Xin hỏi về hệ thống chữa cháy FM200

Anh cho em thông tin đi, Em se liên hệ anh. Hiện tại trong 1 tầng Zone1 và Zone3 diện tích 535m2, Zone2 diện tích 200m2. Vấn đề là mình thấy diện tích rất lớn, tổng cộng có 9 zone, mình chỉ sợ làm k được? vì theo tiêu chuẩn thời gian chữa cháy <=10s.

Bên mình cũng chuyên về tủ xả khí của Kentec - UK.
Nếu bạn cần thì liên hệ mình nhé.
Bên mình có tủ:
+ 3 zone - 1 khu vực xả khí
+ 8 zone - 1 - 4 khu vực xả khí
.........

SINCERELY:
Quoc Duong
(Mr)
Mobile: (+84) 942.336.363
Email: [email protected]

IPCA TRADING AND SERVICE COMPANY LIMITED
Address: No 19 - Pham Than Duat Str - Mai Dich Ward - Cau Giay District - Ha Noi City
Sale Office: Room 903 - B3D Building - Nam Trung Yen Urban Area - Cau Giay District - Ha Noi City
Tell: (+84) 4.37914603 / (+84) 4.62810015 / (+84) 4.62945877
Fax: (+84) 4.62691127
Website: www.anninh.com.vn / www.baochaythongminh.com / www.anninh.vn
 
Re: Ðề: Xin hỏi về hệ thống chữa cháy FM200



Em mới đọc tài liệu cách tính khối lượng khí, bình fm200. Nhưng em thấy mấy anh đưa ra công thức như thế này:
Lượng khí FM200 cần thiết để chữa cháy cho công trình được tính toán theo công thức :
W=V/S x C/(100-C)

Trong đó :
- W : Lượng khí chữa cháy FM200 (FM200) tính bằng lbs
- V: Thể tích khu vực cần bảo vệ tính theo m3
- C: Tỷ lệ chữa cháy tính theo % thể tích khu vực chữa cháy
- S: Tỷ trọng bay hơi theo ft3/lb : S = k2 + k2(t)
- Trong đó :
- k1 = 1.8850; k2 = 0.0046(t); t = nhiệt độ theo độ F
- 1 inch = 0,0254 mét
- 1 lb = 0,45359237 kg
- 1 ft = 0,3048 mét
- 1 độ Pha-ren-hét = -17,2222222 độ Xen-xi-út
Nhưng em thấy bài hướng dẫn của mấy anh ở trên thì sao mà đơn giản. mấy con số 0.49 và 0.55 là mình lấy ở đâu vậy anh? Em đọc hoài mà k hiểu. Giúp giùm em giải thích dùm em với. Rồi từ khối lượng tìm được suy ra khối lượng bình, cái này mình có bảng tra k anh. Mong mấy anh giúp đỡ.

Chào bạn, hai số 0,49 và 0,55 được gọi là Flooding factor, đơn vị và kg/m3. bây giờ phòng của bạn có thể tích bao nhiêu thì nhân với giá trị đó là ra khối lượng khí bạn cần. Tùy loại đám cháy, tùy mật độ thiết kế mà các con số đó khác nhau. Nó chỉ mang tính chất ước lượng gần đúng.

Làm sao để chọn số bình, tùy vào từng hãng, mỗi hãng cung cấp các loại bình có thể tích khác nhau. bạn phải biết được mỗi loại bình chứa tối đa là bao nhiêu kg khí, min là bao nhiêu.
Thông thường ta có thể chọn mật độ nạp trung bình là 1kg/lit (tiêu chuẩn yêu cầu max 1,15kg/lit). Ví dụ nhé, bình 100lts thì chứa 100kg khí, 120lts thì chứa được 120kg khí, vậy cứ lấy tổng khối lượng khí chia cho số kg khi/bình là ra số bình thôi.
 
Cái cách tính của bác nhatminh22002 ảnh động nhanh quá em không đọc được ạ. Có bác nào có cái cách tính hệ thống ống FM 200 rõ ràng hơn không?
Cho bạn tham khảo nhé, nếu cần mua các hệ thống khí sạch thì liên hệ mình nhé, mình tư vấn cho.
 

