Công Nghiệp Vấn đề tốc độ gió trong ống & tại miệng hút khói khi có sự cố

mrtee

Thành Viên [LV 0]
Chào anh em.
Mình thấy có khá nhiều thắc mắc và bài viết mà a em đưa lên liên quan đến việc hút khói khi có sự cố.
Hôm nay mình cũng nêu một vấn đề nữa trong chuỗi các vấn đề của việc hút khói khi có cháy . Với Tầng Hầm để xe. Đó là vận tốc tại các của hút khói cũng như trong ống gió khi có cháy. Hi vọng anh em vào bàn luận và chỉ giáo thêm. (giúp cho việc thiết kế có cái chung sau này đỡ mắc phải)
*** Mình lấy đề bài : Với tầng hầm có diện tích thông gió 1200 m2. chiều cao thông thủy 4.2m
Vậy lúc này tính lưu lượng cần hút khói theo 2 TH: Bình thường (lấy BSTĐ = 6) , Sự cố (BSTĐ=10)
thì lưu lượng lần lượt là: 30 240 m3/h và 50 400 m3/h .. Đây là lưu lượng rất lớn. Nên mình chia ra thành 2 quạt. mỗi quạt có 2 cấp tốc độ, bình thường và sự cố.
*** Quạt đã có lưu lượng max = 25500 m3/h ==> Ống gió ???
Mình chưa thấy có tài liệu nào quy định tốc độ gió trong ống gió, nên mình tham khảo và cũng theo cảm quan mình cố gắng chọn ống gió làm sao cho tốc độ gió trong ống khoảng 8 -9 m/s
==> ống gió to vật vã: 2000x400 (mm) thì vận tốc v=8.85 m/s
Vậy theo các bác như thế đã hợp lí chưa?


Mong các bác góp ý sớm đẻ mình đưa ra một vấn đề thứ 2, đây là những vấn đề rất hay, nhất là cho anh em tư vấn.
 
Về vấn đề tốc độ thì chỉ qui định tốc độ tại cửa gió không quá 5 m/s ( để không gây cản trở người trong quá trình thoát nạn ). bội số trao đổi với tầng hầm gửi xe tối thiểu 12 lần khi xảy ra sự cố. do tiết diện đường ống gió quá lớn nên giờ họ dùng hệ thống quạt Jetfan chạy 2 tốc độ . và chỉ có quạt cấp và quạt hút ở cuối hầm. và phải dược liện động với hệ thống Jetfan và liên động với hệ thống trung tâm báo cháy. còn hầm phải đặt cảm biến CO khi đầu báo CO cao quá 25 ppm thì hệ thống quạt sẽ hoạt động khi nào bé hơn 25 ppm mới thôi.
 
bác blackeyedpeas theo tiêu chuẩn nào mà lấy 12 vậy ạ?
Em cũng đã tính đến dùng quạt jetfan, nhưng thú thực là em chưa làm thằng jetfan này lần nào, nên còn lăn tăn lắm, dùng ht bình thường thì ống gió quá to, chiếm rất nhiều diện tích. Bác có thể cho em xin một vài bản vẽ dùng ht jetfan này không ạ?
Em cũng mới vào nghề tư vấn nên còn bỡ ngỡ lắm :)
Mong được các cao thủ chỉ giáo thêm.
 
Dear Mrtee !
Về vận tốc trong đường ống gió có khá nhiều tiêu chuẩn qui định. Nhưng theo kinh nghiệm thực tế và một số tiêu chuẩn thì bạn nên tính toán vận tốc theo tổn thất áp (Thường là 1Pa/m). Tùy theo lưu lượng lớn nhỏ sẽ có vận tốc tương ứng kèm theo và ở tổn thất áp cố định là 1Pa/1m.
Example : EAF 25.500m3/h có v=10 m/s tại đầu quạt, tổn thất 1Pa/1m,
EAF 51.000m3/h có v=12m/s tại đầu quạt, tổn thất 1Pa/1m,
Đây là phương pháp tính toán theo tổn thất áp cố định và vận tốc giảm dần.
Thường thì mình chọn quạt ít khi có vận tốc lớn hơn 12m/s tại tổn thất 1Pa/m, ngoại trừ hệ thống tạo áp cầu thang (Vì lưu lượng bắt buộc quá lớn).hihi
Vì khi chọn tổn thất áp quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng gây ồn trong ống gió và mang theo ra không gian sử dụng. (Recommend 1Pa/m).
 
