung thực và không quá đề cao bản thân khi trình bày.

Ví dụ:

“Trước kia, tôi và một đồng nghiệp khác thường là “kỳ phùng địch thủ” vì cả hai đều có tính cạnh tranh, luôn cố gắng để đưa ra giải quyết tốt nhất trong công việc. Có một số lần, chúng tôi vì không tìm được tiếng nói chung nên đã xảy ra tranh cãi. Khi đó, nhờ trưởng nhóm can thiệp nên sau khi bình tĩnh lại, tôi đã chủ động xin lỗi và làm hòa với cô ấy. Hai chúng tôi sau đó cũng trở nên hiểu nhau và gắn bó hơn.”

Xem thêm: KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN: VAI TRÒ & PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN

4.1.3 Có bao giờ bạn cảm thấy quá áp lực khi làm việc chưa? Nếu có hãy cho chúng tôi biết bạn đã làm cách nào để vượt qua?

Với câu hỏi tình huống về áp lực công việc, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem khả năng chịu áp lực của bạn đến đâu, có thể làm việc dưới áp lực lớn hay không. Bất kỳ ai khi đi làm cũng sẽ có khoảng thời gian áp lực, do đó bạn không cần e ngại mà hãy kể lại trải nghiệm đó với một tinh thần thoải mái và trung thực.

Ví dụ:


“Đã có khoảng thời gian tôi và mọi người trong team phải hoàn thành một dự án trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên, khi đi được 1/2 tiến độ công việc, quản lý của tôi bất ngờ ra thông báo rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 1 tháng rưỡi. Trước áp lực về deadline và khối lượng công việc, cả nhóm đã bình tĩnh bàn bạc và phân chia lại các đầu việc. Kết quả là chúng tôi đã hoàn thành kịp dự án đúng thời hạn.”

Xem thêm: 15+ CÁCH GIẢM ÁP LỰC CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ, NHANH CHÓNG

null


4.1.4 Chắc hẳn bạn cũng từng mắc sai lầm trong công việc? Hãy chia sẻ về lần bạn đã mắc lỗi và khắc phục ra sao?

Đối với câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thế này, bạn có thể kể lại một lỗi không gây ra hậu quả quá lớn mà bản thân từng mắc phải trong công việc.

Ví dụ:

“Khi làm việc tại một công ty in ấn và phân phối sản phẩm, tôi đã từng vô ý trích xuất sai chi phí. Khi nhận thấy sai sót của mình, tôi đã lập tức báo cáo với quản lý và giải thích rõ ràng. Rất may sếp không trách phạt và còn hỗ trợ tôi tìm giải pháp. Khách hàng cũng thông cảm và hiểu cho nỗ lực giải quyết sai phạm đó của tôi.”


Nguồn: https://careers.langmaster.edu.vn/tong-hop-cac-cau-hoi-tinh-huong-khi-phong-van-thuong-gap
 
Back
Bên trên