Đính kèm

  • FM200-DESIGN CALCULATION SHEET BEN THANH STATION - BINTAI.pdf
    140.4 KB · Xem: 240
Mình có bảng tính khối lượng khí FM200 rất dễ hiểu .
Ai cũng có thể tự tính được chỉ cần điền chiều cao, diện tích phòng là ra kết quả
Nếu muốn chữa cháy cho các khu vực khác nhau như: Dầu hỏa, thiết bị cũng có ok
Nhưng bạn có thể cho mọi người bản đó được không mới là quan trọng. nếu có thể bạn có thể gửi cho mình một bản được ko?
Cái này là bí mật công ty đó.
 
Ðề: Xin hỏi về hệ thống chữa cháy FM200

I.1.7. Module kích hoạt, part Number 10-2748:
- Module kích hoạt xả khí: Nhận tín hiệu điều khiển trung tâm điều khiển và kích hoạt các bộ kích hoạt xả khí IVO để mở van xả khí đầu bình. Module kích hoạt xả khí được trang bị tính năng điều khiển theo tín hiệu đảo cực ( dòng giám sát +24 VDC; dòng kích hoạt xả khí -24VDC) khi kết hợp với trung tâm điều khiển giúp loại bỏ hoàn toàn các kích hoạt xả khí sai, ngay cả trong trường hợp trung tâm điều khiển xảy ra sự cố như chập điện, sét ....
- Chứng nhận:
 UL Listed – S3217
 FM Approved 3038320

IMG_0382.jpg


I.1.8. Đầu phun xả khí HFC-125
- Đầu phun xả khí có nhiệm vụ phấn phối khí đến khu vực cần bảo vệ đảm bảo về lượng và mật độ khí theo tính toán. Đầu phun xả khí được thiết kế để có thể xả toàn bộ lượng khí chữa cháy trong khoảng thời gian 10 giây hoặc ít hơn..
- Các đầu phun xả khí sạch bao gồm đủ kích cỡ từ 3/8”(10mm) đến 2”(50mm), mỗi kích thước đều có đủ 2 loại 180 và 360 độ. Kích thước đầu phun tùy thuộc vào kích thước đường ống dẫn khí được nối vào. Kích thước các lỗ thoát khí trên đầu phun đều được tính toán trên phần mềm được chứng nhận UL & FM. Việc tạo lỗ được thực hiện tại nhà máy sản xuất của Fike. Các đầu phun đều có mã hiệu (part number) cho từng loại.
- Bán kính bảo vệ : 13.92m tại độ cao 4,9m từ mặt sàn lên vị trí lắp đặt đối với đầu 180 độ và 9.04m tại độ cao 4,9m từ mặt sàn lên vị trí lắp đặt đối với đầu phun loại 360 độ.

IMAG0373-1.jpg


- Chứng nhận:
 UL Listed - Ex4623
 ULC Listed - CEx1136
 VDS
 FM Approved - 3014476
I.1.9. Hệ thống ống dẫn khí:
- Đường kính thiết kế phải đảm bảo cung cấp khí chữa cháy đáp ứng yêu cầu về thời gian, lưu lượng chữa cháy của toàn hệ thống. Tiêu chuẩn BS1387-1985 Ống chịu được áp lực khí thoát ra trong quá trình chữa cháy, Chất liệu thép tráng kẽm có thể mua trong nước.(Tham khảo trong bảng kết quả tính toán bằng phần mềm )
Mình có thấy cái đầu phun của bạn có mấy cái lỗ được phun ngang, vậy là khi đẩy khí nó cũng sẽ đẩy theo phương ngang.
Nhưng thông thường đầu phun sẽ được đặt trên trần con đám cháy thì thấp dưới sàn, Như vậy liệu quá trình dập tắt đám cháy có chậm hơn không?
 