Tieu chuan Singapore Việt Nam mình hay áp dụng tối thiểu đối với bội số trao đổi khi có sự cố tầng hầm là 12 lần/h. còn về quạt Jetfan bạn thiết kế theo CFD tuân theo tiêu chuẩn Fire Code của Singapore có qui định rõ. còn mình thì thấy để đơn giản trong tài liệu hướng dẫn quạt của hãng FanTech có lựa chọn quạt tối thiểu 4N/m2, bạn nhân số mét vuông diện tích tầng hầm sẽ ra số F cần chọn và lựa chọn quạt theo catalogue. phụ thuộc vào F và khoảng cách giữa các quạt. các quạt phải được đấu nối hình zig zag, phải liên động với quạt cấp và quạt hút. khi quạt hút dừng hoạt động, toàn bộ hệ thống dứng hoạt động, quạt cấp và quạt hút phải được khởi động trước, sau đó quạt JetFan mới khởi động sau. Quạt jet Fan dược khởi động từ tín hiệu báo cháy, thường là phải 2 tín hiệu dược gửi đến thì mới khởi động quạt. tránh báo cháy giả..... còn nhiều bạn nên tham khảo từ tiêu chuẩn của singapore có đầy dủ
 
Tieu chuan Singapore Việt Nam mình hay áp dụng tối thiểu đối với bội số trao đổi khi có sự cố tầng hầm là 12 lần/h. còn về quạt Jetfan bạn thiết kế theo CFD tuân theo tiêu chuẩn Fire Code của Singapore có qui định rõ. còn mình thì thấy để đơn giản trong tài liệu hướng dẫn quạt của hãng FanTech có lựa chọn quạt tối thiểu 4N/m2, bạn nhân số mét vuông diện tích tầng hầm sẽ ra số F cần chọn và lựa chọn quạt theo catalogue. phụ thuộc vào F và khoảng cách giữa các quạt. các quạt phải được đấu nối hình zig zag, phải liên động với quạt cấp và quạt hút. khi quạt hút dừng hoạt động, toàn bộ hệ thống dứng hoạt động, quạt cấp và quạt hút phải được khởi động trước, sau đó quạt JetFan mới khởi động sau. Quạt jet Fan dược khởi động từ tín hiệu báo cháy, thường là phải 2 tín hiệu dược gửi đến thì mới khởi động quạt. tránh báo cháy giả..... còn nhiều bạn nên tham khảo từ tiêu chuẩn của singapore có đầy dủ
Các bạn chú ý nhé: bội số air-change/h = 12 (min) với hệ thống thông gió quạt jet fan khi "có cháy" thôi tương ứng với cấp độ 2 của quạt, còn cấp độ 1 thì bội số trao đổi = 6. Còn hệ thống thông gió dùng đường ống + cửa gió tính toán như TCVN, mình góp ý thêm vậy :)
 
ảm ơn các bác đã tham gia nhiệt tình góp ý. Em vẫn đang trong giai đoạn tính toán để lên phương án. Lần này muốn làm cho chắc để khỏi mất công sửa lại nhiều lần, cãi nhau với mây anh bên thẩm tra cho xôm:P .
Quay lại phương án nếu không dùng quạt Jetfan mà phải dùng hệ thống ống gió cơ khí, theo các bác nếu vận tốc trong ống gió khoảng 13 m/s mà khi tính chọn cửa gió thì vận tốc tai cửa gió khoảng 3 : 5 m/s. có gì sai sót ở đây không??

(sở dĩ em hỏi như vậy vì em tính thế này: Lưu lượng khi có cháy Qc = 9.33 m3/s , chọn 9 cửa gió kích thước 800x400 mm
==> Lưu lượng 1 cửa là: 9.33 / 9 = 1.04 m3/s, Dùng duct cheker==> Vận tốc tại miệng khoảng 3.6m/s

Như vậy thì tại đoạn đầu tiên gần quạt nhất thì vận tốc gió chạy trong ống là 13m/s lại gấp 3,4 lần vận tốc hút tại cửa gió, điều này liệu có ổn không? Liệu có xảy ra hiện tượng gió rít gây ra rất ồn không?
 
Lúc có cháy thì ai đâu quan tâm đến ồn hay không ồn. Người ta quan tâm đến mục đích hệ thống và sự hoạt động của hệ thống bạn là như thế nào và độ hiệu quả đến đâu.

thanks
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:-) Liệu rằng thực tế vận tốc tại cửa hút sẽ là 3.6 m/s như lí thuyết tính toán nêu trên ??? hay nó cũng sấp xỉ với Vận tốc dòng khí trong ống (với tốc độ trong ống lớn như thế)
Với tốc độ gió 13m/s đã được quy vào nhóm tốc độ gió mạnh, gây trở ngại cho di chuyển.
 
vận tốc gió 13 m/s mà mạnh cái gì hả mrtee. Vận tốc hút bụi công nghiệp yêu cầu là 25 - 26 m/s thì vẫn chạy bình thường mà bạn ơi.

vận tốc hút là 3.6m/s thì hút khói nghe tiếng rít thôi. chấp nhận được. Miễn sao khi nó chạy ở chế độ bình thường đừng vượt quá độ ồn cho phép là được.
 