Ðề: Xin hỏi về hệ thống chữa cháy FM200

Bạn volamtruyenky nói đúng, nhiều công trình không có công tắc khẩn dạng cơ. Tuy nhiên lý do chính là do chủ đầu tư muốn tiết kiệm tiền chứ không phải hệ thống không có -> buồn cho những ai làm về kỹ thuật.
Có 2 loại công tắc khẩn là loại cần gạt và loại dây cáp. Loại cần gạt bạn phải đến tận nơi để thao tác -> chậm, nguy hiểm. Loại công tắc khẩn sử dụng dây cáp sẽ cho phép lắp công tắc bên ngoài phòng -> dễ sử dụng, an toàn.
Mình thấy mua bình có luôn cái cần gạt bằng tay mà, và nó cũng có đáng giá bao nhiêu đâu mà tiết kiệm.
Vấn đề lắp bình chỗ kín tìm ko ra, cái này là không đúng tiêu chuẩn rồi. Chúng ta có thể lắp bình trong phòng làm việc luôn cũng chẳng sao, Miễn là chúng ta đừng có lấy búa mà gõ vào bình là được rồi. Trong trường hợp hệ thống xả tự động hỏng thì phải có mà xả bằng tay chứ, không thì cháy hết thiết bị à.
 
Các bác làm thiết kế xin liên hệ với công ty European Tech Jsc - là Nhà cung cấp, đại diện tại Việt Nam cho các hệ thống chữa cháy khí sạch FM200; Ecaro-25, Proinert và các hệ thống chữa cháy khí như CO2 của Hãng Fike - Mỹ. Công ty sẽ miễn phí hỗ trợ các bác tài liệu kỹ thuật, thuyết minh hệ thống và quan trọng nhất là sẽ hỗ trợ miễn phí báo cáo kết quả tính toán chi tiết hệ thống bằng phần mềm chứng nhận UL/FM của hãng Fike cho các hệ thống chữa cháy FM200, Ecaro-25, Proinert; CO2 của hãng.
Mọi chi tiết các bác có thể tham khảo thêm tại website: www.etcvn.vn
 
Mình có thấy cái đầu phun của bạn có mấy cái lỗ được phun ngang, vậy là khi đẩy khí nó cũng sẽ đẩy theo phương ngang.
Nhưng thông thường đầu phun sẽ được đặt trên trần con đám cháy thì thấp dưới sàn, Như vậy liệu quá trình dập tắt đám cháy có chậm hơn không?
Xin trích dẫn từ wiki để khách quan bác nhé:
Đại khái, có 2 phương thức để cung cấp công chất dập cháy là kiểu ngập tràn (Total Flooding) và trực tiếp phun vào đám cháy (local application). Khi cung cấp công chất theo phương thức ngập tràn, hệ thống xả khí chữa cháy vào khu vực bảo vệ cho đến khi đạt được nồng độ chữa cháy cần thiết trong khoảng thời gian quy định.

https://en.wikipedia.org/wiki/Gaseous_fire_suppression
 
Xin trích dẫn từ wiki để khách quan bác nhé:
Đại khái, có 2 phương thức để cung cấp công chất dập cháy là kiểu ngập tràn (Total Flooding) và trực tiếp phun vào đám cháy (local application). Khi cung cấp công chất theo phương thức ngập tràn, hệ thống xả khí chữa cháy vào khu vực bảo vệ cho đến khi đạt được nồng độ chữa cháy cần thiết trong khoảng thời gian quy định.

https://en.wikipedia.org/wiki/Gaseous_fire_suppression
Bạn giải thích nghe không thông lắm,làm bên lĩnh vực này mà giải thích như vậy thì bó tay. "sẽ hỗ trợ miễn phí báo cáo kết quả tính toán chi tiết hệ thống bằng phần mềm chứng nhận UL/FM của hãng Fike cho các hệ thống chữa cháy FM200, Ecaro-25, Proinert; CO2 của hãng." bạn không tính toán ra report thì bạn chọn thiết bị, đường ống mò ah? Làm sao bạn biết là hệ thống bạn cung cấp đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật?
 
có ai cho mình hỏi về cách chọn đầu phun và đường ống dẫn khí được không ạ. thanks mọi người!
Bạn nên liên hệ với bên nhà cung cấp, size ống thì các hãng thường đưa ra, nó không phải của hãng nào cũng giống nhau nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố vd như dùng chai của hãng A có chai áp 25bar thì cần size ống là d100, nhưng nếu của hãng B chai 42bar thì chỉ cần d65....
Đầu phun: chọn sơ bộ (lớn hơn 1 size hoặc bằng size ống lắp đầu phun). Nếu hệ thống kiểu cân bằng thì các đầu phun sẽ giống nhau. Nếu không cân bằng: dựa vào bảng tính bằng phần mềm của hãng, lúc này nếu dùng đĩa tiết lưu thì đường kính sẽ phải khác nhau. (cái nào gần chai thì lỗ nhỏ, xa lỗ lớn mục đích là lưu lượng khí xả ra tại các đầu phun là xấp xỉ nhau).
 
TIÊU CHUẨN
TCVN 4878:89 (ISO 3941) Phân loại cháy
ISO 14520-2 Gaseous fire-extinguishing systems Physical properties and system design –
Part 2: CF3I extinguishant. (ISO 14520-2: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết
kế hệ thống – Phần 2: Chất chữa cháy CF3I)
ISO 14520-3 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 3: FC-2-1-8 extinguishant. (ISO 14520-3: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 2: Chất chữa cháy FC-2-1-8)
ISO 14520-4 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 4: FC-3-1-10 extinguishant. (ISO 14520-4: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 4: Chất chữa cháy FC-3-1-10)
ISO 14520-6 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 6: HFC Blend A extinguishant. (ISO 14520-6: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật
lý và thiết kế hệ thống – Phần 6: Chất chữa cháy HFC Blend A)
ISO 14520-7 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 7: HFC 124 extinguishant. (ISO 14520-7: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 7: Chất chữa cháy HFC 124)
ISO 14520-8 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 8: HFC 125 extinguishant. (ISO 14520-8: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 8: Chất chữa cháy HFC 125)
TCVN 7161-9:2002 (ISO 14520-9) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ
thống – Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227ea.
ISO 14520-10 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 10: HFC 23 extinguishant. (ISO 14520-10: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 10: Chất chữa cháy HFC 23)
ISO 14520-11 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 11: HFC 125 extinguishant. (ISO 14520-11: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý
và thiết kế hệ thống – Phần 11: Chất chữa cháy HFC 236fa)
ISO 14520-12 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 12: IG – 01 extinguishant. (ISO 14520-12: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 12: Chất chữa cháy IG – 01)
TCVN 7161-13:2002 (ISO 14520-13) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế
hệ thống – Phần 13: Chất chữa cháy IG – 100.
ISO 14520-14 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 14: IG – 55 extinguishant. (ISO 14520-14: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 14: Chất chữa cháy IG – 55)
ISO 14520-15 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 15: IG – 541 extinguishant. (ISO 14520-15: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý
và thiết kế hệ thống – Phần 15: Chất chữa cháy IG – 541)
IEC 60364-7 Electrical installation of buildings – Part 7: Requirements for special installations or
locations. (IEC-60364-7: Lắp đặt điện ở các tòa nhà – Phần 7: Yêu cầu đối với việc lắp đặt hoặc
bố trí đặc biệt)
.......
NFPA2001...
 