Ko nhầm đâu em

Khi hút bụi người ta cần vận tốc này vì một số lý do sau:

- Vận tốc mạnh để đủ sức hút cái hạt bụi này ra ngoài.

- Vận tốc nhỏ quá làm cho các hạt bụi va đập vào thành ống gây nên ma sát tĩnh điện trong ống.

.... lý do gì nữa bạn tìm hiểu nhé!

:D
 
Mình từng là dân thiết kế và giám sát nên những dự án kiểu này cần có nhà thầu trị cái này thì tốt hơn là những nhà thầu thiết kế thông gió thông thường.

Nếu bạn đụng dự án kiểu này thì có thể liên hệ với mình để được tư vấn thêm. Free :D

Rất mong được giao lưu học hỏi.
 
E mới ra trường cứ lấy cơ sở là sách của các thày đầu ngành về Nhiệt lạnh: Thày Chính, thày Lợi, thày Hiệp, ...
Mà đọc cơ bản, Có nhiều vấn đề các thày viết hết trong đó rồi. A thấy cuốn Hướng dẫn thiết kế ĐHKK của thày Lợi rất hay mà cũng chi tiết. Hiểu Rồi từ đó tìm hiểu rộng ra. Đừng chưa học bò đã lo học chạy.
 
Bạn proskill nói đúng!

Mình xin bổ sung thêm nha:

- Bạn đọc thêm tiêu chuẩn HVAC như ashare, CIBSE, SINGAPORE, TCVN 5687, QC 09 VỀ NĂNG LƯỢNG ....

- Xem thêm về các IOM của các hãng máy lạnh.

- Và quan trọng là nếu bạn chưa đi giám sát thì bạn nên đi vào các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, khách sạn ... xem người ta thiết kế thế nào rồi áp dụng hay nên tránh.

he he có rất nhiều cách để học hỏi.
 
:-) Liệu rằng thực tế vận tốc tại cửa hút sẽ là 3.6 m/s như lí thuyết tính toán nêu trên ??? hay nó cũng sấp xỉ với Vận tốc dòng khí trong ống (với tốc độ trong ống lớn như thế)
Với tốc độ gió 13m/s đã được quy vào nhóm tốc độ gió mạnh, gây trở ngại cho di chuyển.
+ Đối với nhà dân dụng hay hút khói tầng hầm, với bstd = 6, khi chọn miệng gió hút thì bạn nên lấy v1 =2.5-3m/s là ổn (ít ồn), và khi có cháy xảy ra thì lưu lượng quạt tăng 1.5 lần >> v2 = 1.5*v1 < 5m/s nên không ảnh hưởng trong quá trình người chạy thoát nạn.
+ Với nhà công nghiệp - hút bụi thì tùy vào thiết bị sinh bụi + loại bụi để tính toán được lưu lượng cần phải hút và vận tốc gió trong+ ống cao.
+ Vận tốc gió đầu quạt bạn nên chọn theo khuyến cáo của nhà sản xuất (vd Kruger), họ sẽ cho bạn vận tốc hợp lý để đảm bảo độ ồn, cũng như hiệu suất quạt chạy. Thường mình thấy là 16m/s với quạt > 20000m3/h, và 12m/s vs quạt < 20000m3/h; Còn với nhà công nghiệp, độ ồn nền cao hơn thì vận tốc chọn quạt cũng cao hơn nhưng không nên vượt quá 25m/s, do ống tôn - thông gió, ống kim loại - hút bụi với ma sát quá lớn+độ ổn định cho hệ ống bị ảnh hưởng nhiều. Mình góp ý như vậy nhé!
 
Tốc độ 15m/s khi có cháy là bình thường. Mà khi có cháy chẳng ai quan tâm đến độ ồn cả. Mình còn đang thiết kế hệ thống hút khói tốc độ đầu quạt lên tới 50m/s. Ngang với siêu bão.
 
Chào các cụ ! E là dân mới vào nghề cái Tăng - Hút này. E nhận thấy các tính toán chọn lưu lượng quạt của anh Chủ là chuẩn :D.
Còn chọn ống cho phù hợp thì e dùng Duct Checker ;),vận tốc trong ống không quá 15m/s,vận tốc cửa gió không quá 8m/s.;;)
Nhân tiện các Cụ cao thủ cho em hỏi :
- Cách tính chọn quạt tăng áp cho buồng đệm thang bộ và buồng đệm cho thang máy:-?.
Cảm ơn ạ
 
Back
Bên trên