TIÊU CHUẨN
TCVN 4878:89 (ISO 3941) Phân loại cháy
ISO 14520-2 Gaseous fire-extinguishing systems Physical properties and system design –
Part 2: CF3I extinguishant. (ISO 14520-2: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết
kế hệ thống – Phần 2: Chất chữa cháy CF3I)
ISO 14520-3 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 3: FC-2-1-8 extinguishant. (ISO 14520-3: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 2: Chất chữa cháy FC-2-1-8)
ISO 14520-4 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 4: FC-3-1-10 extinguishant. (ISO 14520-4: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 4: Chất chữa cháy FC-3-1-10)
ISO 14520-6 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 6: HFC Blend A extinguishant. (ISO 14520-6: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật
lý và thiết kế hệ thống – Phần 6: Chất chữa cháy HFC Blend A)
ISO 14520-7 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 7: HFC 124 extinguishant. (ISO 14520-7: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 7: Chất chữa cháy HFC 124)
ISO 14520-8 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 8: HFC 125 extinguishant. (ISO 14520-8: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 8: Chất chữa cháy HFC 125)
TCVN 7161-9:2002 (ISO 14520-9) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ
thống – Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227ea.
ISO 14520-10 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 10: HFC 23 extinguishant. (ISO 14520-10: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 10: Chất chữa cháy HFC 23)
ISO 14520-11 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 11: HFC 125 extinguishant. (ISO 14520-11: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý
và thiết kế hệ thống – Phần 11: Chất chữa cháy HFC 236fa)
ISO 14520-12 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 12: IG – 01 extinguishant. (ISO 14520-12: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 12: Chất chữa cháy IG – 01)
TCVN 7161-13:2002 (ISO 14520-13) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế
hệ thống – Phần 13: Chất chữa cháy IG – 100.
ISO 14520-14 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 14: IG – 55 extinguishant. (ISO 14520-14: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống – Phần 14: Chất chữa cháy IG – 55)
ISO 14520-15 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design –
Part 15: IG – 541 extinguishant. (ISO 14520-15: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý
và thiết kế hệ thống – Phần 15: Chất chữa cháy IG – 541)
IEC 60364-7 Electrical installation of buildings – Part 7: Requirements for special installations or
locations. (IEC-60364-7: Lắp đặt điện ở các tòa nhà – Phần 7: Yêu cầu đối với việc lắp đặt hoặc
bố trí đặc biệt)
.......
NFPA2001...
Hôm nọ, e mới cãi nhau với dơn vị tư vấn thiết kế, trong catalogue kĩ thuật của nhà sản xuất, nhiệt độ lưu trữ hệ thốg FM200 phải <27 độ, nếu không sẽ bị rò rỉ khí ra ngoài dường ống, và do nhiệt độ thiết kế khi chữa cháy đối với FM200 là 20 dộ, nếu nhiệt độ phòng >20 độ, thì nồng độ khi FM200 sẽ không được đảm bảo đủ dể dập tắt đám cháy. nhưng thực tế các nơi dùng FM200 là các phòng điều khiển da số dược đặt dứoi tầng hầm và nhiệt độ luôn không đảm bảo 20 độ, và không có thiết kế nào có điều hòa cho phòng chứa FM 200. ( nếu phòng FM200 được đặt riêng biệt, hoặc bên ngoài khu vực bảo vệ)
 
Bạn nên liên hệ với bên nhà cung cấp, size ống thì các hãng thường đưa ra, nó không phải của hãng nào cũng giống nhau nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố vd như dùng chai của hãng A có chai áp 25bar thì cần size ống là d100, nhưng nếu của hãng B chai 42bar thì chỉ cần d65....
Đầu phun: chọn sơ bộ (lớn hơn 1 size hoặc bằng size ống lắp đầu phun). Nếu hệ thống kiểu cân bằng thì các đầu phun sẽ giống nhau. Nếu không cân bằng: dựa vào bảng tính bằng phần mềm của hãng, lúc này nếu dùng đĩa tiết lưu thì đường kính sẽ phải khác nhau. (cái nào gần chai thì lỗ nhỏ, xa lỗ lớn mục đích là lưu lượng khí xả ra tại các đầu phun là xấp xỉ nhau).

Bạn xem tiêu chuẩn NFPA2001-2012 trong đo có đầy đủ hết các công thức cho tất cả các khí sạch nhé.
 
Chào các bạn, tôi có một bản thuyết minh nguyên lý điều khiển hệ chữa cháy này nhưng không biết nó đúng hay không nữa, nhờ các bạn check giùm nhé :

1. Điều khiển tự động :
Mỗi khu bảo vệ cần lắp cảm biến nhiệt và cảm biến khói. Khi xảy ra cháy, khi cảm biến khói bão cháy, chuông báo cháy tại khu vực bảo vệ đổ chuông, chuông lắp nổi trên tường, điểm giữa cách sàn 2.4m; khi cả cảm biến khói và cảm biến nhiệt cùng báo có cháy; bên trong và ngoài khu bảo vệ, còi và đèn báo được kích hoạt, còi và đèn báo lắp bên khung cửa, điểm giữa cách sàn 2.4m, lắp âm; sau khi kéo dài 30s (có thể điều chỉnh, trong khoảng thời gian đó, có thể tự động hạ cửa cuốn chống cháy, đóng van, cửa sổ, dừng hệ thống điều hòa không khí tương ứng), bộ điều khiển sẽ khởi động bộ điện từ của van xả trên tổ hợp bình chứa khí và van của
khu bảo vệ tương ứng để khí theo đường ống và đầu phun đến dập lửa tại khu bảo vệ chỉ định. Sau khi xả 1 lượng khí, công tắc áp suất lắp trên đường ống truyền tín hiệu vể tủ điều khiển (hoặc về hệ thống báo cháy tại trung tâm báo cháy). Còi và đèn báo vẫn tiếp tục làm việc trong thời gian chữa cháy, cảnh báo nhân viên không đi vào khu vực bảo vệ, đến khi xác nhận ngọn lửa đã được dập tắt.
Sau khi tủ điều khiển của hệ thống chữa cháy bằng khí kích hoạt tất cả chuông, còi và đèn báo cháy, trong giai đoạn chờ xử lý, nếu phát hiện kích hoạt sai, hoặc thực sự có cháy nhưng có thể chữa cháy bừng bình chữa cháy bằng tay hoặc xe đẩy, thì có thể nhấn nút dừng khẩn cấp phía ngoài cửa khu bảo vệ (giữ tay đến khi hệ thống phục vị), để hệ thống tạm thời dừng xả khí chữa cháy.
Nếu cần tiếp tục khởi động hệ thống chữa cháy bằng khí, chỉ cần buông nút nhấn dừng. Công tắc dừng khẩn cấp cách sàn 1.5m.
Hai bên cửa ra vào của mỗi khu vực bảo vệ lắp còi và đèn báo, còn chuông báo chỉ cần lắp bên trong cửa ra vào .Tại phía ngoài các cửa ra vào chính khu bảo vệ, lắp 1 nút dừng khẩn cấp và bộ khởi động điện bằng tay, mỗi khu bảo vệ chỉ lắp 1 bộ chuyển mạch tay/tự động của hệ thống.


2. Điều khiển bằng tay :
Điều khiển bằng tay, thực tế là điều khiển điện bằng tay. Khi nhấn nút khởi động bằng tay, hệ thống không thông qua thời gian chờ mà trực tiếp khởi động, xả khí.



3. Thao tác khẩn cấp :
Thao tác khẩn cấp thực tế là phương thức thao tác cơ, chỉ khi điều khiển tự động và bằng tay gặp sự cố, mới cần sử dụng thao tác khẩn cấp. Khi đó tác động trực tiếp lên bộ khởi động bằng tay của van xả trên tổ hợp bình chứa và van chọn lọc khu vực bảo vệ, để khởi động toàn bộ hệ thống chữa cháy bằng khí (khởi động van chọn khu trước rồi mới tới van xả tổ hợp bình chứa).


Đợi khi dập lửa xong, mở van điện hút khói và quạt hút khói để hút khói.
Trung tâm báo cháy có thể tiếp nhận 5 loại tín hiệu: báo cháy cấp 1, báo cháy cấp 2, tay/tự động, sự cố, phun.



Cám ơn nhiều!!!
Anh tham khảo thuyết minh này nhé
Nếu có gì bác chưa rõ thì liên hệ em nhé.

Võ Thúc Cương.

Phòng kỹ thuật|The Son Co., LTD.111A Tran Van Du St, Ward 13, Tan Binh District Ho Chi Minh City, Viet Nam
Mobile: +84 917.70.11.91Email: [email protected] | Website: www.tssvn.com
 

Đính kèm

  • 1.VNPT - Thuyet minh ky thuat FM200 LPG (UL-FM) (May 2016) (2).doc
    1.1 MB · Xem: 278
mình hỏi chút về hệ thống chữa cháy sử dụng CO2 sau khi xả CO2 thì hệ thống thông gió hút khí Co2 sau khi dập tắt đám cháy được tính toán như thế nào và có tiêu chuẩn nào quy định không? nhờ các chuyên gia PCCC!
 
Ðề: Xin hỏi về hệ thống chữa cháy FM200

Chất chữa cháy khí sạch được chứng nhận của EPA Mỹ trong “ bảng chứng nhận vật liệu mới thay thế” – (SNAP) cho phép sử dụng tại các khu vực có sự hiện diện thường xuyên của con người.
Tuân theo những quy định sau :
a) Chất chữa cháy phải là chất sạch được chứng nhận trong danh mục NFPA-2001
b) BS ISO 14520-1:2000 (E)
c) Chứng nhận FM và UL

Các thành phần cấu thành hệ thống được thiết kế dựa trên các kết quả tính toán phần mềm do Nhà sản xuất cung cấp. Phền mềm tính toán phải được chứng nhận UL/ FM và quá trình lắp đặt hệ thống phải được kiểm tra tính an toàn và các thông số kỹ thuật, được chứng nhận hoặc có trong danh mục kiểm tra thử nghiệm đầy đủ tại phòng thí nghiệm.
Thông số kỹ thuật:
- Tên hóa học: Heptafluoropropane (CF3CHFCF3)
- Trọng lượng phân tử: 170.03
- Điểm sôi @ 760 mm Hg: 2.55oF (-16.4oC)
- Điểm đông : -204oF (-131.1oC)
- Nhiệt độ tới hạn: 215oF (101.7oC)
- Áp suất tới hạn (psia): 422 psia (2912 kPa)
- Thể tích (ft3/lbm) (cc/mole): 0.0258 (274)
- Mật độ (lbm/ft3): 38.8 (621 kg/m3)
- Nhiệt độ hóa lỏng (BTU/lb-Fo) @ 77oF (25oC): 0.283 (1.184 kj/kg/oC)
- Nhiệt độ bay hơi (BTU/lb-oF) @ áp suất không đổi 1 ATM @ 77oF (25oC):0.1932 (0.808 kj/kg/oC)
- Heat of Vaporization (BTU/lb) at Boiling Point: 57.0 (132.6 kj/kg)
- Tính dẫn nhiệt (BTU/h ftoF) của chất lỏng @ 77oF (25oC): 0.040 (0.069w/moC)
- Viscosity, Liquid (lb/ft hr) @ 77oF (25oC): 0.443 (0.184 centipoise)
- Áp suất bay hơi (psia) @ 77oF (25oC): 66.4 (457.7 kPa)
- Khả năng tác động đến tầng Ozone: 0
- Đánh giá thời gian tác động (năm): 31-42
- LC50 (Rats; 4hrs – ppm): >800,000

Đặc điểm :
FM200 là giải pháp chữa cháy ưu việt trong tất cả các ứng dụng từ thiết bị điện tử độ nhậy cao tới các ứng dụng trong công nghiệp sử dụng chất lỏng dễ cháy. FM200 là vật liệu lý tưởng trong các ứng dụng tại các khu vực mà công việc dọn dẹp các chất dập cháy sau đám cháy là một vấn đề khó khăn, các khu vực yêu cầu chất dập cháy có khả năng dập cháy cao nhưng khối lượng nhỏ, các khu vực yêu cầu chất dập cháy không dẫn điện và các khu vực có sự hiện hữu của con người. Khi vấn đề môi trường được quan tâm, FM200 hữu dụng một cách đặc biệt. Nó hoàn toàn không tác động ảnh hưởng đến tầng OZONE, không tác động trong quá trình nóng lên của trái đất, và ảnh hưởng rất thấp đến bầu khí quyển. Các tính chất ưu việt giúp cho hệ thống thích hợp lắp mới, thay thế các hệ thống chữa cháy nước, và phù hợp cho cả việc thay thế các hệ thống chữa cháy bằng chất khí Halon 1301.
FM200 là chất khí hóa lỏng không mùi, không mầu, được lưu trữ dưới dạng chất lỏng và phát tán ra khu vực nguy hiểm dưới dạng khí không mầu, không dẫn điện. Sạch và không nhìn thấy. Sau khi chữa cháy, FM200 không lưu lại các chất thừa, không độc tính, phù hợp sử dụng trong các khu vực có người, các loại kho lưu trữ. FM200 dập tắt đám cháy bằng cách kết hợp cơ chế hóa học và vật lý. FM200 không thay thế oxy mà luôn duy trì mức oxy tối thiểu từ 16% đến 21% và vì thế nó an toàn đối với các khu vực có người.
FM200 là chất chữa cháy hiệu quả có thể sử dụng đối với hầu hết các dạng cháy. Nó hiệu quả đối với các đám cháy do chất lỏng dễ cháy, các chất cháy rắn. Dựa trên cơ sở khối lượng của chất chữa cháy, FM200 là chất chữa cháy rất hiệu quả thuộc thể khí. FM200 có mức độ đậm đặc cho ứng dụng dập tắt các dạng cháy là 6.25% - 7% theo thể tích. Mức độ đâm đặc ít nhất theo thiết kế cho hầu hết các ứng dụng chữa cháy phù hợp theo tiêu chuẩn NFPA 2001.
Mức độ độc hại của FM200 được so sánh với các chất chữa cháy khác. Thuộc tính LC50 của FM200 lớn hơn 800,000 ppm được đánh giá đối với người bị bệnh tim nhậy cảm qua các thử nghiệm được chấp nhận bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ. Kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng bệnh nhân tim chịu được FM200 cao hơn các chất chữa cháy khác và nó được chấp nhận sử dụng làm chất chữa cháy ở các khu vực có sự hiện diện của con người.
Chứng nhận :
- UL listed
- FM Approved
- USCG
- BS ISO 14520-1:2000(E)
- Jabatan Bomba dan Penyelamat Malaysia Approval and Certification

Lượng khí FM200 cần thiết để chữa cháy cho công trình được tính toán theo công thức :
W=V/S x C/(100-C)

Trong đó :
- W : Lượng khí chữa cháy FM200 (FM200) tính bằng lbs
- V: Thể tích khu vực cần bảo vệ tính theo m3
- C: Tỷ lệ chữa cháy tính theo % thể tích khu vực chữa cháy
- S: Tỷ trọng bay hơi theo ft3/lb : S = k2 + k2(t)
- Trong đó :
- k1 = 1.8850; k2 = 0.0046(t); t = nhiệt độ theo độ F
- 1 inch = 0,0254 mét
- 1 lb = 0,45359237 kg
- 1 ft = 0,3048 mét
- 1 độ Pha-ren-hét = -17,2222222 độ Xen-xi-út

Hi Bác,
Bác cho em hỏi thêm tí về cái công thức: W=V/S x C/(100-C)
Trong NFPA2001 phần phụ lục có rất nhiều công thức tính S, ở đây em thấy Bác tính : S = k2 + k2(t). Còn có một số người tính theo công thức S = 0.1269 + (0.0005*T)
Nhờ bác hướng dẫn để em hiểu rõ về giá trị này nha. Thanks bác
 
Hi Bác,
Bác cho em hỏi thêm tí về cái công thức: W=V/S x C/(100-C)
Trong NFPA2001 phần phụ lục có rất nhiều công thức tính S, ở đây em thấy Bác tính : S = k2 + k2(t). Còn có một số người tính theo công thức S = 0.1269 + (0.0005*T)
Nhờ bác hướng dẫn để em hiểu rõ về giá trị này nha. Thanks bác
k1,k2 là các hệ số nên với mỗi loại khí nó khác nhau. Bạn xem ở phần phục lục nó có riêng từng loại IG100, IG55...
 
Back
Bên trên